Giải bài 108, 109, 110 trang 42 sgk toán 6 tập 1 - Bài trang sgk toán tập

Ví dụ: Số \(1543\) có tổng các chữ số bằng: \(1 + 5 + 4 + 3 = 13\). Số \(13\) chia cho \(9\) dư \(4\) chia cho \(3\) dư \(1\). Do đó số \(1543\) chia cho \(9\) dư \(4\), chia cho \(3\) dư \(1\).

Bài 108 trang 42 sgk toán 6 tập 1

Một số có tổng các chữ số chia cho \(9\) (cho \(3\)) dư \(m\) thì số đó chia cho \(9\) ( cho \(3\)) cũng dư \(m\).

Ví dụ: Số \(1543\) có tổng các chữ số bằng: \(1 + 5 + 4 + 3 = 13\). Số \(13\) chia cho \(9\) dư \(4\) chia cho \(3\) dư \(1\). Do đó số \(1543\) chia cho \(9\) dư \(4\), chia cho \(3\) dư \(1\).

Tìm số dư khi chia mỗi số sau cho \(9\), cho \(3\):

\(1546; 1526; 2468; 10^{11}\)

Bài giải:

Chỉ cần tìm dư trong phép chia tổng các chữ số cho \(9\), cho \(3\).

+) Vì \(1 + 5 + 4 + 6 = 16\) chia cho \(9\) dư \(7\) và chia cho \(3\) dư \(1\) nên \(1546\) chia cho \(9\) dư \(7\), chia cho \(3\) dư \(1\);

+) Vì \(1 + 5 + 2 + 7 = 15\) chia cho \(9\) dư \(6\), chia hết cho \(3\) nên \(1527\) chia cho \(9\) dư \(6\) chia hết cho \(3\);

Tương tự, \(2468\) chia cho \(9\) dư \(2\), chia cho \(3\) dư \(2\);

+) \(10^{11}\) có tổng các chữ số là \(1\) nên chia cho \(9\) dư \(1\), chia cho \(3\) dư \(1\).


Bài 109 trang 42 sgk toán 6 tập 1

Gọi \(m\) là số dư của \(a\) khi chia cho \(9\). Điền vào các ô trống:

a

16

213

827

468

m

Bài giải:

a

16

213

827

468

m

7

6

8

0


Bài 110 trang 42 sgk toán 6 tập 1

Trong phép nhân a . b = c, gọi:

m là số dư của a khi chia cho 9, n là số dư của b khi chia cho 9,

r là số dư của tích m . n khi chia cho 9, d là số dư của c khi chia cho 9.

Điền vào các ô trống rồi so sánh r và d trong mỗi trường hợp sau:

a

78

64

72

b

47

59

21

c

3666

3776

1512

m

6

n

2

r

3

d

3

Bài giải:

a

78

64

72

b

47

59

21

c

3666

3776

1512

m

6

1

0

n

2

5

3

r

3

5

0

d

3

5

0