Đất phèn cần được cải tạo bằng cách nào vì sao

Tóm tắt lý thuyết

  • Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất
  • Chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng ven biển như Nam Định, Thái Bình, Cà Mau

Có 2 nguyên nhân chính hình thành đất mặn:

  • Do nước biển tràn vào
  • Do ảnh hưởng của mạch nước ngầm nên làm đất nhiễm mặn

Đất phèn cần được cải tạo bằng cách nào vì sao

Hình 1. Nguyên nhân gây nhiễm mặn tầng đất mặt

2. Đặc điểm, tính chất của đất mặn

  • Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao 50 – 60%
  • Dung dịch đất chứa nhiều muối tan: NaCl, Na2SO4
  • Phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm
  • Nghèo mùn, nghèo đạm
  • Hoạt động của vi sinh vật yếu

3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn

a. Biện pháp cải tạo:
  • Biện pháp thuỷ lợi: 
    • Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý
    • Nhằm ngăn nước biển tràn
    • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc rửa mặn
  • Biện pháp bón vôi
    • Bón vôi có tác dụng đẩy ion Na+ ra khỏi bề mặt keo đất
    • Sau đó tiến hành tháo nước vào ruộng để rửa mặn, sau 1 thời gian cần bổ sung chất hữu cơ cho đất sau khi bón vôi
  • Trồng cây chịu mặn: 
    • Làm giảm bớt Na trong đất sau đó sẽ trồng các cây trồng khác
    • Làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp
b. Sử dụng đất mặn
  • Đất mặn sau khi được cải tạo có thể sử dụng để trồng lúa (lúa đặc sản), cói
  • Nuôi trồng thuỷ sản
  • Vùng đất mặn ngoài đê: trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường

II - CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN

1. Nguyên nhân hình thành

  • Đất phèn là loại đất được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh
  • Các xác sinh vật này bị phân hủy giải phóng ra lưu huỳnh (S)
  • Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh (S) sẽ kết hợp với sắt (Fe) trong phù sa để tạo thành hợp chất pyrit (FeS2), trong điều kiện thoát nước, thoáng khí, FeS2 bị oxi hóa hình thành axit sunphuric (H2SO4) làm cho đất chua trầm trọng. Vì vậy, tầng chứa FeS2 còn được gọi là tầng sinh phèn

​2. Đặc điểm, tính chất đất phèn

  • Có thành phần cơ giới nặng
  • Tầng đất mặt: khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ
  • Đất rất chua, pH<4
  • Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng: Al3+, Fe3+, CH4, H2S
  • Hoạt động vi sinh vật rất kém

3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn

a. Biện pháp cải tạo
  • Biện pháp thuỷ lợi: Xây dưng hệ thống tưới tiêu nước để thau chua rửa mặn, xổ phèn (rửa phèn) và hạ thấp mạch nước ngầm
  • Bón vôi khử chua và làm giảm độc hại của nhôm tự do
  • Bón phân hữu cơ, đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu của đất
  • Cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nước mưa, nước tưới sẽ rửa trôi phèn
  • Lên luống (liếp)
    • Lật úp đất thành luống cao
    • Lớp đất phèn phía dưới được lật lên trên
    • Gốc rạ, cỏ dại bị úp xuống
    • Tạo thành lớp đệm hữu cơ
    • CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG: Khi tưới nước ngọt vào liếp, chất phèn được hòa tan và trôi xuống rãnh tiêu
b. Sử dụng đất phèn
  • Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, người ta, dùng đất phèn để trồng lúa. Nhân dân tại đây phối hợp nhiều phương pháp như: cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
  • Trồng cây chịu phèn

Lời kết

Sau khi học xong Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Nguyên nhân hình thành, đặc điểm tính chất của đất mặn và đất phèn
  • Biện pháp cải tạo, hướng sử dụng đất mặn và đất phèn

Việt Nam là quốc gia có diện tích đất phèn lớn. Vậy đất phèn là gì? Quá trình hình thành và biện pháp cải tạo đất nhiễm phèn như thế nào cho hiệu quả? Cùng humicgrowth.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Đất phèn cần được cải tạo bằng cách nào vì sao
Đất nhiễm phèn

Đất nhiễm phèn là đất chứa nhiều gốc sunfat (SO42-), độ PH thấp chỉ từ 2-3 và lượng chất độc Al3+, Fe2+, SO42 rất cao. Do đó, khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá vỡ, đất không mất khả năng tự làm sạch. Những điều này làm cho đất bị ô nhiễm, theo đó thực vật và vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt hàng loạt.

Cũng có trường hợp nước phèn từ những nơi khác đã gây nhiễm phèn cho môi trường sinh thái đất. Đất phèn phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

  • Thành phần cơ giới nặng.
  • Tầng đất mặn khi khô sẽ cứng, có nhiều vết nứt nẻ.
  • Độ pH đất <4, đất chua nghèo mùn và nghèo đạm.
  • Trong đất có chứa nhiều chất có hại cho cây trồng: Al3+, Fe3+, CH4, H2S.
  • Hoạt động của các vi sinh vật có lợi kém và quá trình phân hóa chất hữu cơ khó khăn.

Thứ nhất: Nguyên nhân khiến đất phèn hình thành và phát triển là do oxy hóa phèn tiềm tàng tại chỗ tạo ra axit H2SO4 chứa nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO42-

  • Chủ yếu ở những vùng địa mạo đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa sông có địa hình trũng, khó thoát nước.
  • Hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa kết hợp với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh) và muối phèn.
  • Do mực nước biển dâng lên và làm ngập đất, muối sunfat có trong nước biển trộn lẫn với các trầm tích đất chứa oxit sắt và các chất hữu cơ.

Thứ 2: Bên cạnh đó là sự tác động bởi quá trình sử dụng đất trồng trọt bà con nông dân. Khi người dân dùng các sản phẩm phân bón có chứa nhiều lưu huỳnh, lâu ngày do không cải tạo, đất bị phơi nhiễm và oxy hóa dẫn đến nhiễm phèn.

Đất phèn cần được cải tạo bằng cách nào vì sao
Ảnh hưởng của đất nhiễm mặn đối với cây trồng
  • Đất không thể tự cải tạo, nếu thiếu dưỡng chất nên cây không thể phát triển. Đất phèn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi và hấp thu dưỡng chất trong đất.
  • Đất phèn làm hạn chế khả năng trao đổi chất dinh dưỡng cây trồng. Cây trồng thường sinh trưởng và phát triển kém, mang lại sản lượng thấp.
  • Đất không thể tự cải tạo, thiếu dinh dưỡng, trong khi đó cây cần các chất này để sinh trưởng nên cây không thể phát triển. 
  • Một số hiện tượng thường xuất hiện ở cây trồng: chết mầm, chết mạ (cây lúa), vàng lá, chậm trổ bông,… 

Để trồng trọt thuận lợi trên vùng đất nhiễm phèn, biện pháp thủy lợi được ưu tiên đặt lên hàng đâu. Xây dựng hệ thống mương máng, kênh tưới, kênh tiêu song song đê rửa phèn trong đất và hạ thấp mạch nước ngầm.

Ngoài ra, cần đắp đê ngăn tình trạng nước biển tràn vào, nếu không đất sẽ không thể hết mặn và cây dẽ dần lụi đi.

Giải pháp hữu hiệu khác để cải tạo đất phèn là bón vôi. Mục đích chủ yếu là để cung cấp canxi việc giúp khử chua, giảm tính độc hại của hàm lượng sắt và nhôm tự do. Bà con nông dân cần dùng vôi theo định kỳ, bởi vôi cần lượng lớn và hiệu quả thì ngắn. Lưu ý sau khi bón vôi, người dân cần tiến hành tháo nước để rửa mặn và bổ sung chất hữu cơ cho đất.

Đất phèn cần được cải tạo bằng cách nào vì sao
Biện pháp cải tạo đất

Trường hợp đất không thể tự cải tạo được, về lâu về dài sẽ gây hại cho cây trồng. Do đó, bà con cần bổ sung phân bón phù hợp để bổ sung phù hợp. Theo chuyên gia nghiên cứu, dù đối với cây trồng nào cũng không được phép bỏ qua công đoạn bón phân cải tạo đất.

  • Gia tăng phân bón hữu cơ, phần chuồng, phân vi lượng, phân đạm, phân lân,… Giúp tăng lượng mùn giúp chất giữ dinh dưỡng tốt, tăng độ phì nhiêu. Cải thiện pH, tạo điều kiện vi sinh vật phát triển.
  • Bón phân cân đối, điều chỉnh phù hợp giữ N,,P,K để hợp lý cho cây trồng.
  • Tránh sử dụng phân chứ lưu huỳnh như đạm sunfat, phân kali,… Bón nhiều sẽ làm gia tăng chất độc, gây chết cây.
  • Một số sản phẩm phân bón tham khảo: phân chuồng, phân bón hữu cơ Humic, Super lân, phân lân,…

Đối với các biện pháp canh tác, việc quan trọng cần chú ý là làm đất. Tùy thuộc vào loại cây trồng để có các biện pháp: lên luống cây trồng, cày sâu, phơi ải,… Sau đó nhờ vào nước mưa hoặc lượng nước tưới tiêu sẽ giúp rửa chua cho đất, hạn chế sâu bệnh. 

Đối với cây trồng, bà con nông dân được khuyến khích nên trồng các loại cây có tính chống chịu phèn hoặc chua mặn tốt. Như vậy, dù là ở nơi địa hình thấp trũng ngập nước. Hay vùng đất địa hình cao, nếu chọn đúng loại cây phù hợp. Điều này sẽ giúp thúc đẩy khả năng tồn tại và phát triển của cây trồng.

Kỹ sư chuyên ngành nhà humicgrowth.vn chia sẻ quy trình cải tạo đất cơ bản cho bà con nông dân. Sau khi thu hoạch bà con nên phủ toàn vườn bằng một ít vôi. Tùy thuộc vào diện tích vườn, bón lượng vôi phù hợp. Thêm đó, bổ sung một lượng phân chuồng, phân bón hữu cơ. Để tăng cường hàm lượng hữu cơ đất, đẩy nhanh tốc độ cải tạo đất.

Bà con nông dân hãy nhớ thường xuyên áp dụng các biện pháp cải tạo đất được chia sẻ trên sau mỗi mùa vụ để có mùa màng bội thu nhé. Ngoài ra, nếu có thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp humicgrowth.vn để được chuyên gia hỗ trợ tư vấn!

Xem thêm: 3+ TIÊU CHÍ TRONG KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG MỚI NHẤT 2021