Giải thích phản ứng màu biure của protein

Giải thích phản ứng màu biure của protein

Nhiều hợp chất hóa học khi tác dụng với nhau ngoài xảy ra các hiện tượng như bay hơi, tỏa nhiệt, kết tủa, thay đổi màu sắc… Vậy phản ứng màu biure là gì? Hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu chủ đề hóa học hữu cơ này nha.

Bạn đang xem: Phản ứng màu biure là gì?

Các phản ứng màu biure phổ biến

a – Phản ứng màu biure của hợp chất peptit

Giải thích phản ứng màu biure của protein

Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên với ion đồng.

b – Phản ứng màu biure của protein

Giải thích phản ứng màu biure của protein

Protein có phản ứng màu biure với dung dịch Cu(OH)2 , màu tím đặc trưng xuất hiện là của sản phẩm phức tạp giữa protein và ion Cu2+ . Đây là phản ứng để nhận biết protein.

Thí nghiệm phản ứng màu biure

Chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi quy trình và lý thuyết phản ứng màu biure với 2 hợp chất peptit và protein.

  1. Thử nghiệm Biure là một thử nghiệm chung cho các hợp chất có liên kết peptit. 
  2. Biure là một hợp chất được tạo thành bằng cách đun nóng urê đến 180 °C. 
  3. Sau đó xử lý biure với hợp chất đồng sunfat loãng trong điều kiện kiềm, một hợp chất có màu tím được tạo thành. 

Phản ứng màu biure để làm gì?

  • Đây là lý thuyết phản ứng màu biure được sử dụng rộng rãi để xác định và nhận biết protein và axit amin. Phương pháp này được áp dụng với các hợp chất có chứa từ hai liên kết peptit trở lên (nhóm CO-NH). Vì tất cả các protein và peptit có ít nhất hai liên kết peptit.
  • Thí nghiệm phản ứng màu biure được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của protein trong chất lỏng sinh học.
  • Cường độ màu tím phụ thuộc vào số lượng liên kết peptit trong mẫu.

CuSO4 có tính kiềm phản ứng với các hợp chất chứa từ hai liên kết peptit trở lên tạo ra sản phẩm có màu tím do tạo thành phức chất đồng phân của ion cupric với các cặp electron chưa chia sẻ của nitơ và O2 của nước.

Các loại thuốc thử peptit gồm:

Article post on: edu.dinhthienbao.com

  • Đồng sunfat (CuSO4)
  • Natri hydroxit (NaOH)
  • Natri kali tartrat (thường được gọi là muối Rochelle)

Albumin có phản ứng màu biure không?

Câu trả lời là có, vì Albumin là một thành phần của protein nên có thể thực hiện phản ứng màu với biure.

Peptit là gì? Protein là gì?

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về phản ứng màu biure, chúng tôi sẽ giải thích thêm hai khái niệm là peptit và protein

a – Peptit là gì?

Peptit là loại hợp chất có chứa từ 2 đến 50 gốc α – amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

Article post on: edu.dinhthienbao.com

Liên kết peptit là liên kết có dạng – CO-NH- giữa hai đơn vị α – amino axit. Nhóm -C -NH =O giữa hai đơn vị α – amino axit được gọi là nhóm peptit.

Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α – amino axit bằng liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm NH2 amino axit đầu C, nhóm còn lại là COOH

Lưu ý: Những phân tử peptit chứa 2, 3, 4… gốc α – amino axit được gọi là đipeptit, tripeptit, tetrapeptit. Những phân tử peptit chứa trên 10 gốc α – amino axit thì được gọi là polipeptit.

Article post on: edu.dinhthienbao.com

Nhóm peptit có hai phản ứng quan trọng là phản ứng thủy phân và phản ứng màu với dung dịch Cu(OH)2

Hợp chất protein là gì?

Protein là những polipeptit ( có từ 10 gốc α – amino axit trở lên) cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Protein được chia thành hai loại gồm:

  • Protein đơn giản: là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các  α – amino axit. Ví dụ như anbumin của lòng trắng trứng , fibroin của tơ tằm.
  • Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “ phi protein”.  Ví dụ protein phức tạp: nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo.

Protein có những tính chất hóa học tương tự như peptit là phản ứng thủy phân và phản ứng màu với biure.

Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi phản ứng màu biure là gì chi tiết và đầy đủ nhất.

Article post on: edu.dinhthienbao.com

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Hóa học tại website https://edu.dinhthienbao.com.

 

 

Chuyên đề Hóa học 12 Các phản ứng màu đặc trưng của Protein, kèm theo các dạng câu hỏi bài tập liên quan, giúp bạn đọc nắm chắc nội dung kiến thức từ đó vận dụng làm các bài tập. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn giải Hóa học 12 chính xác hơn. Mời các bạn tham khảo.

 

Hóa học 12 Tính chất của Protein

  • A. Phản ứng màu đặc trưng của Protein
  • B. Bài tập phản ứng màu đặc trưng của Protein
  • C. Bài tập tự luyện màu đặc trưng của Protein

 

A. Phản ứng màu đặc trưng của Protein

  Protein (lòng trắng trứng)
HNO3 đặc

Kết tủa vàng (do sản phẩm có nhóm NO2)

Giải thích phản ứng màu biure của protein

Cu(OH)2

Phức chất màu tím đặc trưng (phản ứng màu biure)

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

Cu(OH)2 đã phản ứng với hai nhóm peptit (CO−NH) cho sản phẩm có màu tím.

 

B. Bài tập phản ứng màu đặc trưng của Protein

Câu 1: Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thì thấy xuất hiện:

A. Màu vàng

B. Màu đỏ

C. Màu nâu đỏ

D. Màu tím

 

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

D. Màu tím

 

Câu 2: Cho các phát biểu:

(1) Protein phản ứng màu biure Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho màu tím đặc trưng.

(2) Protein dạng sợi tan trong nước tạo dung dịch keo.

(3) Protein tác dụng với HNO3 đặc, cho kết tủa vàng.

(4) Protein đều là chất lỏng ở điều kiện thường.

Số phát biểu đúng là:

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

 

(1). Đúng, protein là polipeptit (có trên 2 liên kết peptit) nên tham gia phản ứng biure với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho màu tính xanh.

(2) Sai, protein dạng sợi như keratin (tóc, móng sừng) miozin (cơ bắp) không tan trong nước, các protein ở dạng cầu tan trong nước tạo thành dung dịch keo như albumin (lòng trắng trứng) hemoglobin (máu).

(3) Đúng, trong protêin có chứa –C6H4-OH của một số gốc amino axit đã phản ứng với HNO3 tạo sản phẩm có nhóm –NO2 có màu vàng.

(4), Sai, keratin (tóc, móng sừng) là chất rắn.

Vậy có 2 phát biểu đúng là (1) và (3).

→ Đáp án A

 

 

Câu 3: Để phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch: glixerol, lòng trắng trứng, tinh bột và xà phòng, có thể dùng lần lượt các thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch iot, HNO3 đậm đặc và Cu(OH)2

B. HNO3 đậm đặc và Cu(OH)2

C. Dung dịch iot và Cu(OH)2

D. Dung dịch NaOH và Cu(OH)2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

 

- Dung dịch iot → hồ tinh bột chuyển sang xanh

- Cu(OH)2 → lòng trắng trứng cho màu tím đặc trưng, còn glixerol cho dung dịch màu xanh lam

- Còn lại là xà phòng.

→ Đáp án C

 

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là Sai?

A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.

C. Anilin tác dụng với nước Brom tạo thành kết tủa trắng.

D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

 

Lysin có công thức NH2-[CH2]4-CH(NH2) -COOH có số nhóm NH2 > số nhóm

COOH nên làm xanh quỳ tím → B đúng

C6H5NH2 + 3Br2 → Br3C6H2NH2 ↓ (trắng) + 3HBr → C đúng

Glyxin có công thức NH2-CH2-COOH có số nhóm COOH = số nhóm NH2 → nên không làm đổi màu quỳ tím → D đúng

Cho dung dịch HNO3 vào lòng trắng trứng mới xuất hiện kết tủa màu vàng. Khi cho Cu(OH)2/NaOH vào lòng trắng trứng xảy ra phản ứng màu biure cho dung dịch màu tím → A sai

→ Đáp án A

 

 

Câu 5: Mô tả hiện tượng nào dưới đây không chính xác?

A. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch.

B. Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ gạch đặc trưng.

C. Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy kết tủa màu vàng.

D. Đốt cháy một mẫu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi khét như mùi tóc cháy.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

 

Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu tím đặc trưng:

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

Sản phẩm đồng (II) hiđroxit phản ứng với lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím (màu biure đặc trưng)

→ Đáp án B

 

Câu 6: Khi nhỏ axi HNO3 đậm đặc vào dd lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện:...(1)..., cho đồng (II) hiđroxit vào dd lòng trắng trứng thấy màu..(2)... xuất hiện

A. (1) kết tủa màu vàng, (2) xanh

B. (1) kết tủa màu xanh, (2) vàng

C. (1) kết tủa màu trắng, (2) tím

D. (1) kết tủa màu vàng, (2) tím

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

 

Khi nhỏ axi HNO3 đậm đặc vào dd lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện: màu vàng.

Khi cho đồng (II) hiđroxit vào dd lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím (màu biure đặc trưng)

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

C. Bài tập tự luyện màu đặc trưng của Protein

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi cho đồng (II) hiđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng:

A. Xuất hiện màu nâu.

B. Xuất hiện màu đỏ.

C. Xuất hiện màu vàng

D. Xuất hiện màu tím

Xem đáp án

Đáp án D

Dung dịch lòng trắng trứng là một polipeptit có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím đặc trưng.

 

 

Câu 2: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly.

B. Ala-Ala-Gly-Gly.

C. Ala-Gly-Gly.

D. Gly-Ala-Gly.

Xem đáp án

Đáp án A

Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với ion đồng.

 

 

Câu 3:Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch Br2

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch AgNO3

Xem đáp án

Đáp án A

Để phân biệt anilin và etylamin ta dùng dung dịch Br2. Anilin tạo kết tủa trắng còn etylamin không tác dụng

 

 

Câu 4: Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:

A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại.

B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt.

C. Dung dịch trong suốt.

D. Dung dịch bị vẫn đục hoàn toàn.

Xem đáp án

Đáp án A

Dung dịch anilin không tan trong nước khi nhỏ vào nước thì dung dịch bị vẩn đục.

Khi nhỏ HCl vào dung dịch anilin xảy ra phản ứng tạo muối amoniac tan trong nước tạo dung dịch trong suốt:

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

Khi nhỏ NaOH vào muối xuất hiện lại anilin không tan trong nước gât vẩn đục trở lại

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl

 

 

Câu 5: Dãy gồm các chất đều làm giấy quì tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. Metylamin, amoniac, natri axetat

B. Anilin, metylamin, amoniac

C. Amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit

D. Anilin, amoniac, natri hiđroxit

Xem đáp án

Đáp án A.

• Anilin: C6H5NH2 không làm quỳ tím đổi màu.

• Amoni clorua: NH4Cl có tính axit, pH < 7, làm quỳ tím chuyển màu hồng.

⇒ Loại các đáp án B, C, D.

Đáp án A thỏa mãn yêu cầu:

Chúng gồm: metylamin (CH3NH2); amoniac (NH3) và natri axetat (CH3COONa).

 

 

Câu 6: Khi cho etylamin vào dung dịch FeCl3 ,hiện tượng nào xảy ra có:

A. khí bay ra

B. kết tủa màu đỏ nâu

C. khí mùi khai bay ra

D. Không hiện tượng gì.

Xem đáp án

Đáp án B

Khi cho etylamin vào dung dịch FeCl3 sẽ xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu theo phản ứng hóa học sau:

3C2H5NH2 + 3H2O + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3C2H5NH3Cl

 

 

................................

 

 

  • Dạng bài tập Amino Axit tác dụng với Axit
  • Dạng bài tập phản ứng Este hóa của Amino Axit
  • Dạng bài tập phản ứng trùng ngưng của Amino Axit
  • Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết ứng dụng và điều chế Amino Axit
  • Dạng bài tập phản ứng màu biure của Peptit
  • Các phản ứng thủy phân Peptit và Protein

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các phản ứng màu đặc trưng của Protein. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

 

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.