Dấu hiệu bất thường sau sinh

Nội dung

  • 1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu sau sinh
  • 2. Chảy máu sau sinh bao lâu thì hết?
  • 3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
  • 4. Các cách để kiểm soát chảy máu

Chảy máu bình thường sau sinh thường bắt đầu ngay sau khi sinh, cho dù thai phụ sinh bằng đường âm đạo hay bằng phương pháp mổ lấy thai. Việc chảy máu nhiều, ra nhiều máu đỏ và cục máu đông là điều bình thường ngay sau khi sinh. Sau đó ít ngày, sản phụ sẽ bắt đầu nhận thấy lượng máu sẫm màu giảm dần. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể kéo dài trong vài tuần.

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu sau sinh

Chảy máu sau sinh là kết quả của việc tử cung thay thế lớp niêm mạc sau khi sinh con. Trong giai đoạn mang thai lớp niêm mạch gồm các mô  giữ cho thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố làm dày lớp niêm mạc tử cung để hỗ trợ nhau thai. Sau khi sinh, tử cung co lại về kích thước bình thường và bong ra các mô thừa mà nó không cần nữa. Nó cũng thay đổi lớp lót và co lại về kích thước bình thường. Quá trình này thường dẫn đến chảy máu sau sinh, có thể kéo dài khoảng 6 tuần và lưu lượng cũng như màu sắc của máu khác nhau ở mỗi phụ nữ.

Thai phụ cũng có thể bị chảy máu trong khi sinh. Trong khi sinh qua đường âm đạo, phụ nữ thường mất khoảng 500 ml máu và nhiều gấp đôi khi sinh mổ. 

2. Chảy máu sau sinh bao lâu thì hết?

Dấu hiệu bất thường sau sinh

Sau sinh, sản phụ ra máu có thể kéo dài hơn 6 tuần.

Tình trạng ra máu thường kéo dài 24 - 36 ngày, mặc dù có thể kéo dài hơn 6 tuần. Số lượng và loại máu chảy khác nhau ở mỗi thai kỳ, nhưng nó sẽ thay đổi theo thời gian.

Trong 6 tuần đầu sau sinh, tình trạng ra máu sau sinh có thể thay đổi theo những cách sau:

Ngày thứ nhất: Máu có thể có màu đỏ hoặc hơi nâu, có thể có một số cục máu đông và có thể phải thay băng vệ sinh thường xuyên.

Ngày thứ 2-6: Các cục máu đông có thể nhỏ hơn, lượng máu chảy ra có thể nhạt hơn và máu có thể có màu nâu sẫm hoặc đỏ hồng.

Ngày thứ 7-10: Chảy sản dịch và màu sắc có thể trở nên nhạt hơn.

Ngày thứ 11-14: Có thể chỉ ra máu nhẹ, máu vẫn có thể có màu nâu sẫm hoặc đỏ hồng.

Tuần 3-4: Chất dịch chảy ra có thể có màu trắng kem và lượng dịch chảy ra có thể nhạt hơn nhiều so với trước đó.

Tuần 5-6: Có thể ra máu màu nâu, đỏ hồng hoặc chảy dịch màu vàng kem, và nó có thể xảy ra không thường xuyên trong vài tuần.

3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Mặc dù chảy máu sau sinh là bình thường, nhưng chảy máu rất nặng hoặc đau có thể là dấu hiệu của hậu sản cần phải được kiểm tra và điều trị.

3.1 Chuột rút

Chuột rút sau sinh là hiện tượng phổ biến khi tử cung co lại về kích thước bình thường. Tuy nhiên, nếu chuột rút nghiêm trọng hoặc cơn đau kéo dài trong vài ngày sau khi sinh, sản phụ nên cho bác sĩ biết.

3.2 Xuất huyết sau sinh

Nếu sản phụ mất khoảng 470 ml máu trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, có thể là xuất huyết sau sinh. Hãy cho bác sĩ biết ngay nếu sản phụ phải thay miếng lót thai sản thường xuyên hơn một lần một giờ do chảy máu sau sinh. Điều đặc biệt quan trọng là phải được điều trị nếu chảy máu sau sinh xảy ra các dấu hiệu sau:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Đau dạ dày
  • Chóng mặt
  • Cảm thấy mờ nhạt
  • Nhịp tim không đều
  • Nhiều cục máu đông

Những vấn đề này cho thấy xuất huyết có thể nghiêm trọng và cần được điều trị. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và xử lý để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây xuất huyết sau sinh.

3.3 Nhiễm trùng

Nếu sản dịch có mùi hôi có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể gây ra viêm nội mạc tử cung, tức là tình trạng viêm của niêm mạc tử cung. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, sản phụ cần rửa tay thật sạch trước và sau khi đi vệ sinh và thay băng vệ sinh, móng tay cắt ngắn, không đeo đồ trang sức trên tay hoặc cổ tay trong thời gian này và tránh chạm vào bất kỳ vết khâu hoặc băng.

Các yếu tố nguy cơ đáng kể đối với nhiễm trùng sau sinh bao gồm:

  • Chuyển dạ kéo dài
  • Sinh mổ
  • Trẻ thải phân su trong quá trình sản phụ sinh nở
  • Băng huyết sau sinh
  • Đứt eo tử cung nghĩa là sau khi sinh tử cung không co lại. Nguyên nhân có thể do một số nhau thai còn sót lại trong tử cung hoặc do phẫu thuật. Đây có thể là một vấn đề nghiêm trọng và có thể dẫn đến xuất huyết sau sinh.

4. Các cách để kiểm soát chảy máu

Dấu hiệu bất thường sau sinh

Sau sinh, sản phụ cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe.

Sản phụ thường có thể kiểm soát chảy máu sau sinh thường xuyên như thể có kinh. Nghỉ ngơi, thực hành vệ sinh tốt và giải quyết từng triệu chứng riêng. Nếu sau khi khám bác sĩ đánh giá chảy máu có thể là dấu hiệu hậu sản, bác sĩ sẽ xoa bóp để giúp tử cung co lại, kê đơn thuốc để hạn chế lưu lượng máu từ các mạch cung cấp cho tử cung, kiểm tra xem nhau thai đã trôi qua hoàn toàn trong khi sinh chưa. Trong trường hợp phức tạp hơn, bác sĩ có thể xem xét đến khả năng phẫu thuật.

Một loạt các vấn đề có thể gây ra chảy máu quá nhiều sau sinh. Trên thực tế, vận động quá sức có thể gây ra sự gia tăng tạm thời. Điều này thường được khắc phục bằng cách ổn định và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu máu chảy rất nhiều hoặc kèm theo đau hoặc các triệu chứng khác, sản phụ cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng