Đồng nào sau đây chỉ ra sự khác biệt của bài thơ Cảnh khuya so với bài Rằm tháng giêng

So sánh điểm giống và khác nhau giữa bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”

Giống nhau:

- Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp.

- Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.

- Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.

Khác nhau:

- Bài “Cảnh khuya” viết bằng tiếng Việt. Là hình ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya

- Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng tiếng Hán. Bài “Rằm tháng giêng” là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.

...Xem thêm

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Nhưng mẹ ơi, con xin thú thậtTrái tim con dù kiêu hãnh thế nàoĐứng trước mẹ dịu dàng chân chất

Con thấy mình bé nhỏ làm sao

Có phải tinh thần mẹ diệu kỳ soi thấuNhư bay lên vừng ánh sáng cao siêuHay bao nỗi buồn xưa nung nấu

Trái tim mẹ hiền đùm bọc đứa con yêu.

II.Trong cơn mê, con từ mẹ ra điCon muốn đi tận cùng trời đấtĐể tìm kiếm tình yêu đẹp nhất

Trong đôi cánh tay con sẽ ôm ghì

Con tìm tình yêu khắp nơi khắp nẻoCon đập vào các cửa mỏi rời tayCon đã van xin như một kẻ ăn mày

Nhưng chỉ nhận những cái nhìn lạnh lẽo

Tìm không thấy tình yêu con trở về bên mẹTâm trí chán chê, thân thể rã rờiCon bỗng thấy một tình yêu chân thậtTrong đôi mắt dịu hiền của mẹ, mẹ ơi.

(Bản dịch Tế Hanh)


 

Câu 1: Hai bài thơ “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

  • A. Tự sự 
  • C. Nghị luận 
  • D. Miêu tả

Câu 2: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng riêng giống nhau ở đặc điểm nào?

  • A. được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • B. Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước
  • C. Thể hiệnphong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.

Câu 3: Hai bài thơ được viết theo thể loại thơ nào?

  • A.Lục bát
  • B.Song thất lục bát
  • C.Thất ngôn bát cú

Câu 4: Vì sao em biết 2 bài thơ đó thuộc phương thức biểu cảm?

  • B.Vì 2 bài thơ tái hiện trạng thái sự vật, con người.
  • C.Vì 2 bài thơ nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
  • D.Vì 2 bài thơ trình bày diễn biến sự việc

Câu 5: Thể thơ của bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (chữ Hán) cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây:

  • A. Bài ca Côn Sơn.
  • B. Sau phút chia li.
  • D. Qua Đèo Ngang.

Câu 6: Hai bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu ?

  • A. Thủ đô Hà Nội.
  • C. Tây Bắc.
  • D. Nghệ An.

Câu 7: Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

  • A. Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước.
  • C. Những năm tháng hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.
  • D. Những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.

Câu 8: Vẻ đẹp hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya là:

  • A. Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hóa.
  • C. Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc của Đường thi.
  • D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp.

Câu 9: Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” ?

  • A. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất.
  • B. Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân.
  • C. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.

Câu 10: Bài thơ nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có hình ảnh trăng:

  • A. Tin thắng trận.
  • B. Cảnh rừng Việt Bắc.
  • D. Đi thuyền trên sông Đáy.

Câu 11: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là:

  • A. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại.
  • B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh.
  • C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.

Câu 12: Ý nào chỉ ra nét khác biệt của bài Cảnh khuya so với bài Rằm tháng giêng?

  • A. miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.
  • C. bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, có sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.
  • D. viết bằng tiếng Việt và nhà thơ cùng ngắm trăng với các đồng chí chiến sĩ.

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Dòng nào sau đây nêu nhận xét chưa chính xác về hai bài thơ cảnh khuya và rằm tháng giêng?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Ngữ văn hay và hữu ích.

Trắc nghiệm: Dòng nào sau đây nêu nhận xét chưa chính xác về hai bài thơ cảnh khuya và Rằm tháng giêng?

A. Cả hai bài thơ đều tràn đầy ánh trăng đẹp.

B. Hai bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và yêu nước sâu sắc hòa quyện trong tâm hồn một người chiến sĩ - thi sĩ.

C. Đây là hai bài thơ tứ tuyệt được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc.

D. Hai bài thơ nói lên tinh thần chịu đựng gian khổ, thiếu thốn của Bác trong kháng chiến chống Pháp.

Trả lời:

Đáp án đúng D. Hai bài thơ nói lên tinh thần chịu đựng gian khổ, thiếu thốn của Bác trong kháng chiến chống Pháp.

Kiến thức tham khảo về hai bài thơ Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng

I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh(1890 - 1969)

- Quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Các tên từng được sử dụng: Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh), Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

- Cuộc đời: Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí Minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn.

- Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Tuyên ngôn Độc lập (1945)

+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

+ Đường kách mệnh (1927).

+ Con rồng tre (1922, kịch, đả kích vua Khải Định).

+ Các truyện ngắn: Pari (1922, Nhân đạo), Lời than vãn của bà Trưng trắc (1922, Nhân đạo), Con người biết mùi hun khói (1922, Nhân đạo), Vi hành (1923, Nhân đạo), Đoàn kết giai cấp (1924, Người cùng khổ), Con rùa (1925, Người cùng khổ), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925, Người cùng khổ)

+ Nhật ký trong tù (1942, thơ).

+ Sửa đổi lối làm việc (1947).

- Đánh giá:

+ Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.

+ Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới.

II. Bài thơ Cảnh khuya

1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cảnh khuya

Trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Bài thơ Cảnh khuya đã được Hồ Chí Minh viết trong những đêm sống tại núi rừng Việt Bắc để lãnh đạo chiến dịch.

2. Bố cục bài thơ Cảnh khuya (2 phần)

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng sáng trên núi rừng Tây Bắc.

- Phần 2 (hai câu còn lại): Cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

3. Phương thức biểu đạt bài thơ Cảnh khuya

Phương thức biểu đạt của bài thơ Cảnh khuya là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

4. Đọc hiểu Cảnh khuya

a. Phân tích hai câu thơ đầu

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"

Giữa đêm rừng Việt Bắc thanh vắng, tiếng suối ở đâu róc rách, rì rào... Lúc ấy, tiếng suối ngân vang trong trẻo như chiếm lĩnh cả không gian rừng khuya yên vắng. Hai thanh trắc (tiếng suối) đến hai thanh bằng (trong thơ) rồi lại tiếp tục như vậy (tiếng hát), câu thơ đầu trong "Cảnh khuya" dường như mang cả âm thanh bổng trăm của tiếng suối chảy. Tiếng suối trong đêm ấy là Bác liên tưởng mới lạ của Bác liên tưởng đến âm thanh gì? Đó chẳng phải là cung đàn đơn lẻ, mà đối với Bác, âm thanh trong ngần ấy như "tiếng hát xa". Lạ lùng làm sao, nhưng chính liên tưởng mới lạ của Bác đã giúp ta hiểu được rằng dù Việt Bắc có gian lao đến đâu, những tiếng suối - tiếng hát của rừng núi của các chiến sĩ đồng bào luôn vang xa trong đêm vắng, trong trẻo lạc quan... Âm thanh trong thơ Bác không lẻ loi như tiếng đàn cầm trong thơ Nguyễn Trãi mà vang lên như có sức sống, đầy vui tươi. Trong tiếng vang róc rách, thiên nhiên như phố bày hết vẻ đẹp trong sáng của mình: “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa". Hình ảnh "Trăng lồng cổ thụ" mang nét truyền thống của thơ cổ, khi kết hợp với hoa, hình ảnh ấy đã tạo nên vẻ đẹp đầm ấm, quấn quýt của thiên nhiên. Hai từ "lồng" liên kết ba sự vật xa nhau, khác hẳn nhau nhưng không tại tương phản mà dường như chúng hòa quyện lại, vẻ đẹp tôn nét đẹp kia vẽ nên một bức tranh trong sáng. Đọc câu thơ, ta có cảm giác như đang lạc vào chốn tiên, tận hưởng những đường nét, ánh sáng diệu kì mà thiên nhiên Việt Bắc vẽ nên, và ta còn có cảm giác tiếng suối cũng bay bổng, quấn quýt với hình ảnh "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa". Cảnh vật trong thơ Bác sao mà thân thiết với nhau đến thế! Mỗi nét đều nâng vẻ đẹp của nét khác nên, cái tĩnh hòa vào cái động, cái động làm nổi bật cái tĩnh, mảng sáng chen mang tối tạo thành một tổng thể hoàn hảo lạ lùng. Đâu phải ai cũng nhìn thấy điều ấy. Bác đã nghe và ngắm cảnh vật Việc Bắc trong đêm khuya bởi Bác thức cùng Việt Bắc.

b. Phân tích hai câu thơ cuối

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

- Hai câu thơ cuối: Hình ảnh con người xuất hiện và trở thành trung tâm của bài thơ. Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật một cách tinh tế:

+ Biện pháp tu từ so sánh: So sánh khung cảnh đêm khuya như một bức tranh vẽ, có thể hiễu theo hai nghĩa:

• Khung cảnh chốn rừng núi vào đêm trăng tươi đẹp như một bức tranh.

• Khung cảnh đêm khuya cùng con người trầm tư, yên lặng, không chuyển động - luôn tĩnh lặng như một bức tranh.

+ Biện pháp điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): Từ “chưa ngủ" ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu câu 4: Nhấn mạnh trạng thái của con người - vẫn đang thao thức dù đêm đã khuya. Đồng thời biện pháp điệp ngữ vòng còn gợi lên sự kéo dài, triền miên, lặp lại của hành động thao thức không ngủ của nhân vật trữ tình.

- Hai chữ “chưa ngủ" là nỗi thao thức, là tâm trạng. "Chưa ngủ" vì "cảnh khuya như vẽ" đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. “Chưa ngủ" còn vì một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà". Hai câu cuối bài Cảnh khuya đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lý tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên" - Tâm trạng “lo nỗi nước nhà" là tình cảm"ưu ái" của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh liệt, được nói đến nhiều trong thơ văn của Người thời kháng chiến:

"Lòng riêng riêng những bàng hoàng

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng."

(Đi thuyền trên sông Đáy - 1949)

III. Đôi nét về bài thơ Rằm tháng giêng

1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Rằm tháng giêng

Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.

2. Bố cục của bài thơ Rằm tháng giêng (2 phần)

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc.

- Phần 2 (hai câu còn lại): Hình ảnh con người.

3. Phương thức biểu đạt

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh giản dị, sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ…

4. Đọc hiểu Rằm tháng giêng

a. Hai câu thơ đầu

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”

Nhà thơ đã xây dựng hình ảnh ánh trăng trong một đêm răm tháng giêng với vẻ đẹp "nguyệt chính viên" - đó là lúc trăng ở vào độ tròn đầy và sáng nhất. Ánh trăng trong đêm rắm vốn đã đẹp nhưng ánh trăng trong đêm rằm tháng giêng lại đẹp hơn cả. Không chỉ vậy, sắc xuân từ ánh trăng giống như đang bao trùm lên mọi cảnh vật khiến cho "sông xuân", "nước xuân" và "trời cũng thêm xuân". Từ "xuân" được điệp lại tới ba lần như muốn khẳng định sắc xuân đang lan tỏa khắp không gian. Không gian ấy mở rộng ra cả ba chiều: Chiều cao, chiều rộng và chiều sâu làm cho cảnh vật thiên nhiên trở nên rộng lớn hơn chứ không bó hẹp. Sự nối tiếp giữa "sông xuân", "nước xuân" và "trời xuân" cũng gợi ra vẻ đẹp giao hòa giữa bầu trời và mặt đất đều tràn ngập ánh trăng.

b. Hai câu thơ sau

"Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"

Khi kết hợp cụm từ "yên ba" với “thâm xứ" lại với nhau, nhà thơ đã tạo nên một không gian sương khói mờ ảo trên sông ở chốn sâu thẳm. Trong không khí cả đất trời tạo vật đang hòa vào sắc xuân, thông thường sẽ các tao nhân mặc khách sẽ đối ẩm thưởng nguyệt, đàm đạo thi phú thì cảnh vật cũng trở nên tao nhã, nhẹ nhàng cùng con người. Ấy vậy mà, cũng trong không gian, thời gian hết sức thơ mộng kia lại xuất hiện hình ảnh của những người con cách mạng tận tâm, tận sức bàn bạc kế sách đánh giặc. Như thế, không gian nơi sâu thẩm mịt mù khói sóng giờ đây đã trở thành điều kiện đảm bảo an toàn cho công việc mang tính trọng đại quốc gia mà những người chiến sĩ đang âm thầm thực hiện. Công việc ấy tuy thầm lặng nhưng chắc chắn sẽ dễ khiến con người trở nên căng thẳng, mỏi mệt mà vô tình hờ hững với cảnh đẹp đêm trăng.

Tuy nhiên, những người chiến sĩ xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên lại không hề phảng phất những u sầu, ủ ê. Trái lại ở họ có những cảm hứng lãng mạn rất dào dạt, đó là lí do mà có lúc họ đã tạm gác lại công việc để có thể cảm được rằng trong thời điểm "nguyên tiêu" và không gian “nguyên tiêu" một điều tuyệt vời là: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" (Dịch thơ: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền" - Xuân Thủy).