Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dau-hieu-thai-phat-trien-tot-3-thang-giua/

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Minh Phúc - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Tam cá nguyệt thứ 2 được tính từ tuần 13 đến hết tuần 27 của thai kỳ. Ở giai đoạn ba tháng giữa, giới tính thai nhi cũng đã có thể nhìn thấy rõ ràng và thai phụ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi.

Dưới đây là những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng giữa:

Tuần thứ 13 của thai kỳ (tương đương tuần thứ 11 sau thụ tinh), thai nhi bắt đầu có hiện tượng uống nước ối và bài xuất nước tiểu vào buồng ối, đúng vậy, và lại uống, tạo thành chu kỳ!

Xương của thai nhi bắt đầu cứng chắc hơn, đặc biệt là xương sọ và các xương dài. Da của thai nhi tuy vẫn còn mỏng và dễ nhìn xuyên qua, nhưng nó sẽ sớm dày lên.

Tuần thứ 14 của thai kỳ (tương đương 12 tuần sau thụ tinh), cổ của thai nhi định hình rõ ràng hơn, và chi dưới cũng phát triển khá nhiều. Lách thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu.

Trong tuần này hoặc tuần kế tiếp của giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, giới tính thai nhi sẽ nhìn thấy được rõ ràng (mặc dù thực chất, giới tính thai nhi được quyết định bởi vật chất di truyền, do đó ngay khi thụ tinh giới tính thai nhi đã được xác định!).

Tại thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 87 mm và nặng khoảng 45 g.

Tuần thứ 15 của tam cá nguyệt thứ 2 (tương đương 13 tuần sau thụ tinh), thai nhi sẽ phát triển rất nhanh. Xương tiếp tục phát triển hơn nữa, và sẽ có thể nhìn thấy dưới hình ảnh siêu âm sau một thời gian nữa. Phần da đầu có tóc của thai nhi cũng bắt đầu hình thành.

Tuần thứ 16 của thai kỳ (tương đương 14 tuần sau thụ tinh), đầu của thai nhi cứng lên. Mắt của thai nhi có thể chuyển động từ từ. Tai của thai nhi cũng tiến vào những bước hoàn thiện cuối cùng.

Tứ chi của thai nhi có khả năng chuyển động cùng nhau và có thể nhìn thấy trong quá trình siêu âm. Tuy nhiên những vận động này còn quá nhỏ nên thai phụ sẽ khó cảm nhận được.

Vào thời điểm tuần thứ 16 này, thai nhi có chiều dài khoảng 120 mm và nặng khoảng 110 g.

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Tuần thứ 16 của thai kỳ (tương đương 14 tuần sau thụ tinh), đầu của thai nhi cứng lên

Tuần thứ 17 của thai kỳ (tương đương 15 tuần sau thụ tinh), móng chân của thai nhi bắt đầu xuất hiện.

Thai nhi trong buồng ối vận động nhiều hơn, bắt đầu lăn, xoay, lật. Trái tim thai nhi giờ đây có thể bơm khoảng 100 pint máu mỗi ngày (~ 47 - 48 lít máu mỗi ngày)

Tuần thứ 18 của thai kỳ (tương đương 16 tuần sau thụ tinh), tai của thai nhi bắt đầu lồi ra bên ngoài, và thai nhi bắt đầu có khả năng nghe. Mắt của thai nhi bắt đầu nhìn về phía trước, và hệ tiêu hóa cũng bắt đầu hoạt động.

Vào tuần thứ 18 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 140 mm và nặng khoảng 200 g là những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng giữa

Tuần thứ 19 của thai kỳ (tương đương 17 tuần sau thụ thai), thai nhi phát triển chậm lại.

Một lớp trơn nhờn, giống như pho mát xuất hiện, bao phủ lên da thai nhi gọi là lớp chất gây (vernix caseosa). Lớp chất gây có tác dụng bảo vệ làn da nhạy cảm của thai nhi trước sự ma sát, nứt nẻ hoặc dày cứng do tiếp xúc với dịch ối.

Với thai nhi nữ, tử cung và khoang âm đạo dần hình thành trong tam cá nguyệt thứ 2

Tuần thứ 20 của thai kỳ (tương đương 18 tuần sau thụ tinh), là dấu mốc đã qua một nửa chặng đường mang thai. Lúc này thai phụ có thể cảm nhận được sự cử động của thai nhi. Thai nhi sẽ luân phiên ngủ và thức tỉnh, và tất nhiên, thai nhi có thể bị đánh thức dậy bởi tiếng ồn hoặc các cử động của thai phụ.

Vào thời điểm này, thai nhi có chiều dài khoảng 260 mm và nặng khoảng 320 g.

Tuần thứ 21 của thai kỳ (tương đương 19 tuần sau thụ tinh) toàn thân thai nhi được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm. Lớp lông tơ này có vai trò giúp giữ lớp chất gây trên da thai nhi.

Phát xạ mút của thai nhi cũng được hình thành. Thai nhi bắt đầu có hành động mút ngón tay cái.

Tuần thứ 22 của thai kỳ (tương đương 20 tuần sau thụ tinh), tóc và lông mày thai nhi có thể nhìn thấy được. Lớp mỡ nâu cũng hình thành có vai trò giữ nhiệt.

Với thai nhi nam, tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống dưới.

Tại thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 280 mm và nặng khoảng 460 g.

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Tuần thứ 23 là khoảng thời gian quan trọng khi mang thai 3 tháng giữa

Tuần thứ 23 của thai kỳ (tương đương 21 tuần sau thụ tinh) mắt thai nhi bắt đầu có những chuyển động nhanh. Các đường rãnh cũng bắt đầu xuất hiện ở bàn tay và bàn chân, sau này sẽ trở thành yếu tố sinh trắc học vô cùng quan trọng, đó là vân tay và vân chân.

Đây là khoảng thời gian quan trọng khi mang thai 3 tháng giữa. Thai nhi có thể bắt đầu xuất hiện nấc, gây ra những chuyển động giật đột ngột.

Tuần thứ 24 của thai kỳ (tương đương 22 tuần sau thụ tinh) da thai nhi xuất hiện các nếp nhăn, không còn trong suốt như trước, và có màu hồng hoặc đỏ (là màu của máu trong các mao mạch).

Tại thời điểm này, thai nhi có chiều dài khoảng 300 mm và nặng khoảng 630 g.

Tuần thứ 25 của thai kỳ (tương đương 23 tuần sau thụ tinh), thai nhi có thể cử động để đáp lại những âm thanh quen thuộc như giọng nói của mẹ.

Giấc ngủ của thai nhi lúc này đa phần là pha ngủ mắt chuyển động nhanh (REM) (là một pha của giấc ngủ, khi đó nhãn cầu chuyển động rất nhanh dù mắt vẫn nhắm).

Tuần thứ 26 của thai kỳ (tương đương 24 tuần sau thụ tinh) phổi của thai nhi bắt đầu sản xuất surfactant - là một chất giữ cho các phế nang có thể giãn ra khi hít vào và không bị xẹp hay dính khi thở ra.

Tại thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 360 mm và nặng khoảng 760 g.

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Tuần thứ 27 của thai kỳ (tương đương 25 tuần sau thụ tinh) là cột mốc kết thúc mang thai ba tháng giữa

Tuần thứ 27 của thai kỳ (tương đương 25 tuần sau thụ tinh) là cột mốc kết thúc mang thai ba tháng giữa. Lúc này hệ thần kinh của thai nhi tiếp tục trưởng thành. Lớp mỡ của thai nhi bắt đầu xuất hiện, khiến cho da của thai nhi trông mịn, mượt hơn.

Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.

Mọi thông tin chi tiết về các gói thai sản trọn gói, Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org và babycenter.com

5 giác quan của bé phát triển như thế nào trong thai kỳ?

5 yếu tố ảnh hưởng chỉ số cân nặng thai nhi

XEM THÊM:

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu là quan tâm rất của rất nhiều mẹ bầu khi ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Giai đoạn này rất quan trọng và mẹ bầu cần lưu ý nhiều vấn đề. Trong bài biết này chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin giúp bạn nắm được những dấu hiệu cho biết thai nhi trong bụng khỏe mạnh khi ở 3 tháng đầu.

1. Những cột mốc cần nhớ khi thai nhi ở 3 tháng đầu

Dù là giai đoạn đầu thai kỳ nhưng nó sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi sau này. Chính vì vậy mà mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm và chú ý tới giai đoạn 3 tháng đầu nhạy cảm này. Trước khi tìm hiểu xem đâu là các dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu, chúng ta cùng khám phá sự thay đổi ở bé yêu trong giai đoạn này nhé.

Ngoài ra đây cũng là giai đoạn rất khó khăn đối với các mẹ bầu vì trong thời gian thai nghén. Cơ thể mẹ bầu khi ở 3 tháng đầu thường có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, cùng với những lo lắng, kiêng cữ. Cũng trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên này, thai nhi trong bụng người mẹ đã từ một tế bào phát triển thành hình hài rõ rệt, có giới tính.

Khi thai nhi ở 3 tháng đầu, mẹ bầu nên nhớ những cột mốc quan trọng như sau:

– Thai nhi trong bụng sẽ có chiều dài khoảng 7,6 cm và nặng khoảng 28 gram khi ở tuần thứ 12.

– Ở giai đoạn 3 tháng đầu, móng chân móng tay của trẻ đã bắt đầu phát triển. Bên cạnh đó 2 mắt sẽ di chuyển và tiến lại gần nhau hơn.

– Dù vẫn nằm trong bụng mẹ nhưng ở thời điểm này thận của thai nhi trong bụng mẹ cũng đã bắt đầu sản xuất nước tiểu.

– Thai nhi cũng dần xuất hiện các phản xạ và đầu tiên đó chính là việc mút tay.

– Vào những tuần cuối của 3 tháng đầu tiên, thai nhi đã bắt đầu thực hiện được những cử động như duỗi người, duỗi chân nhưng người mẹ có thể vẫn chưa cảm nhận được.

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

3 tháng đầu là giai đoạn rất quan trọng trong thời gian mang thai

2. Những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu

Khi thai nhi lớn dần lên sẽ có những thay đổi rõ rệt để mẹ bầu nhận biết. Dưới đây là những dấu hiệu thai khỏe mạnh 3 tháng đầu để mẹ bầu nắm được.

Ốm nghén: dấu hiệu cơ bản thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu

Giai đoạn 3 tháng đầu chính là thời điểm mẹ bầu bị ốm nghén, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn. Tuy nhiên bạn không cần phải lo lắng bởi vì ốm nghén lại chính là một trong những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén ở 3 tháng đầu không rõ ràng, tuy nhiên người ta cho rằng thủ phạm gây ra đó chính là hóc môn chorionic gonadotropin.

Cơn ốm nghén xuất hiện có thể gây ra phiền toái và mệt mỏi cho những mẹ bầu. Tuy nhiên bạn hãy cảm thấy vui khi xuất hiện ốm nghén vì nó cho thấy thai nhi trong bụng đang phát triển một cách khỏe mạnh. Thậm chí một số chuyên gia còn cho rằng trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nào càng có dấu hiệu ốm nghén, buồn nôn nhiều thì tỷ lệ sinh non, sảy thai càng thấp.

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Cơn ốm nghén xuất hiện có thể gây ra phiền toái và mệt mỏi cho những mẹ bầu

Cân tăng đều đặn

Một dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu khác mà mẹ bầu nên nắm được đó là cơ thể tăng cân đều đặn. Đối với phụ nữ mang thai thì việc tăng cân là rất bình thường, không thể tránh khỏi. Nhưng ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu thường không tăng cân nhiều so với giai đoạn 3 tháng giữa và cuối. Để biết trong 3 tháng đầu cần tăng cân như thế nào cho hợp lý thì mẹ bầu có thể dựa vào chỉ số BMI.

Nếu trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu tăng được từ 0,3 đến 0,5 kg một tuần thì đó là dấu hiệu bình thường cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Nhịp tim của trẻ

Theo dõi nhịp tim của thai nhi trong bụng cũng là dấu hiệu để mẹ bầu biết được bé có đang phát triển khỏe mạnh hay không.

Tim thai của trẻ sẽ phát triển theo từng giai đoạn và nhịp tim cũng có sự thay đổi. Chính vì vậy mà mẹ bầu nên đi siêu âm để biết được nhịp tim của trẻ ở giai đoạn cụ thể như thế nào.

Các chỉ số siêu âm ổn định là dấu hiệu thai nhi rất khỏe mạnh 3 tháng đầu

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của ngành y tế, các bà mẹ có thể biết được sự phát triển của thai nhi trong bụng với phương pháp siêu âm. Thời gian 3 tháng đầu rất quan trọng trong giai đoạn mang thai, vì vậy các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu nên đi siêu âm ít nhất 1 lần trong giai đoạn này.

Khi đi siêu âm giai đoạn 3 tháng đầu, các chỉ số sẽ cho biết thai nhi trong bụng mẹ có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Nếu các chỉ số siêu âm ổn định thì đây cũng chính là một trong những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu.

Ngoài ra khi đi siêu âm thai ở 3 tháng đầu còn giúp bác sĩ có thể phát hiện được những bất thường, vấn đề về sức khỏe của mẹ bầu để từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp nhất.

Ngực bị căng tức

Cơ thể chị em bắt đầu có những thay đổi rõ rệt khi bước vào thai kỳ. Và ngực của người mẹ có những biểu hiện rõ ràng nhất để chuẩn bị sản sinh sữa cho em bé bú. Khi đó ngực người mẹ sẽ có dấu hiệu căng tức bởi sự gia tăng của hóc môn trong cơ thể ở giai đoạn mang thai. Khi đó mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu như núm vú đổi màu, trở nên thâm sạm hơn, không còn hồng hào như thời con gái. Kích thước vú và núm vú thay đổi, trở nên to hơn.

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Ngực của người mẹ sẽ có sự thay đổi trong suốt quá trình mang thai

Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu nên mẹ bầu hoàn toàn không cần phải lo lắng. Bởi vì khi thai nhi phát triển khỏe mạnh thì cơ thể của người mẹ, đặc biệt là bầu ngực cũng sẽ thay đổi, trở nên căng tức và lớn hơn. Vì vậy nếu thấy ngực bỗng nhiên mềm đi thì bạn cần cẩn thận, đi khám bác sĩ vì rất có thể đây là dấu hiệu của sảy thai.

 Những cơn đau nhẹ

Mẹ bầu cũng sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ khi ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Các cơn đau đến với mẹ bầu như đau lưng, chuột rút, đau xương chậu, đau đầu,… Mặc dù so với giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, các cơn đau của 3 tháng đầu có thể nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn không tránh khỏi mệt mỏi, khó chịu cho mẹ bầu.

Hiện tượng này rất bình thường và phổ biến ở phụ nữ mang thai, vì vậy bạn không cần phải lo lắng khi thấy cơ thể có những cơn đau nhẹ như vậy. Nó chỉ là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh giúp bạn yên tâm hơn.

Mẹ bầu thường xuyên đi tiểu

Thường xuyên đi tiểu cũng là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu mà không phải mẹ bầu nào cũng biết. Sở dĩ khi mang thai, người mẹ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu là do sự chèn ép của các bộ phận xung quanh. Triệu chứng thường xuyên đi vệ sinh này sẽ không chỉ xuất hiện ở 3 tháng đầu mà nó còn kéo dài đến khi sinh. Thế nhưng bạn cũng không cần phải cảm thấy nó lắng bởi vì đó chỉ là dấu hiệu rất bình thường của cơ thể người phụ nữ khi mang thai. Thậm chí nó còn chứng tỏ thai nhi trong bụng của bạn đang phát triển rất tốt.

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Thường xuyên đi tiểu cũng là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh mà không phải mẹ bầu nào cũng biết

Có hiện tượng khó tiêu, ợ nóng

Hiện tượng khó tiêu, ợ nóng có thể xuất hiện sau khi ăn uống ở các mẹ bầu. Đây là hiện tượng gây ra sự khó chịu không ít đối với người mẹ khi mang thai. Nhưng đây lại là dấu hiệu thai nhi rất khỏe mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ mà bạn nên cảm thấy vui. Nó cho thấy các hóc môn trong cơ thể bạn vẫn đang hoạt động bình thường khiến cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại.

Trên đây là những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên nắm được. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào kể trên thì đồng nghĩa bạn đã có giai đoạn mang thai 3 tháng đầu khỏe mạnh, bé yêu đang phát triển bình thường. Hy vọng với thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn bổ sung kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và bé yêu trong bụng.