Dementia là bệnh gì

  1. Trang chủ
  2. Chuyên khoa
  3. Chuyên khoa y tế
  4. Thần kinh & Não bộ
  5. Mất trí nhớ (Sa sút trí tuệ)

Mất trí nhớ (Sa sút trí tuệ)

  • Mất trí nhớ (Sa sút trí tuệ) là gì?

    Dementia là bệnh gì

    Sa sút trí tuệ là một bệnh lý xảy ra do các tế bào não hoạt động kém hơn và chết nhanh hơn so với bình thường, bệnh này không phải là một phần của quá trình lão hóa thông thường và hiện chưa có phương pháp y học nào có thể chữa khỏi.

    Sa sút trí tuệ làm suy giảm năng lực tinh thần, phán đoán và hành vi, từ đó dẫn đến mất trí nhớ, suy giảm năng lực trí tuệ và thay đổi tính cách. Sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, tuy nhiên, bệnh xảy ra phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi. Theo số liệu thống kê của Báo cáo Alzheimer Thế giới năm 2015, tỷ lệ mất trí nhớ tại Việt Nam chiếm khoảng 5% dân số trên 60 tuổi. Cứ 3 người sống đến 75 tuổi, sẽ có 1 người mắc Alzheimer.

    Năm dạng sa sút trí tuệ thường gặp nhất là:

    • Bệnh Alzheimer là dạng mất trí nhớ thường gặp nhất ở người cao tuổi, chiếm khoảng 60 – 80% các trường hợp mất trí nhớ.
    • Sa sút trí tuệ não mạch (sa sút trí tuệ do nhồi máu nhiều lần) là tình trạng mất trí nhớ sau khi trải qua nhiều cơn đột quỵ não.
    • Sa sút trí tuệ thùy trán thái dương là dạng hiếm gặp, thường chỉ xảy ra ở người < 60 tuổi.
    • Sa sút trí tuệ thể Lewy là dạng mất trí nhớ mạn tính bao gồm sau sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, vận động, rối loạn hành vi, và rối loạn thần kinh.
    • Sa sút trí tuệ hỗn hợp là tình trạng kết hợp hai hay nhiều dạng mất trí nhớ.

  • Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sa sút trí tuệ, bao gồm:

    • Đột quỵ nhiều lần,
    • Bệnh lý thoái hóa thần kinh, ví dụ như bệnh Creutzfeldt-Jakob, bệnh Parkinson, bệnh Huntington và một số loại đa xơ,
    • Nhiễm vi-rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và một số bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, ví dụ như viêm màng não,
    • Chấn thương não do té ngã hoặc tai nạn xe cơ giới,
    • Lạm dụng đồ uống có cồn và chất gây nghiện,
    • Trầm cảm,
    • Tiền sử gia đình bị sa sút trí tuệ,
    • Tuổi cao,

    Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ bao gồm đái tháo đường, huyết áp cao và cholesterol cao. Ngoài ra, tình trạng tích tụ dịch quá mức trong não do nhiễm trùng hoặc u cũng có thể kích thích phát triển chứng sa sút trí tuệ.

    Yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa bệnh mất trí nhớ

    Các yếu tố nguy cơ của bệnh mất trí nhớ có thể chia làm hai nhóm. Một nhóm bao gồm các yếu tố khó cải thiện như yếu tố tuổi tác và gen di truyền kết hợp với lối sống. Nhóm còn lại là những yếu tố nguy cơ có thể cải thiện, mà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu kiểm soát được các yếu tố này, nguy cơ bị mất trí nhớ có thể giảm đi 1/3.

    Cụ thể như sau:

    Thừa cân, béo phì và tiểu đường tuýp 2

    • Nguy cơ: Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều muối và đường, ít chất xơ, thiếu tập luyện có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, mỡ máu cao, dẫn đến thừa cân, béo phì và tiểu đường tuýp 2. Các bệnh lý này làm tăng nguy cơ mắc Alheimer và sa sút trí tuệ não mạch.
    • Cách phòng ngừa: Duy trì chế độ ăn lành mạnh, cân đối. Tăng cường rèn luyện thể thao và tích cực tham gia các hoạt động thể chất.

    Bia rượu

    • Nguy cơ: Uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, tổn thương thần kinh, đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm trí nhớ.
    • Cách phòng ngừa: Hạn chế đồ uống có cồn là biện pháp tích cực nhất cho lối sống lành mạnh. Quí vị nên có thêm tư vấn từ chuyên gia.

    Khói thuốc lá

    • Nguy cơ: Khói thuốc làm cho động mạch hẹp lại, có thể dẫn đến tăng huyết áp. Khói thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cũng như một số loại ung thư.
    • Cách phòng ngừa: Cố gắng bỏ thuốc lá hoặc tránh những môi trường có nhiều khói thuốc.

    Trầm cảm

    • Nguy cơ: Trầm cảm là một bệnh lý thần kinh và nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, trầm cảm cũng có thể là một trong các triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ.
    • Cách phòng ngừa: nếu lo ngại rằng bản thân hoặc người thân, bạn bè có thể bị trầm cảm, hãy nói chuyện với bác sĩ tâm lý để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.

  • Triệu chứng của mất trí nhớ là gì?

    Sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt an toàn và độc lập của người bệnh, với các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn theo thời gian. Sa sút trí tuệ cũng có những giai đoạn nhất định và phân theo mức độ sa sút của người bệnh.

    Sa sút trí tuệ giai đoạn sớm

    Sa sút trí tuệ giai đoạn sớm có thể không ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội cũng như hành vi cá nhân, tuy nhiên các thành viên trong gia đình cần theo dõi và báo cáo về các hành vị kỳ quặc hoặc bất bình thường từ người bệnh.

    • Việc ghi nhớ thông tin trở lên khó khăn hơn do trí nhớ ngắn hạn bị suy giảm
    • Suy giảm khả năng xác định đồ vật
    • Suy giảm khả năng thực hiện các động tác quen thuộc
    • Suy giảm khả năng hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ, quên lời bài hát

    Sa sút trí tuệ giai đoạn trung gian

    Tại giai đoạn trung gian, bệnh sa sút trí tuệ đã có những tác động rõ rệt đến lối sống và hoạt động xã hội của bệnh nhân. Người bị sa sút trí tuệ giai đoạn trung gian gặp nhiều khó khăn hơn trong ghi nhớ thông tin mới (thậm chí là không thể ghi nhớ). Bệnh nhân cần được giúp đỡ trong giai đoạn này.

    • Thay đổi tính cách, bệnh nhân có thể dễ cáu kỉnh, lo lắng, hoặc có thể thụ động hơn.
    • Mất ý niệm về thời gian, phương hướng và địa điểm, thường đi lạc.
    • Rối loạn hành vi, dễ bị kích động, thậm chí có phản kháng quá mức.
    • Có thể gặp hội chứng loạn thần, hoang tưởng, và rối loạn giấc ngủ

    Sa sút trí tuệ giai đoạn muộn

    Đây là giai đoạn nghiêm trọng. Bệnh nhân thường không thể tự mình thực hiện các công việc cá nhân, thậm chí không thể đi bộ, trí nhớ bị mất hoàn toàn. Một số hoạt động duy trì sự sống cũng có thể bị mất đi như không nuốt được, không kiểm soát được tiểu tiện dẫn đến các tình trạng như suy sinh dưỡng, nhiễm trùng, viêm phổi.

    Trong giai đoạn cuối bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong.

  • Chẩn đoán mất trí nhớ như thế nào?

    Để chẩn đoán chứng mất trí nhớ, bác sĩ sẽ cần:

    • Thực hiện khám thần kinh và điều tra bệnh sử để tìm hiểu các yếu tố nguy cơ.
    • Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh thần kinh để xác định các nguyên nhân điều trị được theo lâm sàng.
    • Có thể thực hiện các trắc nghiệm thần kinh tâm lý.
    • Đánh giá để phân biệt chứng sa sút trí tuệ với các bệnh sảng, suy giảm trí nhớ do tuổi tác, suy giảm nhận thức nhẹ và các triệu chứng nhận thức liên quan đến trầm cảm.

  • Điều trị mất trí nhớ như thế nào?

    Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi chứng mất trí nhớ, nhưng có một số phương pháp giúp làm giảm các triệu chứng và điều trị nguyên nhân nền của bệnh. Các phương pháp điều trị này bao gồm:

    Phương pháp điều trị bằng thuốc

    • Loại bỏ các thuốc có xu hướng làm trầm trọng thêm sa sút trí tuệ như các thuốc an thần, thuốc kháng cholinergic.
    • Một số chất hỗ trợ cải thiện hội chứng Alzheimer hoặc chứng sa sút trí tuệ thể Lewy như cholinesterase, rivastigmine và galantamine.
    • Bệnh nhân sa sút trí tuệ ở giai đoạn trung gian hoặc muộn có thể được cân nhắc dung Memantine, một chất có thể giúp làm chậm quá trình mất chức năng nhận thức. Đặc biệt Memantine có hiệu quả cộng hưởng khi dùng cùng với cholinesterase.
    • Trong một số trường hợp bác sĩ có thể cho dùng các thuốc có chức năng chống rối loạn hành vi, chống loạn thần, …

    Phương pháp điều trị không dùng thuốc (chăm sóc)

    Các phương pháp điều trị, hoạt động và hỗ trợ khác cũng quan trọng không kém trong việc giúp người bệnh sống tốt hơn.

    Đảm bảo an toàn:

    • Xem xét loại trừ các yếu tố mất an toàn cho bệnh nhân tại nơi ở để tránh các tai nạn.
    • Gắn thiết bị định vị, thiết bị theo dõi thường trực cho bệnh nhân.
    • Có thể tìm kiếm người giúp việc, người chăm sóc sức khỏe để trông nom người bệnh.

    Kích thích nhận thức:

    • Tham gia vào các hoạt động nhóm
    • Thực hiện bài tập cải thiện trí nhớ
    • Hướng dẫn các kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng ngôn ngữ

    Định hướng:

    • Thiết lập lịch trình cố định hàng ngày và trợ giúp người bệnh thực hiện.
    • Người chăm sóc và người trong gia đình đeo các bảng tên chữ lớn và thường xuyên giới thiệu bản thân.
    • Thiết lập môi trường sống thân thuộc, gần gũi và tinh giản.
    • Đồng hành cùng người bệnh thực hiện các hoạt động thể chất, văn hóa (ví dụ: nghe nhạc) để giảm các tình trạng bồn chồn, lo âu.

    Tư vấn và phổ biến kiến thức cho người chăm sóc

    Bệnh nhân mất trí nhớ không thể tự sinh hoạt độc lập nên luôn cần có người bên cạnh. Chăm sóc người mất trí nhớ không phải nhiệm vụ đơn giản, do đó, người chăm sóc cần được tư vấn kỹ về nhiều khía cạnh như giờ giấc sinh hoạt, chế độ ăn ngủ của người bệnh và đặc biệt là trong vấn đề tâm lý giao tiếp với người bệnh.

    Những điều nên làm:

    • Giải thích ngắn gọn
    • Cho bệnh nhân nhiều thời gian để suy nghĩ và hiểu vấn đề
    • Lặp lại hướng dẫn nhiều lần
    • Không gượng ép bệnh nhân
    • Đồng tình hoặc lảng sang vấn đề khác
    • Phản ứng dựa trên cảm xúc của người bệnh
    • Kiên nhẫn, vui vẻ, mang lại cảm giác an toàn cho người bệnh

    Những điều không nên làm:

    • Không trình bày nhiều
    • Không tranh luận
    • Không đối đầu
    • Không chấp nhặt

  • Mất trí nhớ có thể biến chứng như thế nào?

    Chứng mất trí nhớ tác động đến nhiều hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể, do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của người bệnh. Các biến chứng của bệnh có thể bao gồm:

    Suy dinh dưỡng:

    Bệnh nhân mất trí nhớ có thể gặp khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.

    Viêm phổi:

    Do mất chức năng nuốt nên bệnh nhân có thể bị sặc khi nuốt thức ăn, dẫn đến thức ăn có thể tràn vào phổi gây viêm phổi.

    Mất khả năng sinh hoạt an toàn, độc lập và tự chăm sóc bản thân

    Trong một số trường hợp, chứng sa sút trí tuệ có thể cản trở việc người bệnh tự mặc quần áo, tắm gội, đánh răng cũng như sử dụng phòng tắm và nhà vệ sinh một cách độc lập. Những công việc hàng ngày như nấu ăn, lái xe hoặc thậm chí đi bộ một mình cũng có thể trở thành vấn đề đáng quan ngại về tính an toàn.

    Tử vong do sa sút trí tuệ

    Sa sút trí tuệ trong giai đoạn sau có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê hoặc tử vong, thường do các bệnh thứ phát và nhiễm trùng.

    Một số biến chứng khác của sa sút trí tuệ

    Người bệnh sa sút trí tuệ có thể gặp phải các biến chứng khác như: khó ngủ, hoang tưởng và ảo giác, trầm cảm, mất khả năng tương tác xã hội, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mọi bộ phận trên cơ thể và các biến chứng khác do tác dụng phụ của thuốc.

    Đặt lịch khám/ Tư vấn

  • Các chuyên gia của chúng tôi

    Tìm thấy 16 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả

    • Dementia là bệnh gì

      Phòng khámInternational Neuro AssociatesVị trí3 Mount Elizabeth #09-10
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6235 0945

    • Dementia là bệnh gì

      Phòng khámK H Ho NeurosurgeryVị trí3 Mount Elizabeth #10-15
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6733 8226

    • Dementia là bệnh gì

      Phòng khámAlvin Hong NeurosurgeryVị trí3 Mount Elizabeth #14-14
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc67338803

    • Dementia là bệnh gì

      Phòng khámParkway Gamma Knife CentreVị trí

      38 Irrawaddy Road, Basement 1
      Mount Elizabeth Novena Hospital
      Singapore 329563

      Số liên lạc6933 0046

    • Dementia là bệnh gì

      Phòng khámNeurological Surgery Pte LtdVị trí3 Mount Elizabeth #10-10
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6734 1380

    • Dementia là bệnh gì

      Phòng khámFem Surgery @ OrchardVị trí3 Mount Elizabeth #05-02
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc67333383

      Phòng khámFem Surgery @ NovenaVị trí38 Irrawaddy Road #11-53
      Mount Elizabeth Novena Specialist Centre
      Singapore 329563Số liên lạc6339 1101

    • Dementia là bệnh gì

      Phòng khámNeuro Asia CareVị trí3 Mount Elizabeth #11-14/15
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6592 6871

    • Dementia là bệnh gì

      Phòng khámBrain Spine PracticeVị trí38 Irrawaddy Road #07-50
      Mount Elizabeth Novena Specialist Centre
      Singapore 329563Số liên lạc66943393

    • Dementia là bệnh gì

      Phòng khámNeurosurgery Partners. Brain + Spine SolutionsVị trí38 Irrawaddy Road #10-60/62
      Mount Elizabeth Novena Specialist Centre
      Singapore 329563Số liên lạc66845018

    • Dementia là bệnh gì

      Phòng khámSpine And Brain SurgeryVị trí3 Mount Elizabeth #14-15
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6738 5081

    Tìm thấy 16 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả

  • Các bài báo sức khỏe liên quan

  • Đa phương tiẹn

  • Mount Elizabeth Địa chỉ

    Orchard Novena

  • Tìm kiếm
    bác sĩ
  • Đặt
    Lịch hẹn
  • Tìm kiếm
    các bệnh
  • Địa chỉ
  • Liên hệ