Hiv aids nguy hiểm như thế nào

HIV/AIDS vẫn còn là một trong những vấn đề lớn về sức khỏe trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có thu nhập trung bình và thấp. Theo thống kê của WHO(2), 21,7 triệu người nhiễm HIV được điều trị trong năm 2017. Tuy nhiên con số đó cũng chỉ là 59% trong số 36,9 triệu người nhiễm HIV trên toàn cầu. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị có thể sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn trước kia. Vậy, liệu bạn đã hiểu biết đúng về căn bệnh này, cách phòng chống cũng như cách điều trị hiệu quả?

1. HIV là gì?

Hiv aids nguy hiểm như thế nào

Quá trình virus HIV xâm nhập cơ thể người

HIV là từ viết tắt của loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus). Người nhiễm loại virus này có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) nếu không được chữa trị. Khác với các loai virus khác, HIV không thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể, mặc dù có điều trị. Vì vậy, khi nhiễm loại virus này, bạn sẽ phải sống với chúng cả đời.

HIV tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là tế bào CD4 (tế bào T), đây là loại tế bào giúp hệ miễn dịch chống tại tác nhân lây nhiễm từ mội trường. Khi không được điều trị, HIV gây giảm số lượng tế bào CD4  trong cơ thể, làm chúng ta dễ bị nhiễm trùng hơn hoặc dễ mắc những bệnh ung thư liên quan đến nhiễm trùng. Sau một thời gian dài, HIV có thể tiêu diệt hầu hết các tế bào miễn dịch này, và hậu quả là cơ thể chúng ta không còn khả năng chống chọi với bất kì loại nhiễm trùng hay loại bệnh nào. Hệ miễn dịch yếu tạo cơ hội phát triển cho những bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư và đây là dấu hiệu của người mắc AIDS, giai đoạn cuối của nhiễm HIV(1).

2. HIV có nguồn gốc từ đâu?

Các nhà khoa học đã nhận định rằng, một loại tinh tinh ở Trung Phi là nguồn gốc của HIV ở người. Họ cho rằng, loài virus gây suy giảm miễn dịch ở tinh tinh (gọi là simian immunodeficiency virus, hay SIV) có khả năng lây truyền sang người và đột biến thành HIV khi con người săn bắt lấy thịt tinh tinh và tiếp xúc với máu bị nhiễm SIV của chúng. Có những nghiên cứu cho rằng, HIV có thể lây truyền từ vượn sang người vào cuối thế kỉ XIX. Qua nhiều thập kỷ, HIV lan truyền từ châu Phi đến khắp thế giới(1). Tại Việt Nam, người đầu tiên mắc HIV được phát hiện vào tháng 12/1990.

3. HIV tiến triển trong cơ thể như thế nào?

Hiv aids nguy hiểm như thế nào

Khi một người mắc HIV và không được điều trị, họ sẽ trải qua 3 giai đoạn của quá trình nhiễm HIV. Thuốc điều trị HIV (ART) có thể giúp người nhiễm ở mọi giai đoạn của bệnh. Việc điều trị làm chậm tiến triển của bệnh và giữ lượng virus trong cơ thể ở mức thấp, không có khả năng lây truyền. Sau đây là 3 giai đoạn của quá trình nhiễm HIV:

Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp

Trong vòng từ 2-4 tuần sau khi nhiễm HIV, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng giống mắc cúm như: sốt, viêm họng,…có thể kéo dài trong một vài tuần. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Khi một người nhiễm HIV cấp, có một lượng lớn virus HIV trong máu và rất dễ lây lan. Nhưng không phải tất cả người bệnh đều có triệu chứng ở giai đoạn này. Để biết chính xác bạn có bị nhiễm HIV hay không, bạn cần thực hiện xét nghiệm tìm kháng nguyên/ kháng thể thế hệ 4 hoặc xét nghiệm tìm ribonucleic acid (NAT).

Giai đoạn 2: Nhiễm HIV không triệu chứng (HIV không hoạt động hay ngủ yên)

Đây là giai đoạn không triệu chứng hay còn gọi là nhiễm HIV mạn tính. Trong giai đoạn này, HIV vẫn tồn tại trong cơ thể nhưng tăng sinh với mức độ rất thấp. Đối với những người không điều trị bằng thuốc, giai đoạn này có thể kéo dài một thập kỉ hoặc lâu hơn còn đối với những người dùng thuốc (ART) đúng cách, có thể kéo dài nhiều thập kỉ. Bạn cần nhớ rằng, ở giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể lây nhiễm HIV cho người khác mặc dù họ sử dụng thuốc ART và lượng virus trong máu thấp. Vào cuối giai đoạn này, lượng virus trong cơ thể bắt đầu tăng và lượng tế bào CD4 giảm nhanh chóng. Khi đó, người bệnh bắt đầu có triệu chứng và chuẩn bị bước qua giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

AIDS là giai đoạn nặng nề nhất của quá trình nhiễm HIV. Người mắc AIDS có hệ miễn dịch bị suy yếu trầm trọng, và họ có thể mắc rất nhiều bệnh, được gọi là bệnh cơ hội. Nếu không được chữa trị, người mắc AIDS chỉ có thể sống khoảng 3 năm. Triệu chứng thường gặp là ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi, sưng hạch bạch huyết, ốm yếu và sụt cân. Người được chẩn đoán mắc AIDS khi lượng tế bào CD4 trong máu giảm xuống dưới 200 tế bào/mm hoặc mắc một số bệnh cơ hội nhất định. Người mắc AIDS có lượng virus trong máu cao và khả năng lây nhiễm rất cao.(1)

4. HIV lây nhiễm bằng cách nào?

Hiv aids nguy hiểm như thế nào

Tiếp xúc với người nhiễm HIV như nắm tay, ôm hôn trò chuyện có thể bị lây bệnh không?

Câu trả lời là không. HIV chỉ có thể lây qua 3 đường: đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Những dịch cơ thể có thể lây truyền HIV là máu, tinh dịch, dịch tiết trước khi xuất tinh, dịch trực tràng, dịch âm đạo, và sữa. Những dịch này phải được tiếp xúc với màng nhầy, mô bị tổn thương hoặc tiêm trực tiếp vào máu (bằng kim tiêm hoặc ống tiêm) thì mới có thể lây truyền. Màng nhầy có mặt bên trong trực tràng, âm đạo, dương vật và miệng.

Những phương thức phổ biến gây lây nhiễm HIV là:

Quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc âm đạo với người nhiễm HIV không sử dụng bao cao su hoặc thuốc điều trị HIV. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với các hình thức khác.Dùng chung kim tiêm, ống tiêm, nước rửa hoặc những dụng cụ khác sử dụng cho người nhiễm HIV. HIV có thể sống trong một cây kim tiêm đã sử dụng trong vòng 42 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ và một số yếu tố khác.

Những phương thức lây truyền ít phổ biến hơn:

Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh con hoặc cho con bú. Nguy cơ lây nhiễm cao từ mẹ sang con nếu người mẹ nhiễm HIV không được chữa trị, vì vậy tất cả phụ nữ mang thai được khuyến nghị xét nghiệm HIV và điều trị ngay lập tức để giảm số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV.Bị thương bởi kim hoặc vật sắc nhọn có chứa HIV, đây là nguy cơ cao đối với nhân viên y tế.(1)

5. Tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam

Hiv aids nguy hiểm như thế nào

Sau khi đạt đỉnh điểm vào đầu những năm 2000, dịch HIV tại Việt Nam đã được kiểm soát ở mức ổn định với tỷ lệ người lớn (15-49 tuổi) mắc bệnh là 0.4%. Tuy nhiên HIV vẫn còn là mối đe dọa về sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam, với 11000 trường hợp nhiễm HIV mới và 7800 người từ vong vì AIDS trong năm 2016(4). Việc dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy là con đường lây truyền HIV phổ biến nhất ở Việt Nam. Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục diễn ra chủ yếu trong nhóm người tiêm chích ma túy và bạn tình thường xuyên của họ, trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, giữa phụ nữ bán dâm và khách mua dâm là nam giới, và giữa những nam giới mua dâm và bạn tình thường xuyên của họ. Hầu hết các phụ nữ nhiễm HIV cho biết họ bị lây nhiễm từ bạn tình thường xuyên của mình và những người đó hoặc có tiêm chích ma túy hoặc có mua dâm. Số hiện nhiễm HIV trong quần thể dân nói chung ở mức 0,02%(3).

6. Làm sao để tôi biết mình có bị nhiễm HIV hay không?

Cách duy nhất để biết bạn có bị nhiễm HIV hay không là xét nghiệm. Bạn cần nắm bắt được tình trạng của mình để ngăn chặn việc nhiễm hay lây truyền HIV. Một số người nhiễm HIV có biểu hiện giống mắc cúm trong vòng từ 2-4 tuần sau khi nhiễm (Giai đoạn 1 của nhiễm HIV). Nhưng một số người lại không biểu hiện triệu chứng trong giai đoạn này. Triệu chứng giống mắc cúm bao gồm sốt, ớn lạnh, phát ban, đổ mồ hôi đêm, đau cơ, rát họng, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết hay lở loét miệng. Những triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày cho đến nhiều tuần. Trong giai đoạn này, nhiễm HIV có thể không được phát hiện trên xét nghiệm, nhưng người nhiễm vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác(1).

Nếu bạn có những triệu chứng này, cũng không có nghĩa rằng bạn đã bị nhiễm HIV. Mỗi triệu chứng trên đều có thể được gây ra bởi các bệnh khác. Nhưng nếu bạn có những triệu chứng trên sau khi phơi nhiễm HIV, hãy đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm.

Hiện nay, tại Việt Nam, có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm HIV, hãy chọn cho mình cơ sở uy tín và thuận tiện cho bạn nhất khi bạn có nhu cầu xét nghiệm.

Sau khi được xét nghiệm, nếu kết quả của bạn dương tính, hãy nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia sức khỏe để lựa chọn cách điều trị.

7. Điều trị HIV như thế nào là đúng?

Hiv aids nguy hiểm như thế nào

Điều trị HIV bằng thuốc có thể kéo dài tuổi thọ

Kết luận

Tại nước ta việc kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV, người sử dụng, tiêm chích ma túy, người quan hệ đồng giới và người mua bán dâm là một trong những rào cản lớn nhất đối với việc tiếp cận dịch vụ tư vấn và điều trị HIV. HIV có thể kiểm soát được nếu được điều trị đúng cách. Hãy chuẩn bị cho mình những hiểu biết đúng về HIV/AIDS để bảo vệ bản thân bạn cũng như được điều trị sớm giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho chính bạn, người thân và cộng đồng nhé!

Tham khảo một số phương pháp phòng chống HIV/AIDS tại đây: TÔI CÓ THỂ BẢO VỆ MÌNH TRƯỚC HIV NHƯ THẾ NÀO?

Lê Thái Thanh Khuê – Sinh viên Y3- Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi

Tài liệu tham khảo

Centers for Disease Control and Prevention (2018), HIV/AIDS

< https://bit.ly/2iOb6Ks >

The World Health Organization (2018), HIV/AIDS

< http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hiv-aids >

UNAIDS Viet Nam , Hiểu về dịch HIV

< http://unaids.org.vn/hieu-ve-dich-hiv/ >

UNAIDS, HIV in Viet Nam

< http://www.unaids.org/en/regionscountries/countries/vietnam >

HIV AIDS cơ nguy hiểm như thế nào đối với con người?

AIDS chính là một hội chứng suy giảm miễn dịch mạn tính do virus HIV gây ra và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Virus sẽ tấn công và phá hủy hệ thống miễn dịch của bệnh nhân khiến cho người bệnh không còn khả năng chống lại nhiễm trùng và các loại bệnh tật khác.

HIV AIDS cơ tác hại như thế nào đối với con người và xã hội?

HIV làm tăng nguy cơ cảm lạnh, cúm viêm phổi. Người có HIV dương tính còn có nguy cơ cao mắc các bệnh như bệnh lao, bệnh viêm phổi PCP - thể xem như đặc trưng cho những cá thể suy giảm miễn dịch. Các triệu chứng hay gặp là khó thở, ho đàm hay ho khan sốt. Nguy cơ ung thư phổi cũng gia tăng khi có HIV.

HIV là bệnh như thế nào?

AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được. một bệnh mạn tính do HIV gây ra.