Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 ,10, 11, 12, 13 trang 14, 15, 16, 17 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao - Câu trang SGK Đại số và Giải tích Nâng cao

Chỉ có đoạn thẳng \(EF\) của đường thẳng đó nằm trong dải \(\left\{ {\left( {x{\rm{ }};{\rm{ }}y} \right)| - 1{\rm{ }} \le {\rm{ }}y{\rm{ }} \le {\rm{ }}1} \right\}\)(dải này chứa đồ thị cuả hàm số \(y = \sin x\)). Vậy các giao điểm của đường thẳng \(y = {x \over 3}\) với đồ thị của hàm số \(y = \sin x\) phải thuộc đoạn \(EF\) ; mọi điểm của đoạn thẳng này cách \(O\) một khoảng dài hơn \(\sqrt {9 + 1} = \sqrt {10} \) (và rõ ràng \(E, F\) không thuộc đồ thị của hàm số \(y = \sin x\)).

Câu 1 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Tìm tập xác định của mỗi hàm số sau :

a. \(y = \sqrt {3 - \sin x} \) ;

b. \(y = {{1 - \cos x} \over {\sin x}}\)

c. \(y = \sqrt {{{1 - \sin x} \over {1 + \cos x}}} \)

d. \(y = \tan \left( {2x + {\pi \over 3}} \right)\)

Giải:

a. Vì \(-1 sinx 1\) nên \(3 sinx > 0\) với mọi \(x\) nên tập xác định của hàm số là: \(D =\mathbb R\)

b. \(y = {{1 - \cos x} \over {\sin x}}\) xác định khi và chỉ khi \(\sin x 0\)

\( x kπ, k \in\mathbb Z\)

Vậy tập xác định \(D =\mathbb R \backslash \left\{kπ , k \in \mathbb Z\right\}\)

c. Vì \(1 sinx 0\) và \(1 + cosx 0\) nên hàm số xác định khi và chỉ khi \(cosx -1 x π + k2π, k \in\mathbb Z\)

Vậy tập xác định \(D =\mathbb R\backslash\left\{π + k2π , k \in\mathbb Z\right\}\)

d. \(y = \tan \left( {2x + {\pi \over 3}} \right)\) xác định \(\cos \left( {2x + {\pi \over 3}} \right) \ne 0\)

\( \Leftrightarrow 2x + {\pi \over 3} \ne {\pi \over 2} + k\pi \Leftrightarrow {\pi \over {12}} + k{\pi \over 2},k \in \mathbb Z\)

Vậy tập xác định \(D =\mathbb R\backslash \left\{ {{\pi \over {12}} + k{\pi \over 2},k \in\mathbb Z} \right\}\)


Câu 2 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Xét tính chẵn lẻ của hàm số sau :

a. \(y = -2\sin x\)

b. \(y = 3\sin x 2\)

c. \(y=\sin x \cos x\)

d. \(y = \sin x\cos^2 x+ \tan x\)

Giải:

a. \(f(x) = -2\sin x\)

Tập xác định \(D =\mathbb R\), ta có \(f(-x) = -2\sin (-x) = -f(x), x \in\mathbb R\)

Vậy \(y = -2\sin x\) là hàm số lẻ.

b. \(f(x) = 3\sin x 2\)

Ta có: \(f\left( {{\pi \over 2}} \right) = 1;f\left( { - {\pi \over 2}} \right) = - 5\)

\(f\left( { - {\pi \over 2}} \right) \ne - f\left( { - {\pi \over 2}} \right)\) và \(f\left( { - {\pi \over 2}} \right) \ne f\left( {{\pi \over 2}} \right)\) nên hàm số \(y = 3\sin x 2\) không phải là hàm số chẵn cũng không phải là hàm số lẻ.

c. \(f(x) = \sin x \cos x\)

Ta có: \(f\left( {{\pi \over 4}} \right) = 0;f\left( { - {\pi \over 4}} \right) = - \sqrt 2 \)

\(f\left( { - {\pi \over 4}} \right) \ne - f\left( {{\pi \over 4}} \right)\) và \(f\left( { - {\pi \over 4}} \right) \ne f\left( {{\pi \over 4}} \right)\) nên \(y = \sin x \cos x\) không phải là hàm số lẻ cũng không phải là hàm số chẵn.

d. \(f\left( x \right) = \sin x{\cos ^2}x + \tan x\)

Tập xác định \(D = \mathbb R \backslash \left\{{\pi \over 2} + k\pi ,k \in \mathbb Z \right\}\)

\(x \in D\) ta có \( x \in D\) và

\(\eqalign{
& f\left( { - x} \right) = \sin \left( { - x} \right){\cos ^2}\left( { - x} \right) + \tan \left( { - x} \right) \cr
& = - \sin x{\cos ^2}x - \tan x = - f\left( x \right) \cr} \)

Do đó hàm số đã cho là hàm số lẻ.


Câu 3 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mỗi hàm số sau :

a. \(y = 2\cos \left( {x + {\pi \over 3}} \right) + 3\)

b. \(y = \sqrt {1 - \sin \left( {{x^2}} \right)} - 1\)

c. \(y = 4\sin \sqrt x \)

Giải

a. Ta có: \(-1 \cos \left( {x + {\pi \over 3}} \right) 1\)

\(\eqalign{
& \Rightarrow - 2 \le 2\cos \left( {x + {\pi \over 3}} \right) \le 2\cr& \Rightarrow 1 \le 2\cos \left( {x + {\pi \over 3}} \right) + 3 \le 5 \Rightarrow 1 \le y \le 5 \cr
&\text{ Vậy }\cr&\min \,y = 1\,khi\,x + {\pi \over 3} = \pi + k2\pi \,\cr&\,\,\,\,\,\,\,\text{ khi} \,x = {{2\pi } \over 3} + k2\pi \cr
&\max \,y = 5\,khi\,x + {\pi \over 3} = k2\pi \,\text{ khi} \,x = - {\pi \over 3} + k2\pi \cr&\left( {k \in \mathbb Z} \right) \cr} \)

b. Ta có: \(0 \le 1 - \sin {x^2} \le 2\)

\(\Rightarrow - 1 \le \sqrt {1 - \sin {x^2}} - 1 \le \sqrt 2 - 1 \)

\(\Rightarrow - 1 \le y \le \sqrt 2 - 1\)

\(\eqalign{
& \text{ Vậy }\,\min \,y = - 1\,\text{ khi} \,{x^2} = {\pi \over 2} + k2\pi ,k \ge 0,k \in\mathbb Z \cr
&\max\,y = \sqrt 2 - 1\text{ khi}\,{x^2} = - {\pi \over 2} + k2\pi ,k > 0,k \in \mathbb Z \cr} \)

c. Ta có: \( - 1 \le \sin \sqrt x \le 1 \Rightarrow - 4 \le 4\sin \sqrt x \le 4\)

\( -4 y 4\)

\(\eqalign{
& \text{ Vậy }\cr&\min \,y = - 4\,\text{ khi}\,\sqrt x = - {\pi \over 2} + k2\pi ,k > 0,k \in\mathbb Z \cr
& \max \,y = 4\,\text{ khi}\,\sqrt x = {\pi \over 2} + k2\pi ,k \ge 0,k \in\mathbb Z \cr} \)


Câu 4 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho các hàm số \(f(x) = \sin x, g(x) = \cos x, h(x) = \tan x\) và các khoảng

\({J_1} = \left( {\pi ;{{3\pi } \over 2}} \right);{J_2} = \left( { - {\pi \over 4};{\pi \over 4}} \right);{J_3} = \left( {{{31\pi } \over 4};{{33\pi } \over 4}} \right);{J_4} = \left( { - {{452\pi } \over 3};{{601\pi } \over 4}} \right)\)

Hỏi hàm số nào trong ba hàm số trên đồng biến trên khoảng \(J_1\)? Trên khoảng \(J_2\)? Trên khoảng \(J_3\)? Trên khoảng \(J_4\)? (Trả lời bằng cách lập bảng).

Giải

\({J_3} = \left( {8\pi - {\pi \over 4};8\pi + {\pi \over 4}} \right),{J_4} = \left( { - 150\pi - {{2\pi } \over 3}; - 105\pi - {\pi \over 4}} \right)\)

Ta có bảng sau, trong đó dấu + có nghĩa đồng biến, dấu 0 có nghĩa không đồng biến :

Hàm số

J1

J2

J3

J4

\(f(x) = \sin x\)

0

+

+

0

\(g(x) = \cos x\)

+

0

0

+

\(h(x) = \tan x\)

+

+

+

0


Câu 5 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng ? Khẳng định nào sai ? Giải thích vì sao ?

a. Trên mỗi khoảng mà hàm số \(y = \sin x\) đồng biến thì hàm số \(y = \cos x\) nghịch biến.

b. Trên mỗi khoảng mà hàm số \(y = \sin^2 x\) đồng biến thì hàm số \(y = \cos^2 x\) nghịch biến.

Giải:

a. Sai vì trên khoảng \(\left( { - {\pi \over 2};{\pi \over 2}} \right)\) hàm số \(y = \sin x\) đồng biến nhưng hàm số \(y = \cos x\) không nghịch biến.

b. Đúng do \({\sin ^2}x + {\cos ^2}x = 1\)

Giả sử \(y = \sin^2 x\)đồng biến trên khoảng \(I\), khi đó với \(x_1,x_2\inI\) và \(x_1

\( \Rightarrow 1 - {\sin ^2}{x_1} > 1 - {\sin ^2}{x_2} \Rightarrow {\cos ^2}{x_1} > {\cos ^2}{x_2}\)

\( y = \cos^2 x\)nghịch biến trên \(I\).


Câu 6 trang 15 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho hàm số \(y = f(x) = 2\sin 2x\)

a. Chứng minh rằng với số nguyên \(k\) tùy ý, luôn có \(f(x + kπ) = f(x)\) với mọi \(x\).

b. Lập bảng biến thiên của hàm số \(y = 2\sin 2x\) trên đoạn \(\left[ { - {\pi \over 2};{\pi \over 2}} \right].\)

c. Vẽ đồ thị của hàm số \(y = 2\sin 2x\).

Giải

a. Ta có \(f(x + kπ) = 2\sin 2(x + kπ) = 2\sin (2x + k2π) = 2\sin 2x = f(x), x \in\mathbb R\)

b. Bảng biến thiên :

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 ,10, 11, 12, 13 trang 14, 15, 16, 17 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao - Câu trang SGK Đại số và Giải tích Nâng cao

c. Đồ thị :

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 ,10, 11, 12, 13 trang 14, 15, 16, 17 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao - Câu trang SGK Đại số và Giải tích Nâng cao


Câu 7 trang 16 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Xét tính chẵn lẻ của mỗi hàm số sau :

a. \(y = \cos \left( {x - {\pi \over 4}} \right)\)

b. \(y = \tan \left| x \right|\)

c. \(y = \tan x - \sin 2x.\)

Giải

a. Ta có:

\(\eqalign{
& f\left( x \right) = \cos \left( {x - {\pi \over 4}} \right),f\left( {{\pi \over 4}} \right) = 1,f\left( { - {\pi \over 4}} \right) = 0 \cr
& f\left( { - {\pi \over 4}} \right) \ne f\left( {{\pi \over 4}} \right)\,va\,f\left( { - {\pi \over 4}} \right) \ne - f\left( {{\pi \over 4}} \right) \cr} \)

Nên \(y = \cos \left( {x - {\pi \over 4}} \right)\) không phải là hàm số chẵn cũng không phải là hàm số lẻ.

b. \(f(x) = \tan|x|\). Tập xác định \(D =\mathbb R \backslash \left\{ {{\pi \over 2} + k\pi ,k \in \mathbb Z} \right\}\)

\(x \in D -x \in D\) và \(f(-x) = \tan |-x| = \tan |x| = f(x)\)

Do đó \(y = \tan |x|\) là hàm số chẵn.

c. \(f(x) = \tan x \sin 2x\). Tập xác định \(D =\mathbb R \backslash\left\{ {{\pi \over 2} + k\pi ,k \in\mathbb Z} \right\}\)

\(x \in D -x \in D\) và \(f(-x) = \tan(-x) \sin(-2x)\)

\(= -\tan x + \sin 2x = -(\tan x \sin 2x) = -f(x)\)

Do đó \(y = \tan x \sin 2x\) là hàm số lẻ.


Câu 8 trang 16 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho các hàm số sau :

a. \(y = - {\sin ^2}x\)

b. \(y = 3{\tan ^2}x + 1\)

c. \(y = \sin x\cos x\)

d. \(y = \sin x\cos x + {{\sqrt 3 } \over 2}\cos 2x\)

Chứng minh rằng mỗi hàm số \(y = f(x)\) đó đều có tính chất :

\(f(x + kπ) = f(x)\) với \(k \in\mathbb Z\), \(x\) thuộc tập xác định của hàm số \(f\).

Giải

Với \(k \in\mathbb Z\) ta có :

a. \(f(x) = -\sin^2 x\)

\(f(x + kπ) = -\sin^2(x + kπ) = - {\left[ {{{\left( { - 1} \right)}^k}\sin x} \right]^2} = - {\sin ^2}x = f\left( x \right)\)

b.

\(\eqalign{
& f\left( x \right) = 3{\tan ^2}x + 1 \cr
& f\left( {x + k\pi } \right) = 3{\tan ^2}\left( {x + k\pi } \right) + 1 = 3{\tan ^2}x + 1 = f\left( x \right) \cr} \)

c. \(f(x) = \sin x\cos x\)

\(\eqalign{
& f\left( {x + k\pi } \right) = \sin \left( {x + k\pi } \right).\cos \left( {x + k\pi } \right) = {\left( { - 1} \right)^k}\sin x.{\left( { - 1} \right)^k}\cos x \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \sin x\cos x = f\left( x \right) \cr} \)

d.

\(\eqalign{
& f\left( x \right) = \sin x\cos x + {{\sqrt 3 } \over 2}\cos 2x \cr
& f\left( {x + k\pi } \right) = \sin \left( {x + k\pi } \right)\cos \left( {x + k\pi } \right) + {{\sqrt 3 } \over 2}\cos \left( {2x + k2\pi } \right) \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {\left( { - 1} \right)^k}\sin x{\left( { - 1} \right)^k}\cos x + {{\sqrt 3 } \over 2}\cos 2x = \sin x\cos x + {{\sqrt 3 } \over 2}\cos 2x = f\left( x \right) \cr} \)


Câu 9 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho hàm số \(y = f(x) = A\sin(ωx + )\) (\(A, ω\) và \(\) là những hằng số ; \(A\) và \(ω\) khác \(0\)). Chứng minh rằng với mỗi số nguyên \(k\)), ta có \(f\left( {x + k.{{2\pi } \over \omega }} \right) = f\left( x \right)\) với mọi \(x\).

Giải

Với \(k \in \mathbb Z\) ta có :

\(\eqalign{
& f\left( {x + k.{{2\pi } \over \omega }} \right) = A\sin \left[ {\omega \left( {x + k{{2\pi } \over \omega }} \right) + \alpha } \right] \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = A\sin \left( {\omega x + \alpha + k2\pi } \right) = A\sin \left( {\omega x + \alpha } \right) = f\left( x \right) \cr} \)


Câu 10 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Chứng minh rằng mọi giao điểm của đường thẳng xác định bởi phương trình \(y = {x \over 3}\) với đồ thị của hàm số \(y = \sin x\) đều cách gốc tọa độ một khoảng nhỏ hơn \(\sqrt {10} \)

Giải

Đường thẳng \(y = {x \over 3}\) đi qua các điểm \(E(-3 ; -1)\) và \(F(3 ; 1)\)

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 ,10, 11, 12, 13 trang 14, 15, 16, 17 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao - Câu trang SGK Đại số và Giải tích Nâng cao

Chỉ có đoạn thẳng \(EF\) của đường thẳng đó nằm trong dải \(\left\{ {\left( {x{\rm{ }};{\rm{ }}y} \right)| - 1{\rm{ }} \le {\rm{ }}y{\rm{ }} \le {\rm{ }}1} \right\}\)(dải này chứa đồ thị cuả hàm số \(y = \sin x\)). Vậy các giao điểm của đường thẳng \(y = {x \over 3}\) với đồ thị của hàm số \(y = \sin x\) phải thuộc đoạn \(EF\) ; mọi điểm của đoạn thẳng này cách \(O\) một khoảng dài hơn \(\sqrt {9 + 1} = \sqrt {10} \) (và rõ ràng \(E, F\) không thuộc đồ thị của hàm số \(y = \sin x\)).


Câu 11 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Từ đồ thị của hàm số \(y = \sin x\), hãy suy ra đồ thị của các hàm số sau và vẽ đồ thị của các hàm số đó :

a. \(y = -\sin x\)

b. \(y = \left| {\sin x} \right|\)

c. \(y = \sin|x|\)

Giải

a. Đồ thị của hàm số \(y = -\sin x\) là hình đối xứng qua trục hoành của đồ thị hàm số \(y = \sin x\)

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 ,10, 11, 12, 13 trang 14, 15, 16, 17 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao - Câu trang SGK Đại số và Giải tích Nâng cao

b. Ta có: \(\left| {\sin x} \right| = \left\{ {\matrix{{\sin x\,\text{ nếu }\,\sin x \ge 0} \cr { - \sin x\,\text{ nếu }\,\sin x < 0} \cr} } \right.\)

do đó đồ thị của hàm số \(y = |\sin x|\) có được từ đồ thị \((C)\) của hàm số \(y = \sin x\) bằng cách :

- Giữ nguyên phần đồ thị của \((C)\) nằm trong nửa mặt phẳng \(y 0\) (tức nửa mặt phẳng bên trên trục hoành kể cả bờ \(Ox\)).

- Lấy hình đối xứng qua trục hoành của phần đồ thị \((C)\) nằm trong nửa mặt phẳng \(y < 0\) (tức là nửa mặt phẳng bên dưới trục hoành không kể bờ \(Ox\));

- Xóa phần đồ thị của \((C)\) nằm trong nửa mặt phẳng \(y < 0\).

- Đồ thị \(y = |\sin x|\) là đường liền nét trong hình dưới đây :

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 ,10, 11, 12, 13 trang 14, 15, 16, 17 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao - Câu trang SGK Đại số và Giải tích Nâng cao

c. Ta có: \(\sin \left| x \right| = \left\{ {\matrix{{\sin x\,\text{ nếu }\,x \ge 0} \cr { - \sin x\,\text{ nếu }\,x < 0} \cr} } \right.\)

do đồ thị của hàm số \(y = \sin|x|\) có được từ đồ thị \((C)\) của hàm số \(y = \sin x\) bằng cách :

- Giữ nguyên phần đồ thị của \((C)\) nằm trong nửa mặt phẳng \(x 0\) (tức nửa mặt phẳng bên phải trục tung kể cả bờ \(Oy\)).

- Xóa phần đồ thị của \((C)\) nằm trong nửa mặt phẳng \(x < 0\) (tức nửa mặt phẳng bên trái trục tung không kể bờ \(Oy\)).

- Lấy hình đối xứng qua trục tung của phần đồ thị \((C)\) nằm trong nửa mặt phẳng \(x > 0\)

- Đồ thị \(y = \sin|x|\) là đường nét liền trong hình dưới đây :

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 ,10, 11, 12, 13 trang 14, 15, 16, 17 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao - Câu trang SGK Đại số và Giải tích Nâng cao


Câu 12 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

a. Từ đồ thị của hàm số \(y = \cos x\), hãy suy ra đồ thị của các hàm số sau và vẽ đồ thị của các hàm số đó :

\(y = \cos x + 2\)

\(y = \cos \left( {x - {\pi \over 4}} \right)\)

b. Hỏi mỗi hàm số đó có phải là hàm số tuần hoàn không ?

Giải:

a. Đồ thị của hàm số \(y = \cos x + 2\)có được do tịnh tiến đồ thị của hàm số \(y = \cos x\)lên trên một đoạn có độ dài bằng \(2\), tức là tịnh tiến theo vectơ \(2\overrightarrow j (\overrightarrow j = \left( {0,1} \right)\) là vecto đơn vị trên trục tung).

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 ,10, 11, 12, 13 trang 14, 15, 16, 17 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao - Câu trang SGK Đại số và Giải tích Nâng cao

Đồ thị của hàm số \(y = \cos \left( {x - {\pi \over 4}} \right)\) có được do tịnh tiến đồ thị của hàm số y = cosx sang phải một đoạn có độ dài \({\pi \over 4}\), tức là tịnh tiến theo vexto \({\pi \over 4}\overrightarrow i (\overrightarrow i = \left( {1,0} \right)\) là vecto đơn vị trên trục hoành).

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 ,10, 11, 12, 13 trang 14, 15, 16, 17 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao - Câu trang SGK Đại số và Giải tích Nâng cao

b. Các hàm số trên đều là hàm tuần hoàn vì :

nếu \(f(x) = \cos x + 2\) thì \(f(x + 2π) = \cos(x + 2π) + 2\)

\(= \cos x + 2 = f(x), x \in\mathbb R\)

Và nếu \(g(x) = \cos \left( {x - {\pi \over 4}} \right)\) thì \(g(x + 2π) = \cos \left( {x + 2\pi - {\pi \over 4}} \right)=\cos \left( {x - {\pi \over 4}} \right) = g\left( x \right)\) , \(x \in\mathbb R\)


Câu 13 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Xét hàm số \(y = f\left( x \right) = \cos {x \over 2}\)

a. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên \(k\), \(f(x + k4π) = f(x)\) với mọi \(x\).

b. Lập bảng biến thiên của hàm số \(y = \cos {x \over 2}\) trên đoạn \([-2π ; 2π]\).

c. Vẽ đồ thị của các hàm số \(y = \cos x\) và \(y = \cos {x \over 2}\) trong cùng một hệ trục tọa độ vuông góc \(Oxy\).

d. Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), xét phép biến hình \(F\) biến mỗi điểm \((x ; y)\) thành điểm \((x'; y')\) sao cho \(x'= 2x\) và \(y'= y\). Chứng minh rằng F biến đồ thị của hàm số \(y = \cos x\) thành đồ thị của hàm số \(y = \cos {x \over 2}.\)

Giải

a. \(f\left( {x + k4\pi } \right) = \cos \left( {{x \over 2} + k2\pi } \right) = \cos {x \over 2} = f\left( x \right)\)

b. Bảng biến thiên :

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 ,10, 11, 12, 13 trang 14, 15, 16, 17 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao - Câu trang SGK Đại số và Giải tích Nâng cao

c.

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 ,10, 11, 12, 13 trang 14, 15, 16, 17 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao - Câu trang SGK Đại số và Giải tích Nâng cao

d. Nếu đặt \(x'= 2x, y'=y\) thì \(y = \cos x\) khi và chỉ khi \(y' = \cos {{x'} \over 2}\). Do đó phép biến đổi xác đinh bởi \((x ; y) (x'; y')\) sao cho \(x'= 2x, y'= y\) biến đồ thị hàm số \(y = \cos x\) thành đồ thị hàm số \(y = \cos {x \over 2}.\)

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 ,10, 11, 12, 13 trang 14, 15, 16, 17 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao - Câu trang SGK Đại số và Giải tích Nâng cao