De thi vào 10 môn Văn Hải Dương 2015

Sở GD&ĐT Hải Dương ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Văn I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: "Phan nói: - Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao? Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.” (Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017) Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào? Câu 3. (0,5 điểm) Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai? Câu 4. (0,5 điểm) Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau: " - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày." Câu 5. (1,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết). Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau để thấy được dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà. Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà? Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế. Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? (Trích Bếp lửa - Bằng Việt - Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017) Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hải Dương 2020 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương. Câu 3. (0,5 điểm) Từ “Tiên nhân” - Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên. - Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh. Câu 4. (0,5 điểm) Các phép liên kết câu trong lời thoại sau: - Phép nối: vả chăng - Phép thế: "ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam" - "nỗi ấy" " - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày." Câu 5. (1,0 điểm) Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ - Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về. - Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người. - Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) *Yêu cầu về hình thức: đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) *Vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống con người. Gợi ý: - Gới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc. Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thăp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ. - Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. - Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc. + Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội. + Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia. + Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. - Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể: khi đại dich COVID-19 diễn ra thì các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn ..... xuất hiện ở mọi nơi - Phản đề: Phê phán những hành động xấu: Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng nhau để trục lợi cá nhân. - Bài học: Phát huy tinh thần đoàn kết giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy. - Khẳng định, đúc kết lại vấn đề. Câu 2. (5,0 điểm) Gợi ý: Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận xã hội: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà trong bài thơ Bếp Lửa được thể hiện trong: trích thơ Thân bài: Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà: – “Tám năm ròng cháu sống cùng bà” – tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, dưỡng nuôi tâm hồn từ tấm lòng của bà. Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương. – Kháng chiến bùng nổ, “Mẹ cùng cha công tác bận không về”,bà vừa là cha, lại vừa là mẹ: “bà bảo cháu nghe – Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Chính bà là người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ cháu nên người. Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia đình, về những đau thương mất mát và cả những chiến công của dân tộc. Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên. -> Một loạt các từ ngữ “bà bảo”,”bà dạy”,”bà chăm” vừa diễn tả một cách sâu sắc tình thương bao la, sự chăm chút hết mình của người bà dành cho cháu, vừa thể hiện được lòng biết ơn của cháu đối với bà. Tình yêu và kính trọng bà của tác giả được thể hiện thật chân thành, sâu sắc: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. – Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về: Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? Đoạn thơ khiến ta chạnh nhớ về “tiếng chim tu hú” của nữ sĩ Anh Thơ: tiếng chim tu hú gắn liền với hình ảnh cha già với những kỉ niệm về một thời thiếu nữ hoa niên, tiếng chim tu hú len lỏi khắp bài thơ như một âm thanh u ẩn, không buồn mà tiếc. Còn ở đây, tiếng chim tu hú bước vào thơ Bằng Việt như một chi tiết để gợi nhắc nhà thơ về những kỉ niệm ấu thơ được sống bên bà. Tiếng chim tu hú – âm thanh quen thuộc của làng quê Việt Nam mỗi độ hè về, báo hiệu mùa lúa chín vàng đồng, vải chín đỏ cây. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hòa niệm, nhớ mong. Phải chăng đó chính là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của bà? Câu hỏi tu từ “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà – Kêu chi hòa trên những cánh đồng xa” mới thấm thía làm sao, xót xa làm sao! Nó diễn tả nỗi lòng da diết của tác giả khi nhớ về tuổi thơ, nhớ về bà. => Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng, cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Và tất cả đều là sự bộc bạch của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm phủ sắc bàng bạc của không gian hoài niệm, của tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích. * Đặc sắc nghệ thuật: - Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận. - Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà. - Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành. Kết bài: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà càng cho ta thấy rõ tình cảm thiêng liêng giữa bà với cháu.

[Công ty gia sư uy tín Tài Đức Việt] - Chuyên cung cấp gia sư luyện thi môn Văn lớp 9 lên 10 dành cho các em học sinh trên tất cả các quận/huyện Hà Nội  - Hotline: 0936.128.126

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN VĂN THPT - HẢI DƯƠNG NĂM HỌC 2015 - 2016

(Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1 (2,0 điểm)

Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.

                                                                ( Theo Ngữ văn 9, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả của văn bản đó.

b. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?

c.Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?

Câu 2 (3,0 điểm)

          Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Các Mác: “ Tình bạn chân chính là viên ngọc quý ”.

Câu 3 (5,0 điểm)

          Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

  Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

          Mai về miền Nam thương trào nước mắt

         Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

      Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

      Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

                                                 ( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)

------------------------------Hết------------------------------

Công ty gia sư uy tín Tài Đức Việt chuyên cung cấp gia sư môn Văn giỏi dạy tại nhà cho các em học sinh từ lớp 1 - lớp 12 trên tất cả các quận/huyện Hà Nội.

Đến với gia sư uy tín Tài Đức Việt các bậc PHHS hoàn toàn yên tâm về chất lượng giảng dạy của chúng tôi. Với đội ngũ gia sư giỏi chất lượng cao, có kinh nghiệm hướng dẫn cho tất cả các em học sinh từ học lực yếu, trung bình, khá, giỏi. Chúng tôi tin tưởng làm hài lòng tới tất cả các bậc PHHS và giúp các em học sinh học tập tiến bộ rõ rệt trong thời gian ngắn nhất.

Nhằm giúp các em học sinh từ lớp 1 - lớp 12 học tập môn Văn, Tiếng Việt, công ty gia sư uy tín Tài Đức Việt cung cấp giải pháp học tập tốt nhất cho các em và hỗ trợ tư vấn tìm gia sư giỏi 24/24h tất cả các ngày trong tuần, cả ngày lễ và thứ 7, chủ nhật:

  1. Hỗ trợ 24/7 các bậc PHHS tư vấn và tìm gia sư môn Văn Giỏi dạy kèm tại nhà theo nhu cầu gia đình.
  2. Cung cấp gia sư giỏi, uy tín có kinh nghiệm giảng dạy theo nhu cầu của gia đình.
  3. Cung cấp giải pháp học tập tiếng việt tốt nhất cho các em học sinh tiểu học.
  4. Cung cấp giải pháp học tập môn Văn tốt nhất cho các em học sinh THCS - THPT.
  5. Cung cấp gia sư Văn tại nhà chất lượng cao giảng dạy ôn thi vượt cấp, ôn thi vào ĐH - CĐ.

Ngoài ra, công ty gia sư uy tín Tài Đức Việt cung cấp gia sư Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Tiếng Anh tốt nhất cho các em học sinh từ lớp 1 - lớp 12. Chi tiết xin liên hệ ĐT văn phòng công ty: 0936.128.126.

Đến với gia sư Tài Đức Việt các em học sinh được:

  1. Học thử 2 buổi đầu tiên, không đạt theo mong muốn yêu cầu gia đình hoàn toàn không mất chi phí!
  2. Được đổi giáo viên ngay từ buổi đầu tiên nếu không đạt yêu cầu.
  3. Được học cùng với giáo viên, sinh viên giỏi.
  4. Trao đổi kiến thức, kỹ năng học tập, làm bài tập đạt hiệu quả cao

Mọi thông tin cần hỗ trợ tư vấn tìm gia sư môn Văn tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ trực tiếp văn phòng công ty gia sư chúng tôi: 

CÔNG TY GIA SƯ UY TÍN TÀI ĐỨC VIỆT CHẤT LƯỢNG CAO

Địa chỉ:

Cơ sở 1:     Số 42 - Tổ 14 - P. Dịch Vọng Hậu - Q. Cầu Giấy - TP. Hà Nội

Cơ sở 2:     Số 8 - Tổ 2 - P. Văn Quán - Q. Hà Đông - TP. Hà Nội

Điện Thoại : 0936.128.126.   Email: