Đề bài - bài 67 trang 46 vở bài tập toán 6 tập 1

b) Gọi\(B=7 . 9 . 11 . 13 - 2 . 3 . 4 . 7\). Hiệu \(B\) chia hết cho \(7\) vì số bị trừ và số trừ đều chia hết cho \(7\)

Đề bài

Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp tố ?

a) \(3 . 4 . 5 + 6 . 7\);

b) \(7 . 9 . 11 . 13 - 2 . 3 . 4 . 7\);

c) \(3 . 5 . 7 + 11 . 13 . 17\);

d) \(16 354 + 67 541\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta xét xem từng số hạng trong tổng có chia hết cho cùng \(1\) số khác \(1\) không?

Lời giải chi tiết

a) Gọi\(A=3 . 4 . 5 + 6 . 7\). Tổng \(A\) chia hết cho \(3\) vì hai số hạng của tổng đều chia hết cho \(3\).

Mặt khác \(A>3\) nên \(A\) là hợp số.

b) Gọi\(B=7 . 9 . 11 . 13 - 2 . 3 . 4 . 7\). Hiệu \(B\) chia hết cho \(7\) vì số bị trừ và số trừ đều chia hết cho \(7\)

Mặt khác \(B>7\) nên \(B\) là hợp số.

c) Gọi\(C=3 . 5 . 7 + 11 . 13 . 17\)

Các tích \(3.5.7\) và\(11.13.17\)đều là tích của ba số lẻ nên tích là số lẻ

\(C\) là tổng của hai số lẻ nên \(C\) là một số chẵn.

Mặt khác \(C>2\) nên \(C\) là hợp số.

d) Gọi \(D=16 354 + 67 541\)

Tổng \(D\) có chữ số tận cùng là \(4+1=5\) nên \(D \, \vdots \,5\).

Mặt khác \(D>5\) nên \(D\) là hợp số.