Đậu phụ sốt tứ xuyên tên tiếng anh là gì

Một trong những món ăn nổi tiếng của Tứ Xuyên. Công thức này khá là cầu kì,muốn đạt chuẩn phải có đầy đủ gia vị của Tàu, đặc biệt là Doubanjiang và Douchi, Vn mình hay gọi là tàu xì. Mình đã cố tìm hiểu sản phẩm thay thế nhưng tiếc là ko có. Mất đi một trong 2 hay cả 2 là mất đi linh hồn món ăn, giống như ta nấu phở mà ko có quế hồi thảo quả ấy, gần như ko còn mùi vị Mapo tofu nữa. Bạn nào ở nước ngoài mình nghĩ sẽ dễ tìm nguyên liệu hơn đó, hoặc ai ở Vn có cơ hội sang Tàu nên mua ít gia vị về dùng.

Mapo tofu có 2 bản: bản Tàu và bản Nhật. Tàu ko dùng dầu hào nhưng Nhật thì có. Ngoài ra đậu lên men của 2 nơi dùng cũng khác nhau. Dưới đây mình làm bản của Tàu

Nguyên Liệu

  1. 1 miếng đậu hũ lụa(~450gr)
  2. nếu ko có thì thay bằng thịt lợn
  3. 1/2 tbsp Douchi**(tàu xì)
  4. ko có thì thay tiêu thường
  5. 1 tbsp xì dầu(light soy sauce)
  6. 4 cây hành lá hoặc tỏi lá**
  7. 2 tép tỏi tây(tỏi ta thêm nhiều hơn)
  8. 1 tsp đường(trung hòa độ cay)

Hướng dẫn nấu nướng

  1. Bước 1 Doubanjiang là loại sốt(paste) được làm từ đậu răng ngựa và đậu nành. Có tên tiếng anh là Broad bean paste.
  2. Bước 2 Nó trông như thế này
  3. Bước 3 Douchi (Tàu xì) là hạt đậu nành đen lên men. Là gia vị ko thể thiếu trong món ăn Tứ Xuyên. Ở đây bạn có thể mua sốt tàu xì ngâm trong dầu tỏi hoặc tàu xì nguyên hạt
  4. Bước 4 Đậu hũ cắt miếng ô vuông khoảng 2cm, thả vào nước đang sôi 1-2 phút cùng với chút muối để giữ cho đậu vẫn mềm và ko bị vỡ khi nấu. Sau đó vớt ra để ráo
  5. Bước 5 Thịt bò xay nhuyễn. Ướp với 1 chút muối và dầu vừng
  6. Bước 6 Hạt tiêu Xuyên rang lên thật thơm rồi xay nhuyễn. Bạn nào ko có thì thay tiêu thường
  7. Bước 7 Cho dầu ăn vào chảo. Cho thịt bò vào đảo đến khi thịt săn lại thì trút ra tô riêng. Còn dầu ta giữ lại trong chảo
  8. Bước 8 Cho tiếp doubanjiang vào đảo tầm 1 phút ở lửa nhỏ. Sau đó cho tỏi băm, gừng băm, hành băm và douchi vào phi thơm. Sau đó cho ớt bột vào đảo đều
  9. Bước 9 Cho đậu phụ vào, đảo nhẹ. Sau đó cho nước vào đun đến khi sôi thì cho thịt bò và xì dầu vào. Đun nhỏ lửa tầm 5-10 phút
  10. Bước 10 Lá tỏi hoặc hành thái nhỏ. Theo mình được nghe nói thì ng dân vùng Tứ Xuyên thường cho lá tỏi vào món này hơn là hành. Tuy nhiên mình chưa đến đó bao giờ nên ko chắc lắm. Bột ngô hòa với 1 chút nước. Sau đó đổ từ từ vào chảo, khuấy đều tay, khi nào nước bắt đầu quánh lại ta cho lá tỏi/ hành vào.

Bước 11

Nếm lại cho vừa vị. Nếu quá nhạt ta thêm ít muối. Nếu quá cay ta cho đường vào để giảm độ cay. Cho món ăn ra đĩa. Rắc tiêu lên và ăn kèm với cơm. Chúc cả nhà ngon miệng nhé ❤

Theo đánh giá của CNN Travel, ẩm thực Trung Hoa đứng thứ 2 trong 10 nền ẩm thực quốc gia ngon nhất thế giới. Tuy ẩm thực còn tuỳ thuộc vào khẩu vị của mỗi người, nhưng ẩm thực Trung Hoa có đứng thứ 1 hay thứ 2 thì cũng không có gì phải bàn cãi nhiều. Với lịch sử tới hàng ngàn năm, mỹ thực Trung Hoa từ lâu đã nổi tiếng thế giới, nhất là khi sự thông thương với thế giới bên ngoài qua “con đường tơ lụa” được hình thành từ rất lâu.

Ẩm thực Trung Hoa được biết đến nhiều không chỉ ở Trung Quốc, mà còn ở các China Town tại các quốc gia khác trên thế giới, qua phim ảnh, và qua cả các tác phẩm văn học. Nếu ai đã đọc một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc, một trong những sách bán chạy nhất của thời đại: Hồng Lâu Mộng, hay tên gốc là Thạch Đầu Ký do Tào Tuyết Cần viết 80 hồi đầu và Cao Ngạc viết 40 hồi sau rồi soạn thành sách (theo Wikipedia), thì ngoài câu chuyện tình yêu trắc trở giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc, hay tái hiện cuộc sống của đại gia đình thượng lưu họ Giả thời Minh từ đỉnh cực thịnh tới lúc suy vong, Hồng Lâu Mộng dưới ngòi bút của Tào Tuyết Cần đã thể hiện một Trung Hoá với nhiều nét văn hoá sâu và đặc sắc. Một trong những nét văn hoá đó chính là văn hoá ẩm thực. Xen kẽ trong các chương hồi của Hồng Lâu Mộng, là những món ăn Trung Quốc rất hấp dẫn. Thậm chí, đã từng có trào lưu tái hiện lại các món ăn trong Thạch Đầu Ký ở các Đại Tửu Lầu, các Nhà hàng sang trọng của Trung Quốc.

Một ví dụ trong hồi thứ 41 của Hồng Lâu Mộng:

“Am Lương Thuý, Bảo Ngọc thưởng trà ngon

Viện Di Hồng, già Lưu say rượu ngủ”

Trong hồi này, văn hoá thưởng trà và sự cầu kì trong ẩm thực Trung Hoa. Nếu nói về thưởng trà, Tào Tuyết Cần bản thân là chuyên gia trà đạo, đã đề cập đến trà đạo theo thống kê trong 273 phân đoạn, mặc dù mình là người không am hiểu về trà, nhưng rất thích một đoạn thể hiện sự tinh tế, cầu kì về nước để pha trà. Khi Đại Ngọc uống ly trà do Diệu Ngọc pha,

“Đại Ngọc hỏi:

⁃ Đây cũng là nước mưa năm ngoái phải không?

Diệu Ngọc cười nhạt:

⁃ Cô mà lại là người rất tục, nước uống không biết nếm. Đó là tuyết ở trên hoa mai mà 5 năm về trước tôi lấy ở chùa Huyền Mộ Bàn Hương đấy, chỉ chứa đầy một lọ hoa màu xanh. Tôi chôn xuống đất để dành mãi, không uống, đến hè năm nay mới đào lên. Tôi chỉ uống một lần, hôm nay là lần thứ 2, cô nếm cũng không biết à? Nước mưa năm ngoái làm gì có hương vị mát dịu như thế? Uống thế nào được?

Hay, với món cà tím xào mà Phượng Thư mời Già Lưu thưởng thức, vừa thể hiện sự xa hoa, cầu kì, nhưng cũng đặc sắc của bếp ăn nhà quý tộc.

“Có khó gì đâu cứ đến tháng tư, tháng năm, bà hái cà về gọt vỏ bỏ núm, chỉ lấy ruột thôi, đem thái nhỏ như sợi tóc, phơi thật khô. Sau đó bắt một con gà mẹ, ninh ra nước và hấp cà lên, xong đem ra phơi, chín lần phơi, chín lần hấp, lại đem phơi thật khô, rồi bỏ vào trong lọ sứ bịt thật kín. Khi ăn sẽ lấy một thìa trộn với thịt gà xào mà ăn.” Già Lưu sau đó nhẩm tính và thốt lên là một bát cà xào cũng phải mất hết đến chục con gà mới có hương vị ngon như vậy.

Trong bài viết này, một món ăn Trung Quốc mình muốn nói đến, cũng là một món ngon đặc sắc, nhưng lại khá bình dân là món: Đậu Hũ Sốt Tứ Xuyên – Mapo Tofu. Những năm 1999-2000, nếu ai là fan của TVB, có thể đã xem bộ: Kim Ngọc Mãn Đường với sự tham gia của Âu Dương Chấn Hoa. Kịch bản bộ phim xoay quanh câu chuyện của nhân vật chính Đái Đông Quan, người có “chiếc lưỡi Hoàng đế” có thể nếm chính xác vị các món ăn, và những thăng trầm xung quanh anh và những người thân, thậm chí cả với Vua. Món ăn Kim Ngọc Mãn Đường cũng chính là món Đậu Hũ Tứ Xuyên.

Đậu phụ sốt tứ xuyên tên tiếng anh là gì

Đậu Hũ Tứ Xuyên, phiên âm Mapo Tofu, hay còn gọi là đậu hũ Ma Bà. Nguồn gốc của món ăn này khởi nguồn từ một quán ăn nhỏ thế kỷ 19 – Đồng Trị, ở Tứ Xuyên. Chủ quán là bà Chen mặt rỗ, nên người dân xung quanh gọi bà là Chen Mapo (bà Chen có bộ mặt rỗ). Bà Chen trong một lần thấy trong kho còn dư khá nhiều đậu hũ non, nên mới nghĩ ra món để làm với đậu hũ non cho hết số đậu này. Do Tứ Xuyên nổi tiếng là ẩm thực có nhiều loại ớt, tiêu đem lại nhiều vị cay tê khác nhau, nên bà Chen mới lấy thịt lợn băm nhuyễn, trộn với xì dầu, hồ tiêu, xuyên tiêu, đem xào thành loại nước sốt thịt, trộn với đậu hũ non và tạo thành món Mapo Tofu, chính xác là Chen Mapo Tofu – Món đậu hũ của bà Chen mặt rỗ.

Món ăn nhanh chóng được ưa chuộng và quán của bà trở nên nổi tiếng. Vị thanh mát của đậu hũ non, kèm vị bùi, ngậy của thịt heo băm, mặn, ngọt của xì dầu và đường, kèm theo vị cay tê nồng của ớt tiêu đặc trưng của Tứ Xuyên tạo ra một sự kết hợp hài hoà đến mê mẩn. Nếu ai đã từng ăn món này, xúc một thìa đậu hũ Tứ Xuyên, đổ vào bát cơm trắng còn nóng, thì đảm bảo sẽ ăn liền một lúc 3-4 bát.

Món đậu hũ Tứ Xuyên sau được cải biên nhiều, như làm với cá, thịt bò, hay đậu phụ được chiên qua, nhưng vị nguyên bản thì không có phiên bản nào vượt qua được. Có nơi còn cầu kì đến mức khi lấy lòng trắng trứng gà để trộn vào với sữa đậu, sản phẩm đậu hũ non theo cách này mềm, mượt, mát thì lại càng hợp với vị ngọt, bùi, cay tê, nồng của sốt thịt và ớt.

Đậu phụ sốt tứ xuyên tên tiếng anh là gì

Theo các nghiên cứu, vị cay là giúp khơi dậy vị giác tốt nhất. Những người già ở Trung Quốc, đặc biệt thích món này vì họ ăn cảm nhận được vị cay và có cảm giác ngon miệng. Đậu hũ non thì mềm, nên không phải nhai nhiều, người già cũng dễ ăn. Vị cay nồng được trung hoà bởi vị mát của đậu hũ, nhưng không làm giảm độ cay hay mất hương vị.

Trong mỗi chuyến đi Trung Quốc, tôi ít nhất phải gọi các món Tứ Xuyên một lần. Và thưởng thức ẩm thực, đâu phải là các món thật cầu kì, một món ăn bình dân cũng có thể trở thành mỹ thực, mỹ vị.