Dấu hiệu bắt đầu thân chương trình turbo pascal là

Chào mừng đến với loạt bài học lập trình Pascal. Chúng ta cùng bắt đầu bài học đầu tiên và đối với môn học nào cũng vậy, chúng ta đều tìm hiểu những khái niệm đầu tiên để tiếp cận và làm quen với những kiến thức của môn học. Vậy hôm nay, chúng ta cùng đến với những khái niệm tổng quát về ngôn ngữ lập trình Pascal.

I- Turbo Pascal

1. Nguồn gốc

Pascal là một trong các ngôn ngữ lập trình cấp cao được giáo sư Niklaus Wirth ở trường kĩ thuật Zurich (Thụy Sĩ ) thiết kế và công bố vào năm 1971. Ông đặt tên cho ngôn ngữ này là Pascal để tưởng nhớ đến Blaise Pascal, nhà toán học, triết học nổi tiếng của Pháp ở thế kỉ XVII, người đã sáng chế ra máy tính cơ khí đầu tiên cho nhân loại.​

 

Ngày nay, Pascal là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao ưu việt nhất trong lĩnh vực giảng dạy và lập trình chuyên nghiệp.​

2. Tính chất cơ bản:

a) Pascal là một ngôn ngữ có định kiểu rõ ràng :​

 

– Mọi biến và hằng của kiểu dữ liệu nào chỉ được gán các giá trị của đúng kiểu dữ liệu đó, không được tự do đem gán cho các giá trị của kiểu dữ liệu khác.​

 

– Việc định kiểu một cách chặt chẽ như vậy khiến cho người lập trình luôn luôn phải có các biểu thức tương thích với nhau về kiểu dữ liệu.​

 

b) Pascal là một ngôn ngữ thể hiện tư duy lập trình có cấu trúc :​

 

– Dữ liệu được cấu trúc hóa : từ dữ liệu đơn giản hoặc có cấu trúc đơn giản người lập trình có thể xây dựng các dữ liệu có cấu trúc phức tạp hơn.​

 

– Mệnh lệnh được cấu trúc hóa : từ các lệnh chuẩn đã có, người lập trình có thể nhóm chúng lại với nhau và đặt giữa hai từ khóa Begin và End khiến chúng trở thành một ngôn ngữ phức tạp hơn gọi là lệnh hợp thành hay lệnh ghép.​

 

– Chương trình được cấu trúc hóa : một chương trình có thể chia thành các chương trình con tổ chức theo hình cây phân cấp. Mổi chương trình con nhằm giải quyết một nhiệm vụ xác định cụ thể, điều này giúp cho người lập trình có thể giải quyết từng phần một, từng khối một và có thể cho nhiều người tham gia lập trình, mỗi người phụ trách một vài khối.​

3. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ Pascal :

a) Bộ kí tự :​

 

– Bộ 26 chữ Latin :​

 

Chữ lớn : A, B, C, …, Z
Chữ nhỏ : a, b, c, …, z​

– Kí tự gạch nối : –

– Bộ chữ số thập phân : 0, 1, 2, …, 9

– Các kí hiệu toán học : +, -, *, /, +, <, >, ( ), [ ]
b) Từ khóa :

– Từ khóa chung : Program, Begin, End, Procedure, Function …

– Từ khóa để khai báo : Const, Var, Type, Array, String, Record …

– Từ khóa của lệnh lựa chọn : If … Then … Else, Case … Of

– Từ khóa của của lệnh lặp : For … To … Do, While … Do

– Từ khóa điều khiển : With, Goto, Exit

– Từ khoá toán tử : And, Or, Not, In, Div, Mod

c) Tên chuẩn :

Trong Pascal có các tên chuẩn sau đây :

Boolean, Char, Integer, Word, Byte, Real, Text

False, True, Maxint

Abs, Arctan, Chr, Cos, Sin, Eof, Eoln

Exp, Ln, Odd, Ord

Round, Trunc, Sqr, Sqrt, Pred, Succ

Dispose, New, Get, Put, Read, Readln

Write,Writeln

Reset, Rewrite

d) Danh hiệu tự đặt :

Trong Pascal, để đặt tên cho các biến, hằng, kiểu, chương trình con người ta dùng các danh hiệu. Danh hiệu của Pascal được bắt đầu bằêng một chữ cái, sau đó là các chữ cái, chữ số, dấu nối.
II – Cấu trúc chương trình Pascal

1. Chương trình viết bằng Pascal gồm các phần sau:
Code:

Program Ten_chuong_trinh ;

(* Phần khai báo dữ liệu *)

Const …

Type …

Var …

(* Thân chương trình chính *)

Begin

  …

(* Các lệnh được viết ở đây *)

End

(* Kết thúc chương trình *)

· Ví dụ:

Code:

Program Ve_hinh ;

Var a, x : Integer ;

{-----------------------------------------}

Begin

Writeln ('*******') ;

Writeln ('* *') ;

Writeln ('* *') ;

Writeln ('*******') ;

End .

{-----------------------------------------}


2. Giải thích sơ lược từng phần của chương trình:

a) Phần tiêu đề:

Cho biết tên của chương trình

Ví dụ : Program Ve_hinh ;

Phần này luôn được bắt đầu bằng từ khóa Program và chấm dứt bằng dấu ” ; ”

Phần tiêu đề có thể không có cũng được.

b) Phần khai báo dữ liệu:

Khai báo một biến là xác định rõ xem biến đó thuộc kiểu dữ liệu nào. Một chương trình Pascal thường có các khai báo dữ liệu sau :

Const (* Khai báo hằng *)

Type (* Khai báo kiểu dữ liệu mới *)

Var {Khai báo các biến}

Phần khai báo có thể có hoặc không, tuỳ theo nhu cầu.

Ví dụ : Chương trình trên có các kiểu biến là a, x. Chúng thuộc kiểu dữ liệu Integer, tức là số nguyên​

 

d) Phần thân chương trình:

Nằm giữa Begin và End, là các lệnh mà chương trình cần thực hiện. Sau từ End là dấu chấm (.) để báo kết thúc chương trình.

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 Bài 3: Cấu trúc chương trình có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin 11 đạt kết quả cao.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phần tên chương trình nhất thiết phải có

B. Phần khai báo bắt buộc phải có

C. Phần thân chương trình nhất thiết phải có

D. Phần thân chương trình có thể có hoặc không

Trả lời:

Cấu trúc một chương trình gồm:

+ Phần khai báo : có thể có hoặc không

+ Phần thân: Bắt buộc phải có

Đáp án: C

Câu 2: Từ khóa USES dùng để:

A. Khai báo tên chương trình

B. Khai báo hằng

C. Khai báo biến

D. Khai báo thư viện

Trả lời:

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có sẵn một số thư viện cung cấp một số chương trình thông dụng đã được lập sẵn. Để sử dụng chương trình đó cần khai báo thư viện chứa nó. Ví dụ trong Pascal từ khóa USES dùng để khai báo thư viện, trong C++ là từ khóa # include.

Đáp án: D

Câu 3: Khai báo hằng nào là đúng trong các khai báo sau:

A. Const A : 50;

B. CONst A=100;

C. Const : A=100;

D. Tất cả đều sai

Trả lời: Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình. Cấu trúc khai báo hằng trong Pascal là: Const=;

Đáp án: B

Câu 4: Phần thân chương trình bắt đầu bằng ….và kết thúc bằng …?

A. BEGIN…END.

B. BEGIN…END

C. BEGIN…END,

D. BEGIN…END;

Trả lời:

Phân thân chương trình là dãy lệnh trong phạm vi được xác  định bởi cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc tạo thành thân chương trình. Ví dụ thân chương trình trong Pascal là cặp từ khóa “ BEGIN…END.” .

Đáp án: A

Câu 5:Chọn câu phát biểu hợp lí nhất?

A. Khai báo hằng thường được sử dụng cho một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình

B. Biến đơn là biến chỉ nhận những giá trị không đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình

C. Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị không đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình

D. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải có giá trị không đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình

Trả lời: Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình và có giá trị không đổi trong chương trình.

Đáp án: C

Câu 6: Chọn câu phát biểu hợp lí nhất?

A. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí

B. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải có một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình

C. Khai báo hằng thường được sử dụng cho kiểu của hằng

D. Biến đơn là biến chỉ nhận kiểu của hằng

Trả lời:

Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn.

Đáp án: A

Câu 7: Chọn câu phát biểu hợp lí nhất?

A. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải có giá trị không đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình

B. Biến đơn là biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình

C. Khai báo hằng thường được sử dụng cho đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí

D. Biến đơn là biến chỉ nhận kiểu của hằng

Trả lời:

Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn.

Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. Biến thường có giá trị thay đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình.

Đáp án: B

Câu 8: Xét chương trình Pascal dưới đây:

PROGRAM vi_du;

BEGIN Writeln ('Xin chao cac ban');

Writeln('Moi cac ban lam quen voi Pascal');

END.

Chọn phát biểu sai?

A. Khai báo tên chương trình là vi du

B. Khai báo tên chương trình là vi_du

C. Thân chương trình có hai câu lệnh

D. Chương trình không có khai báo hằng

Trả lời:

Khai báo tên chương trình là vi_du. Có hai câu lệnh để đưa ra màn hình hai câu:

‘ Xin chao cac ban

'Moi cac ban lam quen voi Pascal ’

Chương không có khai báo hằng, biến, thư viện…

Đáp án: A

Câu 9: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Trong phần khai báo, nhất thiết phải khai báo tên chương trình để tiện ghi nhớ nội dung chương trình

B. Dòng khai báo tên chương trình cũng là một dòng lệnh

C. Để sử dụng các chương trình lập sẵn trong các thư viện do ngôn ngữ lập trình cung cấp, cần khai báo các thư viện này trong phần khai báo

D. Ngôn ngữ lập trình nào có hệ thống thư viện càng lớn thì càng dễ viết chương trình

Trả lời:

+ Trong phần khai báo, không nhất thiết phải khai báo tên chương trình và dòng khai báo tên chương trình không là một dòng lệnh vì các lệnh được thực hiện trong thân chương trình → loại A. B.

+ Chưa chắc ngôn ngữ lập trình nào có hệ thống thư viện càng lớn thì càng dễ viết chương trình vì nó còn phụ thuộc vào ngôn ngữ, câu lệnh, từ khóa… của ngôn ngữ đó → loại D

+ Để sử dụng các chương trình lập sẵn trong các thư viện do ngôn ngữ lập trình cung cấp, cần khai báo các thư viện này trong phần khai báo

Đáp án: C

Câu 10: Chọn câu phát biểu hợp lí nhất?

A. Khai báo hằng thường được sử dụng cho một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình

B. Khai báo hằng còn xác định cả đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí

C. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải có một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình

D. Khai báo hằng còn xác định cả kiểu của hằng

Trả lời:

Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình và có giá trị không đổi trong chương trình. Khi Khai báo hằng còn xác định cả kiểu dữ liệu của hằng.

Đáp án: D

Xem thêm các bài Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 chọn lọc, có đáp án khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Dấu hiệu bắt đầu thân chương trình turbo pascal là

Dấu hiệu bắt đầu thân chương trình turbo pascal là

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.