Giáo trình Tôn giáo học đại cương PDF

Download Tài liệu

Tải bản Word ở đây

File có vấn đề (không thể xem trước, không thể tải về, nội dung bị sai khác….) vui lòng để lại bình luận phản ánh để chúng tớ sửa lỗi.

Mọi đóng góp nhỏ bé của bạn sẽ giúp ích cho TailieuVNU lắm đó <3

Đừng tiếc 1 Like ở cuối bài viết và chia sẻ đến bạn bè của mình nhé!

Tài liệu VNU – Cho đi là còn mãi!

You're Reading a Free Preview
Page 3 is not shown in this preview.

Giáo trình Tôn giáo học đại cương PDF
157
Giáo trình Tôn giáo học đại cương PDF
1 MB
Giáo trình Tôn giáo học đại cương PDF
15
Giáo trình Tôn giáo học đại cương PDF
256

Giáo trình Tôn giáo học đại cương PDF

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 157 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

HOÀNG NGỌC VĨNH GIÁO TRÌNH TÔN GIÁO HỌC ĐẠI CƯƠNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ 1 Ths. HOÀNG NGỌC VĨNH GIÁO TRÌNH TÔN GIÁO HỌC ĐẠI CƯƠNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ NĂM 2009 2 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ 07 Hà Nội, Huế – Điện thoại: 054.3834486; Fax: 054.3819886 Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc: Nguyễn Xuân Khoát Tổng biên tập: Hoàng Đức Khoa Biên tập nội dung PGS.TS Đoàn Đức Hiếu PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng TS Thái Ngọc Tăng Biên tập kỹ thuật –mỹ thuật Hồng Thanh Trình bày bìa Thiện Đức Chế bản vi tính Hoàng Sơn TÔN GIÁO HỌC ĐẠI CƯƠNG In 500 bản khổ 14,5x20,5 cm tại Công ty In Giao thông, 80 Trần Hưng Đạo – Hà Nội, Số đăng ký KHXB: 829-2009/CXB/02 – 82/ĐHH. Quyết định xuất bản số: 178/QĐ-ĐHH-NXB, cấp ngày 19/10/2009. In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2009. 3 MỤC LỤC Lời nói đầu .................................................................................................................... 5 Chương 1: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNG GHEN VÀ LÊNIN VỀ TÔN GIÁO ............................................................................................................................ 6 1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC, PH.ĂNG-GHEN VỀ TÔN GIÁO.............. 6 1.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA V.I LÊ NIN VỀ TÔN GIÁO ................................... 9 Chương 2: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO ................................................................................................................. 15 2.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO ................................................................................................................. 15 2.2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM VỀ TÔN TRỌNG TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NHÂN DÂN ............................................................................................................... 28 Chương 3: MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM ......................................................... 31 3.1 - PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM............................................................................... 31 3.2. CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM ................................................................................ 50 3.3. ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM ......................................................................... 70 3.4. ĐẠO HỒI Ở VIỆT NAM .................................................................................... 83 3.5. ĐẠO CAO ĐÀI VIỆT NAM ............................................................................... 93 3.6. ĐẠO HOÀ HẢO VIỆT NAM ........................................................................... 105 3.7. NHO GIÁO Ở VIỆT NAM................................................................................ 113 Chương 4: KẾT LUẬN CHUNG VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM............................. 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 156 4 Lời nói đầu Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn việc học tập và nghiên cứu Tôn giáo đại cương của sinh viên ngành Triết học và ngành Giáo dục Chính trị tại Đại học Huế, với kinh nghiệm giảng dạy Lý luận Tôn giáo từ năm 2000 đến nay, trên cơ sở nội dung cuốn bài giảng “Lý luận Tôn giáo” được biên soạn theo Hợp đồng số 06/2004/ĐHKH/HĐ-BG ngày 12/10/2004 của Trường Đại học Khoa học Huế, tác giả đã biên soạn cuốn “Giáo trình Tôn giáo học đại cương”. Cuốn “Giáo trình Tôn giáo học đại cương” với ba chương đã trình bày cô đọng, dễ hiểu các kiến thức về tôn giáo, giúp cho sinh viên có cơ sở nắm vững các kiến thức về: Một số quan điểm của Mác, Ăngghen và Lênin về tôn giáo; một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vấn đề tôn giáo; một số tôn giáo ở Việt Nam. Mặc dù đã cố gắng biên soạn, nhưng chắc chắn vẫn cần sự chỉnh lý bổ sung, rất mong nhận được sự góp ý chân thành về nội dung cuốn sách của sinh viên, của các đồng nghiệp xa gần và của những ai quan tâm đến vấn đề này. Mọi góp ý xin gửi về theo địa chỉ: Thạc sỹ Hoàng Ngọc Vĩnh, Khoa Lý luận Chính trị, trường Đại học Khoa học Huế. Trân trọng cảm ơn! Huế, tháng 10 năm 2009 Tác giả 5 Chương 1: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNG GHEN VÀ LÊNIN VỀ TÔN GIÁO 1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC, PH.ĂNG-GHEN VỀ TÔN GIÁO 1.1.1. Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăng-ghen về sự hình thành và phát triển của tôn giáo. C.Mác, Ph.Ăng-ghen đã tiếp thu tư tưởng vô thần truyền thống tiến bộ trong lịch sử nhân loại và đưa lý luận cũng như thực tiễn của chủ nghĩa vô thần khoa học lên một trình độ cao, tiến bộ nhất. Các ông đã chứng minh rằng, tôn giáo không có một lịch sử độc lập tách rời những nguồn gốc trần thế của lịch sử phát triển. Cần phải tìm nguồn gốc của tôn giáo ở dưới đất chứ không phải ở trên trời. “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người... Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa”1. Hai ông cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội. Toàn bộ nội dung của tôn giáo đều có nguồn gốc là thế giới hiện thực. Đặc trưng của tôn giáo là ở chỗ những khách thể của hiện thực không được phản ánh đúng. Cái trần thế thì được biểu hiện như là cái thần thánh, cái tự nhiên như là cái siêu nhiên. Mọi tôn giáo xuất hiện đều là sự đền bù hư ảo sự bất lực thực tiễn của con người, là sản phẩm của quan hệ hạn chế của con người với thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai ông nhấn mạnh cần phải giải thích sự ra đời và phát triển của tôn giáo xuất phát từ những điều kiện lịch sử mà trong đó nó xuất hiện và đạt đến địa vị thống trị. Hai ông xem tôn giáo như một hiện tượng xã hội phức tạp, đa dạng gắn liền với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Khi quan niệm tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ trong cuộc sống hàng ngày, hai ông cũng ngăn ngừa sự giản đơn và hẹp hòi trong việc nhận thức vấn đề tôn giáo. Hai ông đã nghiêm khắc phê phán Đuy Rinh, khi ông ta đòi cấm mọi tôn giáo trong “một nhà nước tương lai”. Ăng ghen từng chế nhạo những người theo thuyết Blăng ky, khi họ tuyên bố cấm thần thánh, biến con người thành người vô thần theo mệnh lệnh ban hành từ trên xuống. Những phân tích của Mác, Ăng ghen về nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của tôn giáo là những luận điểm cơ bản hết sức quan trọng làm thay đổi căn bản cách nhìn nhận vấn đề bản chất của tôn giáo, nguyên nhân và con đường khắc phục tôn giáo. Các ông đã gắn cuộc đấu tranh chống tôn giáo với những biến đổi thế giới có tính cách mạng. Chỉ có xây dựng lại triệt để một xã hội thì mới tạo ra những điều kiện cho việc khắc phục tôn giáo. Tôn giáo có thể mất đi, khi mà những quan hệ của đời 1 Xem Tuyển tập Mác Ăng-ghen, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1983, Tập 5, trang 446-461. 6 sống hiện thực hàng ngày của con người sẽ được thể hiện trong những mối quan hệ trong sáng và đúng đắn giữa con người với nhau và con người với tự nhiên. Hai ông là những người đấu tranh triệt để cho sự giải phóng ý thức quần chúng khỏi nọc độc tôn giáo, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hình thức thỏa hiệp cơ hội với tôn giáo. Tài liệu tham khảo : Tuyển tập Mác, Ăng-ghen, Tập 1, tr 566; Tập 5, tr 447- 466; Tập 6, tr 145, 154, 373, 374, 388, 389, 416, 420. 1.1.2. Quan niệm của Mác, Ăng-ghen về bản chất, chức năng xã hội của tôn giáo. Bản chất : “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế..” + Thời kỳ đầu: Lực lượng thiên nhiên được phản ánh như thế, với các thần lửa, thần mưa, thần sấm v.v... + Trong thời kỳ phát triển sau: Mỗi dân tộc khác nhau có cách nhân cách hóa khác nhau về lực lượng thiên nhiên. Thần thiên nhiên vì thế rất phong phú, đa dạng. + Về sau những lực lượng thiên nhiên mang tính xã hội. Lực lượng xã hội này đối lập với con người, xa lạ với con người là những nhân vật ảo tưởng huyền bí có sức mạnh huyền bí, vạn năng thống trị con người. Vậy, đối tượng của tôn giáo là thế giới vô hình và sự tác động qua lại của con người với thế giới ấy - Tôn giáo là sản phẩm của con người, chính con người sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người. Tôn giáo là hiện thực siêu hình của bản chất nhân loại. Chức năng : + Chức năng xã hội. - Tôn giáo là sản phẩm của xã hội và văn hóa: Ở từng quốc gia khác nhau, các khu vực khác nhau, trong cộng đồng người khác nhau và trong từng nền văn minh khác nhau, thì tôn giáo biểu hiện ra cũng rất khác nhau. - Tính hai mặt của tôn giáo là Tôn giáo vừa phản ánh xã hội đương thời đã sinh ra nó (phản ánh xuyên tạc) vừa chống lại chính hiện thực đó (tồn tại xã hội đó). - Tác dụng của tôn giáo là giảm đau, thư giãn, cân bằng cuộc sống thế gian, nơi mà ở đó còn những cảnh khổ, bất công. - Tôn giáo luôn biến đổi thích nghi với từng giai đoạn phát triển của tính chính trị. 7 Tôn giáo có ba yếu tố cấu thành cơ bản khó tách rời nhau là: Niềm tin (tín ngưỡng); Hành vi (nghi thức); Nội dung (giáo lý). Tuy nhiên, niềm tin là yếu tố quan trọng nhất và luôn biến đổi. + Chức năng (xã hội) giáo dục - Tôn giáo là ý thức hệ, hệ tư tưởng biểu hiện qua hệ thống giáo lý bằng kinh sách với một tổ chức những người truyền giáo. - Gạt bỏ tính duy tâm về thế giới quan thì các tôn giáo đều là những học thuyết đạo đức, đều hướng thiện. Về mặt này, có ý kiến cho rằng, chủ nghĩa Mác không là chủ nghĩa vô thần mà là chủ nghĩa nhân đạo, là niềm tin vào con người. Quan niệm này chỉ có lý, chứ không hoàn toàn chính xác. Điều này cần phải được hiểu rằng, tôn giáo là một nhu cầu về đời sống tâm linh của nhân dân. Chừng nào tôn giáo còn là một nhu cầu của nhân dân, thì việc tuyên chiến với tôn giáo là việc làm ngu xuẩn và càng làm tăng thêm sự tồn tại lâu dài của tôn giáo. Tài liệu tham khảo: Tuyển tập Mác, Ăng-ghen, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, Tập 1, tr 13, 14, 247. Tập 4, tr 415, 420, 736. Tập 5, tr 447, 450, 502, 547-554. 1.1.3. Quan niệm của Mác, Ăng-ghen về phê phán tôn giáo. - Từ quan niệm, con người sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người, Mác, Ăng-ghen khẳng định: Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự tri giác của con người chưa tìm thấy bản thân mình (đánh mất mình một lần nữa), là thế giới quan lộn ngược vì tôn giáo phản ánh chính thế giới hiện thực lộn ngược con người. Tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng. - Các ông chỉ rõ: Xóa bỏ tôn giáo là đòi hỏi hạnh phúc thật sự của nhân dân. Vì thế, phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự phê phán cái biển khổ ấy. Cái biến khổ mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh. Phê phán tôn giáo làm cho con người thoát khỏi ảo tưởng để con người tư duy, hành động xây dựng tính hiện thực của mình. Phê phán thượng giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền; phê phán thần học biến thành phê phán chính trị. Tài liệu tham khảo: Tuyển tập Mác,-Ăng-ghen, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, Tập 1, tr 13-26,145-171, 256, 257. Tập 4, tr 386. 1.1.4. Quan niệm của Mác, Ăng-ghen về những điều kiện để tôn giáo tự mất đi. - Từ quan niệm về nguồn gốc và bản chất của tôn giáo là: Sự nghèo nàn của tôn giáo, một mặt là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, và mặt khác là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. “Tôn giáo là tiếng thở dài của chứng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, 8 cũng như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần. Tôn giáo là thuộc phiện của nhân dân“2. Các ông chỉ ra những điều kiện để tôn giáo mất đi là: + Tôn giáo là hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân. Vậy khi nhân dân có hạnh phúc thực sự sẽ là một trong các điều kiện để tôn giáo tự nó mất đi. + Khi con người là sự tự ý thức và sự tự tri giác của con người chưa tìm thấy bản thân mình, hoặc đã đánh mất mình một lần nữa, thì con người để cho tôn giáo (là cái mặt trời ảo tưởng) vận động xung quanh mình. Vậy khi con người thoát khỏi ảo tưởng, có lý trí để tư duy, hành động và xây dựng tính hiện thực của mình, tự vận động xung quanh bản thân mình sẽ là một trong các điều kiện để tôn giáo tự mất đi. + Tôn giáo chỉ mất đi khi nào trong xã hội xóa bỏ được hết những quan hệ “biến con người thành một sinh vật bị làm nhục, bị nô dịch, bị bỏ rơi, bị khinh rẻ”. Tức chỉ khi nào mọi người ở trong xã hội đều coi con người là tồn tại tối cao đối với con người thì tôn giáo mới tự mất đi3. - Trong “Chống Đuy Rinh”, khi phân tích tính cách của người lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa, Ăng ghen chỉ rõ, chừng nào “con người còn bị thống trị bởi những quan hệ kinh tế do chính họ tạo ra, bởi những tư liệu sản xuất do họ sản xuất ra” như là “một sức mạnh xa lạ” đối với họ, chừng đó sự phản ánh có tính chất tôn giáo của hiện thực vẫn tồn tại. Từ đó, Ăng ghen khẳng định: “Khi nào thông qua việc nắm toàn bộ tư liệu sản xuất và sử dụng được những tư liệu ấy một cách có kế hoạch - xã hội, tự giải phóng mình và giải phóng tất cả mọi thành viên trong xã hội khỏi tình trạng nô dịch, trong đó hiện nay họ đang bị giam cầm bởi những tư liệu sản xuất do chính tay họ đã làm ra nhưng đối lập với họ như một sức mạnh xa lạ không sao khắc phục nổi; do đó khi nào con người không chỉ mưu sự mà còn làm ra thành sự nữa - thì chỉ khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản ánh vào tôn giáo mới sẽ mất đi, và cùng với nó bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không có gì để phản ánh nữa4. + Cũng trong “Chống Đuy Rinh”, Ăng ghen khẳng định một trong những điều kiện để tôn giáo mất đi là trong hôn nhân gia đình, tình yêu tự nguyện chân chính của trai gái quyết định hôn nhân của họ. Họ yêu nhau thì họ lấy nhau chứ không phải bất kỳ một thế lực nào khác. Cũng như thế, một trong những điều kiện để tôn giáo mất đi, có việc thực hiện bình đẳng tôn trọng lẫn nhau giữa đàn ông với đàn bà, giữa nam và nữ5. Tài liệu tham khảo: Tuyển tập Mác, Ăng-ghen,Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1980-1984, Tập I, tr 14, 26; Tập V, tr 448 - 449, 559 - 560. 1.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA V.I LÊ NIN VỀ TÔN GIÁO 2 Tuyển tập Mác, Ăng-ghen, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1980, Tập 1, tr 14. Xem Tuyển tập Mác, Ăng-ghen, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1980, Tập 1, tr 26. 4 Xem Tuyển tập Mác, Ăng-ghen, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1984, Tập V, tr 444 - 445 5 Xem Tuyển tập Mác, Ăng-ghen, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1984, Tập V, tr 559 -560. 3 9 1.2.1. Quan điểm của V.I Lênin về nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của tôn giáo. a) Nguồn gốc nhận thức : - Trong “CNXH và tôn giáo”, Lênin chỉ ra sự bất lực của những người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép mầu nhiệm6. - Trong chương II mục 4 của “Lý luận nhận thức...”, Lênin chỉ ra, chính quan điểm sai tận gốc của chủ nghĩa duy tâm cho rằng “xét đến cùng tính khách quan của những vật thể vật lý, mà chúng ta gặp trong kinh nghiệm của chúng ta, là dựa vào sự kiểm tra lẫn nhau và sự xét đoán ăn khớp với nhau của những người khác nhau. Nói chung, thế giới vật lý tức cái kinh nghiệm ăn khớp về mặt xã hội, hài hòa về mặt xã hội. Tóm lại, là cái kinh nghiệm được tổ chức về mặt xã hội” dẫn họ đến chủ nghĩa tín ngưỡng (phê phán chủ nghĩa Ma Khơ) - dù họ có phủ định chủ nghĩa tín ngưỡng. Đây là nguồn gốc nẩy sinh các giáo lý tôn giáo7. - Trong chương III mục 3 của “Lý luận nhận thức...”, trong khi phê phán chủ nghĩa Ma Khơ ở Nga, Lênin chỉ ra, chính chủ nghĩa bất khả tri của Cant, Hium trong vấn đề tính nhân quả mà những người theo chủ nghĩa Ma Khơ lập lại, là một trong những nguồn gốc nhận thức của tôn giáo8. - Trong chương III, mục 5 của “Lý luận nhận thức...”, Lênin viết: “Cũng như tất cả những người theo phái Ma Khơ, Badarốp đã lạc đường khi lẫn lộn tính khả biến của những khái niệm của con người về không gian và thời gian, tính chất hoàn toàn tương đối của những khái niệm ấy với tính bất biến của cái sự thật này là: Con người và giới tự nhiên chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, còn những vật ở ngoài thời gian và không gian được bọn thầy tu tạo ra và được duy trì bởi óc tưởng tượng của quần chúng dốt nát và bị áp bức thì chỉ là sản phẩm của một ảo tưởng ốm yếu, những mánh khóe lừa bịp của chủ nghĩa duy tâm triết học, sản phẩm vô dụng của một chế độ xã hội xấu xa”. Vậy phủ định tính thực tại khách quan của thế giới và không gian, thời gian là một nguồn gốc nhận thức của tôn giáo9. Bởi lẽ, không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất. - Trong mục 8 “Cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên” Lênin chỉ rõ, chính tình trạng không hiểu phép biện chứng, mà phương pháp siêu hình trong các khoa học tự nhiên đã dẫn các nhà khoa học này đến với chủ nghĩa duy tâm, đến với tôn giáo10. Tài liệu tham khảo: V.I Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978-1981, Tập 12, tr 169-171; Tập 17, tr 515, 517; Tập 18, tr 145, 199, 200, 222, 223, 381, 382; Tập 29, tr 385, 393. 6 Xem Lênin toàn tập, Nxb Tiến Bộ, Matxcova 1979, tập 12, trang 169, 171. Xem Sđd, tập 18, trang 144, 171. 8 Xem Sđd, trang 199-200. 9 Xem sđd, trang 222-223. 10 Xem sđd, trang 381-382. 7 10

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.