Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014

Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014

CAND nâng cao chất lượng cải cách hành chính phục vụ nhân dân

Dự thảo Thông tư nêu rõ nguyên tắc quy định tiêu chí cải cách hành chính (CCHC) và xác định chỉ số CCHC trong CAND. Quy định tiêu chí CCHC đảm bảo đầy đủ, chính xác, phù hợp với thực tiễn CCHC trong CAND.

Xác định chỉ số CCHC bằng điểm số cụ thể, gắn với từng nội dung tiêu chí và có tài liệu kiểm chứng hoặc giải trình cụ thể đối với những nội dung không có tài liệu kiểm chứng kèm theo.

Xác định chỉ số CCHC trong CAND đảm bảo đa chiều, lồng ghép các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, trật tự thuộc chức năng của Bộ Công an đang triển khai thực hiện; đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, khách quan trong xác định chỉ số CCHC.

8 tiêu chí khung

Dự thảo Thông tư quy định về 8 tiêu chí khung bao gồm: 1- Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính; 2- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; 3- Cải cách thủ tục hành chính; 4- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; 5- Cải cách chế độ công vụ; 6- Cải cách tài chính công; 7- Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; 8- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ các tiêu chí cụ thể về CCHC của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ không có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thang điểm đánh giá, xác định Chỉ số CCHC tối đa là 100 điểm. Trong đó, các đơn vị thuộc cơ quan Bộ không có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức: tự đánh giá tối đa 100 điểm. Đối với các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức: tự đánh giá tối đa 80 điểm; đánh giá qua điều tra xã hội học, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công: tối đa 20 điểm.

Đối với Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: tự đánh giá tối đa 75 điểm; đánh giá qua điều tra xã hội học, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công: tối đa 13 điểm; đánh giá qua việc lấy ý kiến của các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở địa phương: tối đa 7 điểm.

Về nội dung xếp loại, công bố và sử dụng kết quả chỉ số CCHC, dự thảo Thông tư quy định theo hướng căn cứ kết quả thẩm định chỉ số CCHC của Công an các đơn vị, địa phương, Cục Pháp chế và CCHC, tư pháp dự thảo và trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phê duyệt chỉ số CCHC trong CAND với các mức xếp loại như sau:

- Tổng số điểm đạt được từ 95 điểm trở lên, tương ứng với chỉ số CCHC từ 95% trở lên: xếp loại Xuất sắc.

- Tổng số điểm đạt được từ 80 điểm đến dưới 95 điểm, tương ứng với chỉ số CCHC từ 80% đến dưới 95%: xếp loại Tốt.

- Tổng số điểm đạt được từ 70 điểm đến dưới 80 điểm, tương ứng với chỉ số CCHC từ 70% đến dưới 80%: xếp loại Khá.

- Tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 70 điểm, tương ứng với chỉ số CCHC từ 50% đến dưới 70%: xếp loại Hoàn thành nhiệm vụ (loại trung bình).

- Tổng số điểm đạt được dưới 50 điểm, tương ứng với chỉ số CCHC dưới 50%: xếp loại Không hoàn thành nhiệm vụ (loại yếu).

Điểm thưởng và điểm phạt

Ngoài ra, dự thảo Thông tư quy định rõ về điểm thưởng và điểm phạt. Điểm thưởng là số điểm được cộng thêm vào tổng điểm thẩm định trước khi xác định chỉ số CCHC trong CAND. Tiêu chí điểm thưởng gồm: Tổ chức tự xác định điểm chỉ số CCHC chặt chẽ, chính xác và báo cáo Bộ Công an đúng thời gian quy định: 01 điểm; có những cách làm đột phá trong công tác cải cách hành chính, được dư luận đánh giá cao: 01 điểm.

Điểm phạt là số điểm phải trừ đi từ tổng điểm thẩm định trước khi xác định chỉ số cải cách hành chính trong CAND. Tiêu chí điểm phạt gồm: Thiếu quan tâm đến công tác cải cách hành chính, để xảy ra tình trạng trì trệ, không đổi mới, không tiến bộ hoặc có nhiều đơn vị trực thuộc thực hiện công tác CCHC yếu, bị dư luận phê phán: 01 điểm.

Có đơn thư tố cáo, kiến nghị, ý kiến góp ý hay tin, bài trên các phương tiện thông tin về thái độ, hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị mà được cơ quan có thẩm quyền xác minh nội dung phản ánh là đúng sự thật hoặc để xảy ra sai sót trong quá trình xử lý công việc làm ảnh hưởng đến uy tín của CAND: trừ 01 điểm.

Kết quả xác định chỉ số CCHC trong CAND là tiêu chí quan trọng trong đánh giá, bình xét và tính điểm phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc hàng năm.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Đức


- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014
Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014
Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014
Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014
Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014

Tìm hiểu về các chỉ số đánh giá địa phương trong các lĩnh vực Cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị và hành chính công

04/05/2015

Trong những năm gần đây, để đánh giá, so sánh các địa phương với nhau về năng lực cạnh tranh mức độ hấp dẫn trong thu hút đầu tư, trong lĩnh vực cải cách hành chính hay về hiệu quả quản trị công của các địa phương. Có nhiều chỉ số được xây dựng và công bố hàng năm để trên cơ sở đó, các địa phương có cơ sở "nhìn lại" quá trình lãnh đạo, điều hành trong năm và có giải pháp thu hút đầu tư, cải thiện hình ảnh đối với người dân, doanh nghiệp hoặc nâng cao năng lực quản trị công.

    Chúng tôi xin giới thiệu các chỉ số đang được áp dụng phổ biến và có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương thực hiện tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
    1. PAR Index: Chỉ số cải cách hành chính     PAR Index (Public Administration Reform Index) là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính (CCHC) được Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 về phê duyệt Đề án "Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" với mục tiêu: Xác định Chỉ số CCHC để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khác quan, công bằng kết quả CCHC hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020.     PAR Index gồm đánh giá bên trong của cơ quan (có thẩm định của Hội đồng Thẩm định Trung ương) và đánh giá bên ngoài của người dân.     Nội dung của Chỉ số được xác định trên 8 lĩnh vực, gồm:     1. Công tác chỉ đạo điều hành CCHC;     2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL;     3. Cải cách thủ tục hành chính;     4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;     5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC;     6. Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan HC và ĐVSN công lập;     7. Hiện đại hóa nền hành chính;     8. Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.     Tổng điểm của PAR Index là 100 điểm với phương pháp đánh giá như sau: thông qua kết quả tự chấm điểm của địa phương (đánh giá bên trong) với số điểm tối đa là 62/100 điểm và kết quả điều tra xã hội học (đánh giá bên ngoài) với số điểm tối đa là 38/100 điểm.     Chỉ số PAR Index bắt đầu được thực hiện từ năm 2012 để đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính đối với các địa phương và các bộ, ngành Trung ương.     Kết quả đánh giá PAR Index của tỉnh Tiền Giang năm 2013 đạt 80.84 điểm (trong đó: điểm do Bộ Nội vụ đánh giá: 50.25/62 điểm; điểm do điều tra xã hội học 30.59/38 điểm). So với số điểm 79.38 của năm 2012.     (Nguồn: trang tin điện tử của Bộ Nội vụ,

    Xem tại http://www.moha.gov.vn/danh-muc/par-index-2013-cua-cac-bo-co-quan-ngang-bo-uy-ban-nhan-dan-cac-tinh-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-11034.html )


    2. Chỉ số PCI: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.     PCI (Provincial Competitiveness Index): Đây là chỉ số do các danh nghiệp đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế và mức độ tạo thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh của địa phương. Việc tổ chức thực hiện bộ chỉ số PCI hàng năm do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp thực hiện.     Chỉ số này được thực hiện thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005, với 8 chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo đó đã có 47 tỉnh, thành phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh giá. Lần thực hiện đánh giá thứ hai vào năm 2006, có hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinh doanh là "Thiết chế pháp lý" và "Đào tạo lao động" được bổ sung và đưa vào xây dựng chỉ số PCI.     Từ năm 2006 trở đi, tất cả 63 tỉnh thành của Việt Nam đều được đưa vào bảng xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm.     Năm 2009, phương pháp luận PCI được điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường pháp lý tại Việt Nam. Sau khi loại bỏ chỉ số "Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước", chỉ số PCI còn 9 chỉ số thành phần.     Năm 2013, PCI đánh dấu bước thay đổi mới khi đưa chỉ số "Cạnh tranh bình đẳng" vào bộ chỉ số đánh giá, theo đó, một tỉnh được đánh giá là thực hiện tốt tất cả 10 chỉ số thành phần này cần có:     1) Chi phí gia nhập thị trường thấp;     2) Doanh nghiệp dễ dàng Tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định;     3) Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết;     4) Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất (Chi phí thời gian).     5) Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu;     6) Cạnh tranh bình đẳng - chỉ số thành phần mới;     7) Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong;     8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp;     9) Có chính sách đào tạo lao động tốt;     10) Hệ thống pháp luật và tư pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả.

    Chỉ số PCI năm 2014 của tỉnh Tiền Giang.

Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014

    Nguồn: www.pcivietnam.org

    3. PAPI: Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    PAPI (Public Administration Performance Index) là chỉ số đánh giá từ cảm nhận của người dân để đưa ra một (bảng đồng hồ) nhằm đo lường mức hiệu quả về quản trị, hành chính công và các dịch vụ công cấp tỉnh. Dữ liệu PAPI là thước đo sự biến đổi về hiệu quả quản trị hành chính công, không phải là mục tiêu hướng tới.     Chỉ số PAPI là công cụ chính sách nhằm đo lường và theo dõi hiệu quả công tác quản trị, điều hành, của hệ thống hành chính nhà nước (bao gồm cả cung ứng dịch vụ công) của 63 tỉnh/thành phố ở Việt Nam dựa trên trải nghiệm và cảm nhận của người dân     PAPI được phối hợp triển khai bởi Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), từ năm 2009 tới nay, cùng với sự hỗ trợ của các đối tác trong suốt quá trình triển khai thực hiện nghiên cứu, gồm Trung tâm Công tác lý luận và Tạp chí Mặt trận thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ năm 2009-2012), Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (trong năm 2012), và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ năm 2013)     Năm 2009: Thí điểm tại ba tỉnh/thành phố (Phú Thọ, Đà Nẵng và Đồng Tháp);     Năm 2010: Triển khai tại 30 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.     Từ năm 2011: Triển khai trên 63 tỉnh/thành phố, bao gồm 207 quận/huyện/ thành phố/thị xã trực thuộc tỉnh, 414 xã/phường/thị trấn, 828 thôn/ấp/tổ dân phố/ bản/buôn (những địa bàn nơi có trụ sở UBND cấp trên đóng được chọn mặc định, và những địa bàn khác được chọn ngẫu nhiên theo phương pháp xác xuất quy mô dân số)     Mỗi năm, có khoảng 14.000 người dân (từ 18 tuổi trở lên) được lựa chọn ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp, với thời lượng trung bình từ 45-60 phút/phỏng vấn.     Những lĩnh vực được khảo sát gồm:     1. Tham gia của người dân ở cấp cơ sở     2. Công khai, minh bạch     3. Trách nhiệm giải trình với người dân     4. Kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công     5. Thủ tục hành chính công     6. Cung ứng dịch vụ công

    Nội dung đánh giá của PAPI dựa trên ba quá trình có tác động lẫn nhau, đó là: xây dựng chính sách, thực thi chính sách và giám sát việc cung ứng các dịch vụ công. Do vậy, có thể xem PAPI là công cụ giám sát thực thi chính sách, được xây dựng trên triết lý coi người dân như "người sử dụng" (hay "khách hàng") của cơ quan công quyền (hay "bên cung ứng dịch vụ"), có đủ năng lực giám sát và đánh giá tính hiệu quả của quản trị và hành chính công ở địa phương. Dựa trên kiến thức và trải nghiệm của ‘khách hàng' đối với các ‘sản phẩm' của toàn bộ quá trình ‘sản xuất' của bộ máy nhà nước, PAPI cung cấp hệ thống chỉ báo khách quan góp phần đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, tạo động lực để lãnh đạo các cấp tại địa phương ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý của mình.

Kết quả PAPI của tỉnh Tiền Giang năm 2014

Stt Chỉ số Điểm số Nhóm
1 Tham gia của người dân ở cơ sở   4.549 Nhóm đạt điểm thấp nhất
2 Công khai minh bạch 5.388 Nhóm đạt điểm thấp nhất
3 Trách nhiệm giải trình với người dân 5.534  Nhóm đạt điểm trung bình thấp
4 Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công  6.474 Nhóm đạt điểm cao nhất
5 Thủ tục hành chính công  6.940 Nhóm đạt điểm trung bình cao
6 Cung ứng dịch vụ công 6.735 Nhóm đạt điểm trung bình thấp

          Nguồn: Chỉ số hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam

    Xem tại: http://papi.vn

Trần Thanh Liêm - Phòng Công chức, viên chức - Sở Nội vụ

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014
Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014
Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014
Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014
Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014

Tương phản

Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014
Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân năm 2014