Đánh giá bmi trẻ em

  • Nhóm Nhi - Sơ Sinh
  • Lượt xem 797

CHỈ SỐ BMI Ở TRẺ EM KHÁC GÌ VỚI NGƯỜI LỚN?

.jpg)

1. Ý nghĩa của chỉ số BMI trẻ em?

Chỉ số BMI trẻ em hay chỉ số khối cơ thể nhằm mục đích đánh giá xem trẻ đó có nằm trong phạm vi cân nặng khỏe mạnh hay không. Chỉ số BMI cho thấy cân nặng của trẻ có phù với chiều cao của mình hay chưa điều này giúp trẻ có tầm vóc đẹp mà còn điều chỉnh cân nặng sao cho khoẻ mạnh.

Chỉ số BMI của trẻ em còn có thể giúp xác định xem trẻ đó có nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng của mình hay không.

Chỉ số BMI của trẻ em và người lớn có gì khác nhau? Cách tính chỉ số BMI của trẻ em bước đầu giống như cách tính chỉ số BMI của người lớn cũng dựa vào chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên đối với trẻ em, việc đánh giá BMI không đơn giản như người lớn do trẻ đang phát triển, BMI sẽ thay đổi theo độ tuổi và giới khi chúng lớn lên.

Do đó chỉ số BMI của trẻ được đánh giá tùy vào độ tuổi và giới tính của trẻ. Do vậy, ở trẻ em cần phải so sánh chỉ số BMI với một biểu đồ BMI theo tuổi và giới. Bạn có thể xem biểu đồ chỉ số BMI trẻ em để đánh giá kết quả tình trạng dinh dưỡng của trẻ đó.

2. Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em

Đánh giá bmi trẻ em

- Bước 1: Công thức tính chỉ số BMI \= Cân nặng (kg) / ( Chiều cao (m)* Chiều cao(m))

- Bước 2: Đánh giá tình trạng sinh dưỡng của trẻ em dựa vào biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi cho trẻ em

Sau khi chỉ số BMI được tính, nó được thể hiện dưới dạng phần trăm có thể thu được từ một biểu đồ.

Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi là chỉ số thường được sử dụng nhất để đo lường kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.

Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi ( từ 2 tuổi tới 20 tuổi) được biểu diễn như sau:

3. Kết quả chỉ số BMI

Đánh giá bmi trẻ em

Chỉ số BMI trong khoảng là tốt nhất là từ 5% đến 85%. Khi có một chỉ số BMI lý tưởng, với cân nặng và chiều cao cân đối, cơ thể trẻ sẽ ít nguy cơ bệnh tật, trẻ khỏe mạnh và năng động hơn.

- Khi BMI dưới 5%: Trẻ thuộc dạng thiếu cân. Những nguy cơ với người gầy, thiếu cân: Dễ bị mắc nhiều chứng bệnh như hạ huyết áp, loãng xương... do cơ thể không được nuôi dưỡng với đầy đủ dưỡng chất, các vitamin và khoáng chất cần thiết để tạo xương, suy yếu hệ miễn dịch nên dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng, khô tóc và khô da.

- Khi BMI trên 95%: Trẻ thuộc dạng thừa cân. Những nguy cơ với trẻ béo phì, thừa cân: Dễ bị rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành, tiểu đường hoặc huyết áp cao. Nếu mỡ tích tụ ở cơ hoành, trẻ sẽ bị giảm chức năng hô hấp, khó thở dễ khiến mắc bệnh ngưng thở khi ngủ, khiến não thiếu oxy, tạo hội chứng Pickwick. Các bệnh về đường tiêu hóa như: Sỏi mật (bản chất là sỏi cholesterol), ung thư đường mật cũng như những bất thường về gan, ruột như gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm gây đầy hơi, táo bón, các bệnh về đại trực tràng, ung thư đại trực tràng.

Đánh giá bmi trẻ em

4. Lời khuyên để giữ chỉ số BMI của trẻ ở phạm vi khỏe mạnh

Các chuyên gia khuyên rằng trẻ em ở mọi lứa tuổi tốt nhất là phát triển cân nặng trong giới hạn và nên giữ cân nặng trong tầm kiểm soát.

- Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đặc biệt rau và trái cây mỗi ngày. Ngay cả khi trẻ không thích ăn rau vẫn cần cung cấp, tạo thói quen cho trẻ. Mẹ trẻ cần đưa thêm trái cây hoặc rau với mỗi bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính.

- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Mỗi ngày nên dành ít nhất 1 giờ cho các hoạt động thể chất. Bắt đầu với thời lượng ít và tiếp tục tăng thời gian nếu cần.

- Không nên cho trẻ dùng đồ uống có đường, nước ngọt, trà và cà phê đều có thể được bỏ thêm đường, cần phải cảnh giác với chúng.

- Tránh ăn thức ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ.

- Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

5. Thấu hiểu chế độ dinh dưỡng cho bé trong những năm tháng đầu đời là vô cùng quan trọng, phòng khám dinh dưỡng Nhi khoa Phương Châu như một người bạn thân thiết:

- Khám và tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi cho bé

- Tư vấn hướng dẫn bé ăn dặm

- Điều trị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn

- Bác sĩ xây dựng thực đơn tại nhà cho bé

Có thể nói, xây dựng kế hoạch và một chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng là món quà tuyệt vời nhất mà chúng ta dành cho bé yêu. Việc hiểu rõ về chỉ số BMI của trẻ có thể xác định xem trẻ có nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng của mình hay không. Từ đó, bác sĩ phòng khám dinh dưỡng Phương Châu sẽ đánh giá tình trạng dinh dưỡng và điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập cho phù hợp giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, khôn lớn mỗi ngày.

________________

* Đặt lịch hẹn khám Nhi bằng nhiều cách:

- Gọi hoặc nhắn tin trong giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 7. Đăng ký lịch hẹn trước 02 giờ khi đến khám.