Hàng OEM la gì

Cả hai cụm từ OEM và ODM đều rất quen thuộc trong ngành sản xuất công nghiệp. OEM là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturing (tạm dịch: sản xuất thiết bị gốc), còn ODM là viết tắt của Original Design Manufacturing (tạm dịch: sản xuất “thiết kế” gốc). Hai khái niệm khá tương đồng nhau nên đôi khi người nghe hay bị nhầm lẫn. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng phân biệt hai khái niệm này.
OEM thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác (chịu trách nhiệm phân phối). Một cách dễ hiểu hơn, công ty OEM sẽ sản xuất “hộ” cho công ty khác. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.
Một ví dụ cho hình thức OEM đó là mối quan hệ giữa Apple và Foxconn trong sản xuất điện thoại Iphone. Trong đó Apple đóng vai trò khách hàng, đảm nhiệm việc nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm. Còn Foxconn là công ty OEM, sản xuất ra sản phẩm thực tế từ những khối nhôm đầu tiên.

Hàng OEM la gì

Minh hoạ về phương thức OEM

ODM là khái niệm để chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Nếu bạn gặp khó khăn và hạn chế trong việc thiết kế sản phẩm thì các công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự. Những năm gần đây số lượng công ty ODM đang tăng mạnh trên toàn thế giới. Một công ty ODM thường có nhiều đối tác khác nhau, đảm nhận một phần không nhỏ trong quá trình sản xuất.

Hàng OEM la gì

 

Minh hoạ về phương thức ODM

Ngoài hai khái niệm trên, trong sản xuất công nghiệp còn có khái niệm OBM- Original Brand Manufacturing (tạm dịch: sản xuất thương hiệu gốc). Đây là khái niệm để chỉ các công ty không tham gia vào quá trình thiết kế hay sản xuất mà chỉ phát triển thương hiệu. Các công ty đó mua lại sản phẩm được chế tác hoàn toàn bởi công ty khác và chỉ đóng thương hiệu của mình lên đó để làm tăng giá trị cho sản phẩm.

Hàng OEM la gì

Minh hoạ về phương thức OBM

Quay trở lại với OEM và ODM, điểm khác biệt cơ bản đó là các công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế, còn công ty ODM thường chỉ đơn thuần thiết kế chứ không trực tiếp tham gia sản xuất. Do vậy, để thu hút các khách hàng, các công ty ODM thường mua lại các nguyên mẫu (prototype) từ các công ty khác, để minh hoạ trình độ kỹ thuật, chủng loại sản phẩm mà họ có thể đảm nhiệm. Các nguyên mẫu này đôi khi được đăng lên website như các “sản phẩm thực”, dễ làm cho khách hàng bị hiểu lầm. Nếu một công ty chỉ đăng sản phẩm mà không kèm hướng dẫn để mua, đặt mua sản phẩm thì nhiều khả năng đó là công ty ODM.
Ưu điểm của chiến lược OEM đó là giúp cho các đối tác nhận được sản phẩm mà không cần phải xây dựng một nhà xưởng mới. Thông qua đó, chi phí sản xuất có thể giảm xuống. Tuy nhiên, các công ty này sẽ có khả năng tiếp cận với các tri thức, các kết quả nghiên cứu- R&D mà công ty khách hàng đang nắm giữ vì vậy vấn đề lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng đáng tin cậy luôn cần phải được đặt lên hàng đầu. Các công ty sản xuất của Trung Quốc và Hàn Quốc thường bắt đầu từ OEM rồi mới chuyển sang chiến lược OBM.
Ngược lại, đối với ODM, bạn không phải lo lắng nhiều về việc bị ăn cắp công nghệ. Nhưng các sản phẩm được làm ra theo thông số kỹ thuật của đối tác nên đôi khi sẽ gây ra khó khăn khi bạn bắt tay vào sản xuất. Để tránh điều này, tốt nhất hãy luôn đặt ra một giới hạn nhất định về thiết kế.
 


Nếu là một tín đồ mua sắm, chắc hẳn bạn đã từng nghe hoặc biết đến những sản phẩm được ghi là “hàng OEM”. Nhưng không phải ai cũng biết được hàng OEM là gì? sản phẩm OEM có gì đặc biệt? hay có nên mua hàng OEM không? Vậy thì nội dung bài viết ngay sau đây iCheck sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất nhé.

  • OEM là gì? Thương hiệu oem là như thế nào?
  • Sự khác biệt giữa OEM với kinh doanh truyền thống
  • Có nên mua hàng OEM không?
  • Lưu ý khi mua hàng OEM
  • Kết luận

Hàng OEM la gì
OEM là sản phẩm của một công ty thứ 3 sản xuất

OEM là viết tắt của từ gì? OEM là từ viết tắt của Original Equipment Manufacturer, khi dịch sang tiếng Việt được hiểu là “nhà sản xuất thiết bị gốc”. Cụ thể nhà sản xuất ở đây chính là bên trung gian sản xuất những linh kiện, chất liệu, thiết kế hàng theo yêu cầu của một công ty khác đảm bảo tiêu chuẩn, kỹ thuật mà họ đặt ra.

Chính vì vậy, hàng OEM chính là những sản phẩm được sản xuất bởi một công ty thứ 3, sau đó công ty sản xuất đầu tiên này sẽ phân phối đến một bên nhà sản xuất linh kiện tiếp theo, để có thể tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh và cung cấp ra thị trường. Đa phần những hàng OEM trên thị trường sẽ mang thương hiệu của nhà sản xuất sau, chứ không đơn thuần là nhà sản xuất gốc.

Còn thương hiệu OEM là gì? thì đây chính là nhà sản xuất gốc mà một bên khác thuê để sản xuất linh kiện cho họ.

Ví dụ điển hình nhất là giữa Apple và Foxconn. Trong đó, Apple được xem là khách hàng, bên chịu trách nhiệm nghiên cứu về sản phẩm, công nghệ và phân phối. Trong đó, Foxconn chính là công ty OEM, là bên chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm cho chính Apple với nhiều trụ sở lớn tại Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan…

Vậy thương hiệu OEM là của ai? Thì như giải thích bên trên đây là thương hiệu không của riêng ai. Nhưng bên nào chịu trách nhiệm sản xuất của một bên công ty khác đều được gọi là hãng OEM.

Chính vì vậy, hiện nay những sản phẩm OEM brand được sử dụng và lưu hành phổ biến trên thị trường. Những mặt hàng OEM cũng được bày bán rộng rãi, nhất là những sản phẩm tiêu dùng như bình giữ nhiệt, khăn giấy, đồ dùng điện tử, quần áo, thời trang, đồ nội thất,…

Sự khác biệt giữa OEM với kinh doanh truyền thống

Đối với hình thức sản xuất, kinh doanh truyền thống thì mọi hoạt động từ nghiên cứu, phát triển, sản xuất, kinh doanh đều được doanh nghiệp trực tiếp quản lý. Vậy nên, việc công tư đầu tư dây chuyền sản xuất, hệ thống quản lý và nhân lực là điều cần thiết, tốn kém nhiều chi phí nên sản phẩm bán ra thị trường cũng cao hơn.

Còn đối với các sản phẩm của hãng OEM thì chỉ cần thuê một công ty thứ 3 tiến hành gia công, sản xuất. Đồng thời, dây chuyền sản xuất của công ty OEM cũng được đầu tư bài bản, đáp ứng sản xuất hàng hóa lớn nên sẽ giúp tối ưu hóa chi phí, nhân lực và thời gian cho cả công ty OEM và khách hàng. Nên hàng hóa bán ra cũng có giá thành hợp lý hơn.

Có nên mua hàng OEM không?

Không như Apple thì độ nổi tiếng của hãng này thì đã tạo được tiếng vang lớn, nên nhiều người còn không biết đến Foxconn, nhưng chính hãng OEM này đã tạo nên một sản phẩm chất lượng để bạn trải nghiệm, còn Apple chỉ đơn thuần là công ty nghiên cứu về thiết kế, công nghệ chứ không trực tiếp sản xuất.

Hàng OEM la gì
Về cơ bản thì hàng OEM được đánh giá cao về chất lượng

Ngay cả đối với những sản phẩm OEM khác cũng vậy, tuy không mang nhãn hàng nổi tiếng nhưng cũng là những mặt hàng chất lượng tốt. Bởi vì nó được sản xuất trực tiếp từ nhà sản xuất gốc.

Tuy nhiên, trên thực tế thì bất kỳ sản phẩm cũng có “loại this loại that” và hàng OEM cũng sẽ như vậy.

Ưu điểm của hàng OEM chính là có giá thành rẻ hơn bởi vì các sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng hiện nay nó được bán với mức giá không chỉ là còn của riêng sản phẩm, mà nó còn đi kèm với thương hiệu. Nên nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí cũng nên ưu tiên hàng OEM vừa giá tốt mà chất lượng cũng khá ổn.

Thậm chí, với sản phẩm OEM dù có giá cao nhưng chắc chắn cũng sẽ rẻ hơn so với những hàng hóa của hãng, bởi nó không vướng phải những thủ tục pháp lý rườm rà.

Hàng OEM la gì
Nhưng không phải hàng OEM nào cũng chất lượng

Tuy nhiên, nhược điểm khi mua hàng OEM chính là vấn đề bảo hành. Khi mua và dùng hàng OEM thường bạn sẽ không được hưởng chính sách bảo hành khi sản phẩm gặp sự cố. Chính vì vậy mà giá hàng OEM cũng rẻ hơn là vậy. Bởi vì khi mua hàng chính hãng thì bạn sẽ được bảo hành đầy đủ, khi gặp sự cố cũng sẽ được hoàn trả hay sửa chữa miễn phí, nhưng hàng OEM rất hiếm.

Vậy nên, trước khi mua thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc của nó, cho đến tùy vào mục đích sử dụng và khả năng của mình để quyết định có nên mua hàng OEM hay không? Hiện tại ở Việt Nam đã hợp pháp hóa việc mua và sử dụng hàng OEM, có nguồn gốc rõ ràng.

Hay trường hợp nhiều người thắc mắc thương hiệu OEM trên Tiki là gì? thương hiệu OEM trên Lazada là gì? thì đây cũng đơn thuần là những hãng OEM đăng ký bán hàng trên các sản thương mại điện tử này, nên bạn cũng có thể tham khảo để mua và sử dụng một cách tiện lợi.

>> Tham khảo thêm bài viết: Tự công bố sản phẩm, thực phẩm – Hồ sơ, quy định và thủ tục cần biết

Lưu ý khi mua hàng OEM

Khi mua hàng OEM bạn nên hiểu rõ kiến thức về sản phẩm này, vì tại Việt Nam nguồn hàng OEM tại Trung Quốc là chủ yếu, nên ranh giới giữa hàng OEM và Fake rất mong mạnh. Chính vì vậy, bạn nên tìm mua hàng OEM tại những nơi uy tín, hay trên sàn thương mại điện tử nhưng tại các gian hàng chính hãng để đảm bảo mua đúng hàng chất lượng nhé.

Hàng OEM la gì
Khi mua hàng OEM nên tìm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp bạn hiểu được rõ hơn hàng OEM là gì? cũng như có nên mua hàng OEM hay không? iCheck tin chắc rằng với những kiến thức trên thì bạn hoàn toàn có được câu trả lời thỏa đáng cho mình. Dù mua hàng OEM hay bất kỳ hàng hóa nào, hãy ưu tiên chất lượng để đảm bảo an toàn cho chính mình và gia đình nhé.