Dual ram là gì

Hều hết các hướng dẫn build PC đều sẽ trình bày cho bạn biết cách chạy RAM ở chế độ “dual channel” (hay còn gọi là “kênh đôi”). Vậy thì chính xác dual channel RAM là gì, và nó mang lại lợi ích ra sao cho hệ thống của bạn? Hãy đọc tiếp để tìm hiểu.

Để hiểu được thật rõ ràng về dual channel RAM, trước tiên, chúng ta cần đi nhanh qua RAM có tác dụng gì. RAM là nơi cho các ứng dụng và tệp tin được truy cập gần đây lưu trữ dữ liệu ngắn hạn. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng trình duyệt web trên thiết bị của mình, dữ liệu của các trang web đang được lưu trữ trong các module RAM. Do đó, có nhiều RAM hơn cho phép bạn mở nhiều ứng dụng hơn cùng lúc mà mọi thứ không bị chậm lại.

Dữ liệu này được CPU của bạn truy cập bằng các “memory channel” – là các đường dẫn giao tiếp cho phép máy tính truy cập vào dữ liệu được lưu trữ tạm thời trên RAM. Do đó, có nhiều kênh bộ nhớ hơn có thể làm cho việc truy cập dữ liệu nhanh hơn.

Ví dụ, bạn cứ tưởng tượng một trạm thu phí mà cho phép hai làn xe đi vào cùng lúc, chắc chắn nó sẽ làm việc nhanh hơn so với khi chỉ có duy nhất một làn xe đi vào.

Dual Channel RAM là gì?

Dual ram là gì

Dual channel RAM là công nghệ sử dụng hai kênh bộ nhớ để tăng tốc độ truyền giữa CPU và bộ nhớ máy tính. Ở chế độ dual channel, hai thanh RAM giao tiếp đồng thời trên các kênh riêng biệt để vận hành máy tính và chạy các chương trình nhanh hơn đáng kể.

Do đó, dual channel RAM sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất cho PC/Laptop của mình hiệu quả, bất kể dung lượng thực của RAM. Ví dụ, trong hầu hết các trường hợp, hai thanh RAM 8GB chạy ở chế độ dual channel có thể sẽ hoạt động tốt hơn một thanh RAM 16GB duy nhất ở chế độ single channel.

Cách lắp Dual Channel RAM cho PC

Dual ram là gì

Bạn hãy lắp hai thanh RAM vào hai khe cùng màu sắc để chạy Dual channel. Trường hợp không có màu riêng biệt, bạn hãy lắp RAM xen kẽ nhau

Việc chạy ở chế độ dual channel RAM phụ thuộc vào mainboard của máy tính, bo mạch chủ sẽ cần có hai khe cắm phù hợp hỗ trợ chế độ dual channel cùng nhau. May mắn thay, hầu hết các mainboard hiện đại ngày nay đều hỗ trợ tính năng này, với nhiều mainboard, thậm chí nhà sản xuất còn rất tâm lý khi sơn màu riêng biệt để cho người dùng build PC biết nơi để lắp đặt các thanh RAM.

Dual ram là gì

Nếu một mainboard có nhiều hơn hai khe cắm RAM, chúng thường có các cặp dual channel. Ví dụ, một bo mạch có bốn khe cắm sẽ có hai cặp khe cắm bộ nhớ dual channel riêng biệt, chúng thường được đặt cách xa nhau một khe.

Dual channel không liên quan nhiều đến thương hiệu hoặc loại RAM bạn mua. Nó hoạt động với gần như tất cả các nhãn hiệu RAM được sản xuất gần đây, của hầu hết các nhà sản xuất. Điều quan trọng hơn là các thanh RAM phù hợp với nhau về dung lượng (GB), tốc độ, và độ trễ, vì nếu không chúng có thể không chạy tối ưu. Để giảm thiểu sự nhầm lẫn, các công ty sản xuất RAM thường sẽ bán chúng theo bộ gồm hai thanh giống hệt nhau.

Triple Channel, Quad Channel RAM thì sao?

Nếu dual channel đã giúp tăng hiệu suất hiệu quả thì việc chạy ở nhiều kênh hơn thậm chí còn tốt hơn. Các thanh RAM chạy trong triple channel và quad channel mang lại các nâng cấp hiệu suất đáng chú ý so với dual channel. Tuy nhiên, khác biệt có thể không đáng kể bằng sự gia tăng từ kênh đơn thành kép.

Dual ram là gì

Hiện tại, chỉ có một số CPU và mainboard cao cấp nhất hỗ trợ chế độ triple channel và quad channel. Để kiểm tra xem PC của bạn có thể hưởng lợi từ chế độ ba kênh, bốn kênh hay không, hãy tham khảo ý kiến từ nhà sản xuất thiết bị của bạn.

Cách lắp Dual Channel RAM cho Laptop

Giống như máy tính để bàn, laptop cũng được hưởng lợi đáng kể từ dual channel RAM. Ngày nay, rất nhiều mẫu laptop chỉ có một thanh RAM, nhưng sẽ có sẵn một khe cắm thứ hai để nâng cấp lên dual channel RAM.

Dual ram là gì

Nếu bạn cảm thấy thiết bị của mình bị chậm lại khi có quá nhiều chương trình đang mở, đây có thể là một cách dễ dàng, nhanh chóng, giá cả phải chăng để nâng cấp đáng kể hiệu suất laptop của bạn. Bạn không chỉ tăng gấp đôi dung lượng RAM mà còn nhận được tất cả các lợi ích về tốc độ khi chạy ở dual channel.

Laptop thường chấp nhận cái được gọi là “small outline dual in-line memory module” (hay SODIMM), những thanh RAM này kích thước nhỏ hơn nhiều so với RAM dành cho máy tính để bàn. Việc lắp đặt cũng là một quá trình đơn giản, bao gồm tháo vỏ, tìm khe cắm SODIMM và lắp thanh RAM vào đó.

Ghi chú: Bạn rất cần phải lưu ý nếu có ý định tự lắp thêm RAM cho laptop của mình, việc này có thể sẽ làm mất luôn bảo hành của thiết bị (nếu vẫn còn thời hạn). Do đó, tốt nhất là bạn nên chịu khó mang theo thiết bị ra hãng.

Để đảm bảo khả năng tương thích, chúng tôi khuyên bạn nên mua cùng một model, dung lượng và tốc độ giống như thanh RAM đầu tiên trong laptop của bạn, nếu bạn đang nâng cấp nó. Ngoài ra, nếu thanh RAM trong laptop của bạn không bị hàn chết vào mainboard (RAM onboard), bạn cũng có thể hoán đổi thanh đã có trong laptop của mình và thêm hai thanh mới vào vị trí của nó.

Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Dual Channel RAM là gì? Tại sao nó giúp tăng hiệu suất cho PC/Laptop?“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !!!

Hoàng Trần

Là người chịu trách nhiệm phần nội dung cho Vuihocmeo.com. Tôi có sở thích tìm tòi, học hỏi những điều mới lạ về công nghệ và thế giới internet.