Giang sơn xã tắc là gì

dt (H. tắc: thần đất và thần lúa) Đất nước: Lịch sử Việt-nam là lịch sử xây dựng giang sơn từ hạ lưu sông Hồng đến hạ lưu sông Cửu-long..., là lịch sử xây dựng xã tắc trải ngót nghìn năm Bắc-thuộc (PhVĐồng).

  • xắc xô: xacxô
  • công xã: dt. (H. công: chung; xã: hợp nhiều người) 1. Hình thức tổ chức nguyên thuỷ của xã hội loài người: Chế độ công xã nguyên thuỷ là chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất 2. Chính quyền vô sản thiế
  • quốc xã: đảng viên đảng quốc xã

Câu ví dụ

thêm câu ví dụ:

  • Xuất khả dĩ thủ tông miếu xã tắc dĩ vi tế chủ dã).
  • Xã tắc Gondor bị vứt bỏ cho những kẻ thấp kém hơn.
  • Bảo tồn hay phát triển khi xây cầu tại đàn Xã Tắc?
  • Tái hiện lễ tế thần đất, thần lúa trên đàn Xã Tắc
  • Xã tắc Gondor là của ta, chứ không phải một ai khác.

Những từ khác

  1. "xã luận" là gì
  2. "xã thuyết" là gì
  3. "xã thôn" là gì
  4. "xã thơ" là gì
  5. "xã trưởng" là gì
  6. "xã đoàn" là gì
  7. "xèo" là gì
  8. "xèo xèo" là gì
  9. "xé" là gì
  10. "xã thơ" là gì
  11. "xã trưởng" là gì
  12. "xã đoàn" là gì
  13. "xèo" là gì

Năm ấy, nhà Minh – Trung Quốc sang xâm lược nước ta, cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải về Trung Quốc. Nguyễn Trãi năm ấy được 27 tuổi, thấy cha bị giặc giải đi thì ông khóc lóc và quyết đi theo để được ở bên cạnh chăm sóc cho cha. Nguyễn Phi Khanh hết lời can ngăn và thuyết phục con quay về nhưng Nguyễn Trãi vẫn chạy theo đoàn áp giải đến tận ải Nam Quan.

Nguyễn Phi Khanh hiểu rõ con mình là một nhân tài, nếu để con đi theo thì tuy cha con có nhau đỡ cảm giác cô đơn nhưng đất nước lại mất đi một người tài để cứu dân giúp nước. Khi đến ải Nam Quan, là ranh giới giữa nước Việt và Trung Quốc, người cha thấy không thể để con tiếp tục theo mình được nữa nên ông cứng rắn nói với con: “Con phải nuôi chí đánh bại quân Minh, bảo vệ được giang sơn xã tắc mới làm tròn đạo hiếu với ta. Nếu con đi theo thì xem như tình nghĩa cha con ta từ đây chấm dứt”.

Nguyễn Trãi thông suốt lời cha nên quay trở về, trong lòng lấy sự nghiệp cứu dân giúp nước làm lẽ sống. Người cha thân ở nơi xứ người nhưng tâm luôn hướng về quê nhà chờ tin từ đứa con của mình.

Sau nhiều năm tìm kiếm người đủ tài đức để phò tá, Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, dùng mưu lược của mình để giúp Lê Lợi đánh quân Minh khiến quân ta từ thế yếu ngày càng lớn mạnh và cuối cùng giành chiến thắng. Khi quân giặc đã vào thế thua cuộc, Nguyễn Trãi thấy hao tổn quá nhiều sinh mạng hai bên, nên ông đã nhiều lần viết thư cho quân Minh và một mình năm lần vào thành của đối phương để khuyên đầu hàng. Trước sự kiên nhẫn và tấm lòng đại nghĩa của Nguyễn Trãi, mười vạn quân Minh chấp nhận đầu hàng và được cấp đầy đủ ngựa thuyền cùng lương thực về nước.

Điều này đã khiến quân Minh dù thua trận nhưng lại rất kính nể. Đây cũng là kết quả có được nhờ dùng nhân nghĩa để đối nhân xử thế của Nguyễn Trãi.

Giang sơn xã tắc là gì
Hình ảnh Nguyễn Trãi

Bài học rút ra từ câu chuyện của Nguyễn Trãi

Chữ hiếu nên vượt ra khỏi phạm vi gia đình nhỏ hẹp vì ai lớn lên cũng đều mang ơn của quê hương tổ quốc, và rộng hơn chính là cộng đồng thế giới. Vì thế, dùng tài năng cống hiến cho nước nhà, cứu giúp người khác cũng chính là biểu hiện của sự hiếu thảo, sự đền ơn trọn vẹn nhất.

Nguyên nhân + Điều kiện → Kết quả

Cha mẹ dạy con dùng tài năng giúp dân cứu nước → Con có uy tín cao, mọi người kính trọng, ba mẹ yên lòng, sống bình an

Đọc trong sử Việt, chúng ta đều nhớ sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 thắng lợi (đầu năm 1288), vua tôi nhà Trần làm lễ dâng tù binh mừng thắng trận ở Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông ở Hưng Hà, Thái Bình ngày nay). Vua Trần Nhân Tông đã cảm động làm hai câu thơ:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,

Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

Dịch nghĩa là:

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,

Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

Hoặc truyền thuyết về vua Lý Thái Tổ cũng lưu truyền bài thơ diễn tả “khẩu khí đế vương” của ngài lúc còn hàn vi:

Thiên vi khâm chẩm, địa vi chiên

Nhật nguyệt đồng song đối ngã miên

Dạ thâm bất cảm tràng thân túc

Chỉ khủng sơn hà xã tắc điên.

Nghĩa là:

Trời làm màn gối, đất làm chăn

Nhật nguyệt cùng ta một giấc yên

Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi

Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng.

Từ “xã”, “Hán Việt tự điển” của Thiều Chửu giải thích là “đền thờ thổ địa”, còn “tắc” là lúa, hay quan coi ruộng lúa. “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh chú giải rõ hơn: “Thuở xưa dựng nước tất quý trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần Hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”.

Theo truyền thuyết thời thượng cổ ở Trung Quốc thì có ông Câu Long phát minh ra “xã”, là gò đất có thể để dân ở, trồng trọt. Sau khi Câu Long mất, được tôn làm Thổ thần, hay Xã thần. Còn vị quan coi về nông nghiệp thời cổ gọi là Tắc Chính, sau được tôn làm Nông thần, hay Ngũ cốc thần, vì vậy “tắc” chính là Nông thần.

Theo sách Chu Lễ thì thời phong kiến nhà Chu, vua các nước lập đàn Xã Tắc ở bên phải của vương cung, đối lập với tông miếu được lập bên trái của vương cung, đàn Xã Tắc đại biểu cho đất đai, tông miếu đại biểu cho huyết thống, đều là tượng trưng cho đất nước.

Do đó, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng với các triều đại, việc giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn đất nước.

Nước ta, từ thời bắt đầu xây nền tự chủ, vua nhà Đinh đã lập đàn Xã Tắc ở kinh đô Hoa Lư. Vua Lý lập đàn Xã Tắc ở Thăng Long, và đàn này tồn tại đến thời Lê. Nhà Hồ dời đô về Đông Kinh (Thanh Hóa) cũng lập đàn Xã Tắc ở đó, và đàn Xã Tắc của nhà Nguyễn lập ở Phú Xuân (Huế), vẫn còn đến ngày nay.

“Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “Năm Mậu Tý, niên hiệu Minh Đạo năm thứ 5 (1048 – đời Lý Thái Tông), mùa Thu, lập đàn Xã Tắc ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo mùa màng”.

Trong “Kiến văn tiểu lục”, Lê Quý Đôn chép: “Triều nhà Lý, lập đàn Phong Vân để cầu mưa; đàn Xã Tắc để cầu quanh năm được mùa; dùng ngày lập xuân làm lễ nghênh xuân”.

Cũng trong sách này, Lê Quý Đôn mô tả đàn Xã Tắc theo thể chế định trong đời Hồng Đức nhà Hậu Lê, có “nền đàn một khu, nội nghi môn 3 gian, cửa nhỏ 2 gian, bốn xung quanh đắp tường, điện Canh Y 1 gian 1 chái, nhà Túc Yết 5 gian 2 chái, kho tế khí và phòng bếp đều 3 gian, ngoại nghi môn 3 gian, bốn xung quanh đắp tường”. Đàn này nằm ở quanh phố Xã Đàn, quận Đống Đa, thuộc phía Nam kinh thành Thăng Long.

Lễ tế đàn Xã Tắc tại đàn tế Xã Tắc, phường Thuận Hòa, TP Huế.

Năm 2006, khi thành phố Hà Nội thực hiện thi công đường Vành đai 1 tại khu vực ngã năm đầu phố Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, đã phát lộ các dấu tích của đàn Xã Tắc thời xưa.

Triều Nguyễn, vào năm Gia Long thứ 5 (1806) đàn Xã Tắc đã được dựng lên bên trong Kinh thành Phú Xuân (nay thuộc địa phận phường Thuận Hòa, thành phố Huế), để tế cúng thần Xã và thần Tắc. Khi đó, triều đình nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống đất sạch để đắp đàn.

Sau khi đàn Xã Tắc được xây dựng xong, triều đình nhà Nguyễn rất chú trọng việc cúng tế ở đàn. Ý nghĩa của việc tế lễ đàn Xã Tắc cũng quan trọng không kém việc tế ở đàn Nam Giao và cùng được xếp ở bậc đại tự (trong ba bậc tế lễ là đại tự, trung tự và quần tự).

Theo quy định của triều Nguyễn, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, vua “ngự giá” làm Lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này.

Từ thời vua Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Cả 13 đời vua Nguyễn nói chung đều thân hành đến làm chủ lễ ở đàn Xã Tắc. Đàn Xã Tắc cùng với đàn Nam Giao là hai đàn tế có vị trí quan trọng bậc nhất trong triều đình nhà Nguyễn.

Như vậy, với ý nghĩa quan trọng, “xã tắc” đã được mang nghĩa là “đất nước” từ hàng nghìn năm trước. Trong thơ văn, các nhà Nho vẫn dùng hai từ “xã tắc” với ý nghĩa trang trọng. Điển hình như đôi câu đối do Tiến sĩ khoa Ất Mùi đời Thành Thái (năm 1895) Nghiêm Xuân Quảng, soạn, khắc treo ở cột đình Đại Tự (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) ca ngợi danh tiếng, sự oai phong của vua Lý Nam Đế vang đến tận nhà Lương bên đất Bắc và truyền mãi ở nước nhà như sau: