Đề bài - bài iv.9 trang 55 sbt vật lí 11

Áp dụng quy tắc bàn tay phải, ta xác định đượccác vectơ cảm ứng từ \( B_1\)và \(B_3\)do hai dòng điện I1vàI3gây ra tại mọi điểm trên dây dẫn có dòng điện I2nằm giữa I1vàI3đều có phương vuông góc vớimặt phẳng chứa ba dòng điện, có chiều ngược nhau (Hình IV.3G) và có cùng độ lớn :

Đề bài

Ba dòng điện có cùng cường độ \(I_1=I_2=I_3=I\)và cùng chiều chạy trong ba dây dẫn thẳng dài, đồng phẳng, song song cách đều nhau.

a) Xác định lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của dây dẫn có dòng điệnI2nằm giữa I1và I3.

b) Nếu đổi chiều dòng điện I2thì lực từ tác dụng lên nó thay đổi thế nào ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng biểu thức tính cảm ứng từ: \( B=2.10^{-7}\dfrac{I}{r}\)

Lời giải chi tiết

Áp dụng quy tắc bàn tay phải, ta xác định đượccác vectơ cảm ứng từ \( B_1\)và \(B_3\)do hai dòng điện I1I3gây ra tại mọi điểm trên dây dẫn có dòng điện I2nằm giữa I1vàI3đều có phương vuông góc vớimặt phẳng chứa ba dòng điện, có chiều ngược nhau (Hình IV.3G) và có cùng độ lớn :

Đề bài - bài iv.9 trang 55 sbt vật lí 11

\(B_1= B_2= 2.10^{-7}.\dfrac{I}{a}\)

nên vectơ cảm ứng từ tổng hợp tại mọi điểm trên dây dẫn có dòng điện I2luôn có giá trị bằng không :

\(\overrightarrow B = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_3}} = \overrightarrow 0 \)

Do đó, lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị dài trên dây dẫn có dòng điện I2cũng luôn có giá trị bằng không :

\({F_0} = \dfrac{F}{\ell} = B{I_2} = 0\)

b) Nếu đổi chiều dòng điện I2thì lực từ tác dụng lên I2vẫn bằng không.