Đề bài - bài 2 trang 7 sgk toán 7 tập 1

Do\(\dfrac{3}{-4}\) lớn hơn \(-1\) nhưng nhỏ hơn \(0\) nên khoảng biểu diễn sẽ trong khoảng từ \(-1\) tới \(0.\) Chia khoảng cách từ \(0\) đến \(-1\) làm \(4\) phần bằng nhau. Lấy \(3\) phần từ \(0\) qua thì được vị trí \(\dfrac{3}{-4}\).

Đề bài

a/ Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ\(\dfrac{3}{-4}\) :

\(\dfrac{-12}{15} ; \dfrac{-15}{20}; \dfrac{24}{-32}; \dfrac{-20}{28}; \dfrac{-27}{36}\)

b/ Biễu diễn số hữu tỉ\(\dfrac{3}{-4}\) trên trục số.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Rút gọn các phân số đã cho sau đó so sánh phân số rút gọn với\(\dfrac{3}{-4}\)

Lời giải chi tiết

a) Ta có:

\(\dfrac{24}{-32} = \dfrac{24:8}{-32:8} = \dfrac{3}{-4}\)

\(\dfrac{-15}{20} = \dfrac{-15:(-5)}{20:(-5)} = \dfrac{3}{-4}\)

\(\dfrac{-27}{36} = \dfrac{-27:(-9)}{36:(-9)} = \dfrac{3}{-4}\)

\(\dfrac{{ - 12}}{{15}}=\dfrac{{ - 12:3}}{{15:3}} = \dfrac{{ - 4}}{5} \ne \dfrac{3}{{ - 4}}\)

\(\dfrac{{ - 20}}{{28}}=\dfrac{{ - 20:4}}{{28:4}} = \dfrac{{ - 5}}{7} \ne \dfrac{3}{{ - 4}}\)

Vậy những phân số biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{3}{-4}\)là :\(\dfrac{-15}{20}; \dfrac{24}{-32}; \dfrac{-27}{36}\)

b) Biểu diễn trên trục số:

Do\(\dfrac{3}{-4}\) lớn hơn \(-1\) nhưng nhỏ hơn \(0\) nên khoảng biểu diễn sẽ trong khoảng từ \(-1\) tới \(0.\) Chia khoảng cách từ \(0\) đến \(-1\) làm \(4\) phần bằng nhau. Lấy \(3\) phần từ \(0\) qua thì được vị trí \(\dfrac{3}{-4}\).

Đề bài - bài 2 trang 7 sgk toán 7 tập 1