Hình chiếu la gì toán học


A . Kiến thức cơ bản 1.Khái niệm về đường vuông góc, đường xiên và hình chiếu của đường xiên

I . Kiến thức cơ bản

1. Khái niệm về đường vuông góc, đường xiên và hình chiếu của đường xiên

Từ \(A\) không nằm trên \(d\), kẻ một đường thẳng vuông góc với \(d\) tại \(H\). Trên \(d\) lấy điểm \(B\) không trùng với \(H\). Khi đó:

+ Đoạn \(AH\) gọi là đoạn vuông góc hay đường vuông góc kẻ từ \(A\) đến \(d\).

+ Đoạn \(AB\) gọi là đường xiên kẻ từ \(A\) đến \(d\)

+ Đoạn \(HB\) gọi là hình chiếu của đường xiên \(AB\) lên đường thẳng \(d\).

Hình chiếu la gì toán học

2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên

Định lý 1: Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất.

Hình chiếu la gì toán học

3. Quan hệ giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng

Định lý 2: Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó;

a) Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn

b) Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn

c) Nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau và ngược lại nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau.

Hình chiếu la gì toán học

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Chỉ ra hai đường xiên bằng nhau hoặc hai hình chiếu bằng nhau

Phương pháp:

Ta sử dụng: “Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó: nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau; nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau.”

Dạng 2: So sánh hai đường xiên hoặc hai hình chiếu

Phương pháp:

Ta sử dụng định lý:

Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó:

+ Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn

+ Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn

+ Nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau; nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau.

Dạng 3: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên

Phương pháp:

Ta sử dụng định lý:

Trong các đường vuông góc và đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc ngắn hơn mọi đường xiên.


  • Trả lời câu hỏi 1 Bài 2 trang 57 SGK Toán 7 Tập 2

    Cho điểm A không thuộc đường thẳng d (h.8).

  • Trả lời câu hỏi 2 Bài 2 trang 57 SGK Toán 7 Tập 2

    Trả lời câu hỏi 2 Bài 2 trang 57 SGK Toán 7 Tập 2. Từ một điểm A không nằm trên đường thẳng d, ta có thể kẻ được bao nhiêu đường vuông góc và bao nhiêu đường xiên đến đường thẳng d ?

  • Trả lời câu hỏi 3 Bài 2 trang 58 SGK Toán 7 Tập 2

    Trả lời câu hỏi 3 Bài 2 trang 58 SGK Toán 7 Tập 2. Hãy dùng định lí Py-ta-go để so

  • Trả lời câu hỏi 4 Bài 2 trang 58 SGK Toán 7 Tập 2

    Trả lời câu hỏi 4 Bài 2 trang 58 SGK Toán 7 Tập 2. Cho hình 10. Hãy sử dụng định lí Py-ta-go để suy ra rằng...

  • Bài 8 trang 59 SGK Toán 7 tập 2

    Trong các kết luận sau kết luận nào đúng ?

>> Xem thêm

Báo lỗi - Góp ý

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Table of Contents

  • I. Khái niệm hình chiếu trong toán học
    • 1. Hình chiếu của một điểm
    • 2. Hình chiếu của một đoạn thẳng
  • II. Cách xác định hình chiếu trong toán học
    • 1. Xác định hình chiếu của một điểm trên một đường thẳng
    • 2. Xác định hình chiếu của một đoạn thẳng trên một đường thẳng
    • 3. Xác định hình chiếu của một đường xiên trên một đường thẳng
  • III. Các dạng bài tập liên quan đến hình chiếu của một điểm, một đoạn thẳng
    • 1. Dạng 1: Xác định hình chiếu của một điểm, một đoạn thẳng trên một đường thẳng
    • 2. Dạng 2: So sánh các đường xiên và hình chiếu của các đường xiên đó

Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về một khái niệm mới trong Toán học đó là hình chiếu. Chắc hẳn các em sẽ đặt ra câu hỏi: Hình chiếu là gì? Làm thế nào để tìm hình chiếu của một điểm, một đoạn thẳng? Hình chiếu có những tính chất nào?... Để giải đáp các thắc mắc đó chúng ta cùng nhau theo dõi bài viết này nhé!

I. Khái niệm hình chiếu trong toán học

1. Hình chiếu của một điểm

Cho một điểm M nằm ngoài đường thẳng a và từ M kẻ đoạn thẳng MK vuông góc với đường thẳng a (K thuộc đường thẳng a). Khi đó:

+ Điểm K được gọi là hình chiếu của điểm M trên đường thẳng a. Ngoài ra, điểm K còn được gọi là chân đường vuông góc kẻ từ M đến đường thẳng a.

+ Đoạn thẳng MK được gọi là đoạn vuông góc hoặc đường vuông góc kẻ từ M đến đường thẳng a.

Hình chiếu la gì toán học

2. Hình chiếu của một đoạn thẳng

Trên đường thẳng a của hình 2.1 ta lấy điểm P bất kỳ khác điểm K. Khi đó:

+ Đoạn thẳng MP được gọi là đường xiên kẻ từ M đến đường thẳng a.

+ Đoạn thẳng KP được gọi là hình chiếu của MP trên đường thẳng a.

Hình chiếu la gì toán học
Hình 2.1

II. Cách xác định hình chiếu trong toán học

1. Xác định hình chiếu của một điểm trên một đường thẳng

Để xác định hình chiếu của một điểm trên một đường thẳng ta có hai trường hợp xảy ra:

+ Trường hợp 1: Điểm đó nằm trên đường thẳng. Khi đó hình chiếu của điểm đó trên đường thẳng là chính nó.

Ví dụ. Cho điểm M nằm trên đường thẳng xy, khi đó hình chiếu của điểm M trên đường thẳng xy cũng chính là điểm M.

+ Trường hợp 2: Điểm đó nằm ngoài đường thẳng. Ta kẻ đường vuông góc từ điểm đó đến đường thẳng. Giao điểm của đường thẳng vừa vẽ và đường thẳng ban đầu chính là hình chiếu cần tìm.

Ví dụ. Cho điểm E nằm ngoài đường thẳng u. Để tìm hình chiếu của E trên đường thẳng u ta làm như sau:

Từ điểm E ta kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng u. Gọi giao điểm của đường thẳng u và đường vuông góc vừa vẽ là G. Khi đó G chính là hình chiếu của điểm E trên đường thẳng u.

2. Xác định hình chiếu của một đoạn thẳng trên một đường thẳng

Để xác định hình chiếu của đoạn thẳng DF trên đường thẳng y ta làm như sau:

+ Từ D ta kẻ đoạn thẳng DK vuông góc với đường thẳng y (K thuộc đường thẳng y). Từ F ta kẻ đoạn thẳng FH vuông góc với đường thẳng y (H thuộc đường thẳng y). Khi đó hai điểm K và H lần lượt là hình chiếu của hai điểm D và F trên đường thẳng y.

+ Đoạn thẳng KH chính là hình chiếu của đoạn thẳng DF trên đường thẳng y.

Hình chiếu la gì toán học

3. Xác định hình chiếu của một đường xiên trên một đường thẳng

Cho một điểm R nằm ngoài đường thẳng m, kẻ đường xiên RH (H thuộc đường thẳng m). Để tìm hình chiếu của đường xiên RH trên đường thẳng m ta làm như sau:

+ Từ điểm R ta kẻ đoạn thẳng RN vuông góc với đường thẳng m (N thuộc đường thẳng m). Khi đó điểm N là hình chiếu của R trên đường thẳng m.

Còn điểm H thuộc đường thẳng m nên hình chiếu của H trên đường thẳng m cũng chính là điểm H.

+ Như vậy NH chính là hình chiếu của đường xiên RH trên đường thẳng m.

Hình chiếu la gì toán học

III. Các dạng bài tập liên quan đến hình chiếu của một điểm, một đoạn thẳng

1. Dạng 1: Xác định hình chiếu của một điểm, một đoạn thẳng trên một đường thẳng

*Phương pháp giải. Dựa vào cách xác định hình chiếu đã nêu ở mục II để tìm hình chiếu của điểm, đoạn thẳng, đường xiên trên một đường thẳng.

Bài tập. Quan sát hình dưới đây và trả lời câu hỏi:

Hình chiếu la gì toán học

a) O là hình chiếu của điểm nào trên đường thẳng u1?

b) Tìm hình chiếu của WZ, XY trên đường thẳng u1.

c) Tìm hình chiếu của WZ, XY trên đường thẳng u2.

ĐÁP ÁN

a) Ta có YO ⊥ u1 nên O là hình chiếu của Y trên u1.

ZO ⊥ u1 nên O là hình chiếu của Z trên u1.

b) Hình chiếu của WZ, XY trên đường thẳng u1 lần lượt là OW, OX.

c) Tìm hình chiếu của WZ, XY trên đường thẳng u2 lần lượt là OZ, OY.

2. Dạng 2: So sánh các đường xiên và hình chiếu của các đường xiên đó

*Phương pháp giải. Để so sánh các đường xiên và hình chiếu của chúng ta dựa vào mối liên hệ sau:

Trong các đường xiên cùng kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó:

+ Đường xiên nào có hình chiếu của nó lớn hơn thì đường xiên đó lớn hơn.

+ Ngược lại, đường xiên nào lớn hơn thì đường xiên đó có hình chiếu của nó lớn hơn.

+ Các đường xiên nào bằng nhau thì hình chiếu của nó sẽ bằng nhau. Và ngược lại, các hình chiếu nào bằng nhau thì đường xiên của nó cũng bằng nhau.

Ví dụ. Từ một điểm B nằm ngoài đường thẳng v, lần lượt kẻ các đường xiên BD và BM sao cho BD > BM.

a) Xác định hình chiếu của hai đường xiên BD và BM trên đường thẳng v.

b) So sánh hai hình chiếu vừa vẽ.

Giải.

a) Từ điểm B ta kẻ đoạn thẳng BT vuông góc với đường thẳng v (điểm T thuộc đường thẳng v). Khi đó ta có TD, TM lần lượt là hình chiếu của hai đường xiên BD và BM trên đường thẳng v.

Hình chiếu la gì toán học

b) Ta có TD là hình chiếu của đường xiên BD trên đường thẳng v.

TM là hình chiếu của đường xiên BM trên đường thẳng v.

Mà BD > MB

Suy ra TD > TM.

Bài 1. Cho tam giác PQK vuông tại P. Vẽ PM vuông góc với QK (M thuộc QK). Hãy so sánh MQ và MK biết .

ĐÁP ÁN

Hình chiếu la gì toán học

Ta có: (cùng phụ với )

 (cùng phụ với )

Mà (giả thiết)

Nên

Tam giác QPK có (chứng minh trên)

Nên PQ < PK (quan hệ góc cạnh đối diện trong tam giác)

Mà MQ là hình chiếu của PQ trên QK.

MK là hình chiếu của PK trên QK 

Suy ra MQ < MK.

Bài 2. Cho tam giác HDE nhọn có . Chứng minh rằng với mọi điểm N nằm giữa D và E ta luôn có HN < HD.

ĐÁP ÁN

Hình chiếu la gì toán học

Vẽ HK ⊥ DE.

Vì các góc D và E đều nhọn nên K nằm giữa D và E.

Tam giác HDE có  nên HE < HD ( quan hệ giữa góc cạnh đối diện trong tam giác).

Trường hợp 1: N ≡ K

Ta có tam giác HDN vuông tại N nên HN < HD (cạnh huyền lớn hơn cạnh góc vuông)

Trường hợp 2: N nằm giữa K và D suy ra KN < KD

Vậy HN < HD ( quan hệ đường xiên và hình chiếu)

Trường hợp 3: N nằm giữa K và E suy ra KN < KE

Nên HN < HE (quan hệ đường xiên và hình chiếu)

Mà HE < HD (cmt)

Suy ra HN < HD.

Vậy qua 3 trường hợp trên ta rút ra được kết luận: với mọi điểm N nằm giữa D và E ta luôn có HN < HD.

Trên đây là toàn bộ lý thuyết và một số dạng bài tập phổ biến liên quan đến hình chiếu trong toán học. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học tập.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang