Đề bài - mục iii - phần a - trang 16,17 vở bài tập vật lí 7

Bước 2:Vẽ đường phân giác IN của góc \(\widehat {S{\rm{IR}}}\) ta được \(\widehat {S{\rm{IN}}} = \widehat {N{\rm{IR}}}\).

Đề bài

Hoàn thành mục III - Vận dụng

Lời giải chi tiết

III - VẬN DỤNG

C4:

Trên hình 4.2 vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.

Đề bài - mục iii - phần a - trang 16,17 vở bài tập vật lí 7

a) Vẽ tia phản xạ (hình 4.2).

Đề bài - mục iii - phần a - trang 16,17 vở bài tập vật lí 7

b)* Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như sau:

Bước 1:Vẽ tia tới SI. Từ I vẽ tia phản xạ IR thẳng đứng từ dưới lên trên.

Bước 2:Vẽ đường phân giác IN của góc \(\widehat {S{\rm{IR}}}\) ta được \(\widehat {S{\rm{IN}}} = \widehat {N{\rm{IR}}}\).

Đường phân giác IN này chính là pháp tuyến của gương.

Bước 3:Vẽ gương phẳng M vuông góc với IN => đó là vị trí gương phải đặt.

- Hình vẽ như sau (Hình 4.3):

Đề bài - mục iii - phần a - trang 16,17 vở bài tập vật lí 7

Ghi nhớ:

+ Định luật phản xạ ánh sáng:

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.