Học đại học có đi nghĩa vụ quân sự không

Câu hỏi: Kính thưa quý Luật sư, Tôi học đại học trong khóa 2012 đến tháng 8 năm 2017 nhưng vẫn chưa ra Trường vì còn nợ môn. Đến tháng 11 tôi được lên khám nghĩa vụ. Vậy tôi có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Mong luật sư giúp tôi, xin chân thành cảm ơn.

Theo như bạn trình bày, Luật sư tư vấn như sau: Quy định

Tại điểm g Điều 41. “Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ” của Luật nghĩa vụ quân sự 2015


g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Cụ thể được quy định tại Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT hướng dẫn một số điều của nghị định 38/2007/NĐ-CP như sau:

Điều 2. Hướng dẫn khoản 4, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 3 Nghị định 38/2007/NĐ-CP 1. Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ: a) Công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng. b) Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm: – Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; – Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; – Các đại học, trường cao đẳng, trường đại học; – Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương; – Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. c) Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục.

d) Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên.

2. Công dân nêu tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. – Thời gian một khóa đào tạo tập trung được tính từ ngày nhà trường quy định có mặt nhập học (ghi trong giấy báo nhập học) đến khi tốt nghiệp khoá học.

– Một khoá học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo, trường hợp đào tạo liên thông phải liên tục không gián đoạn.

3. Những công dân sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại khoản 2 Điều này; b) Đang học nhưng bị buộc thôi học; c) Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ sáu tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; d) Hết thời hạn học tập tại trường một khoá học;

đ) Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường;

4. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ.

Như vậy trường hợp nếu bạn còn nợ môn chưa tốt nghiệp thì sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên nếu bạn thực hiện những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 thông tư này bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình. Luật sư trân trọng.

Luật sư tư vấn: Lê Trạch Giang

Tham khảo:

Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt xúc tiến thương mại

Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật đường sắt 2017

Bổ sung vào Bộ luật Hình sự tội kinh doanh đa cấp trái phép

>>>Xem các dịch vụ khác tại đây

Học đại học xong có phải đi nghĩa vụ không? Thưa luật sư, em vừa tốt nghiệp đại học và nhận được giấy báo gọi đi nghĩa vụ quân sự. Vậy trường hợp học xong đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Quyền lợi của công dân khi tham gia nghĩa vụ quân sự như thế nào? Cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Hùng Sơn & Cộng sự. Đây cũng là thắc mắc được rất nhiều bạn trẻ quan tâm trong thời gian qua. Sau đây, đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này như sau:

Tham gia nghĩa vụ quân sự là một trong những trách nhiệm và nghĩa vụ mà công dân cần thực hiện. Với mục đích cao cả phụng sự Tổ quốc, mọi công dân phải nghêm túc chấp hành quy định của Nhà nước. Theo đó, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự nêu chi tiết tại Điều 30, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.

Học đại học có đi nghĩa vụ quân sự không

Học xong đạo học đi nghĩa vụ quân sự

Công dân được gọi nhập ngủ khi đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng). Hàng năm, Ban chỉ huy quân sự địa phương sẽ rà soát và lập danh sách gọi công dân đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự (từ 18 đến hết 25 tuổi). Đối với công dân học xong đạo học có phải đi nghĩa vụ quân sự.

Sinh viên trúng tuyển trung cấp, cao đẳng, đạo học sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Sau khi tốt nghiệp, những đối tượng này phải thực hiện nghĩa vụ công dân đến hết năm 27 tuổi. Nếu có đủ các tiêu chuẩn do Nhà nước yêu cầu và nhận được giấy gọi, công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Khi công dân tốt nghiệp đai học đi nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng rất nhều quyền lợi. Cụ thể như sau:

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ sau thời gian phục vụ trong quân đội được Nhà nước ưu tiên đặc biệt. Nếu công dân có nhu cầu, sau khi trở về địa phương, chính quyền các cấp sẽ bố trí cho công dân việc làm. Vị trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bằng cấp của công dân. 

Hơn thế nữa, công dân đã tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng ưu đãi về tiền lương. Thông thường, đối tượng công chức, viên chức sau khi trúng tuyển sẽ phải tập sự và hưởng 85% lương. Riêng trường hợp đã tham gia quân đội thì được hưởng 100% lương chính thức. Kèm theo đó là các loại phụ cấp chức vụ, vị trí việc làm. 

Có bằng đại học đi nghĩa vụ quân sự là lợi thế của công dân. Bạn sẽ được tổ chc cân nhắc tiếp tục cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Từ đó, bạn vừa được cải thiện về năng lực, vừa nâng cao kiến thức, nghiệp vụ. Đặc biệt hơn, một số trường hợp còn cải thiện về tiền lương khi xếp vào ngạch bậc cao hơn.

Học đại học có đi nghĩa vụ quân sự không

Quyền lợi công dân tốt nghiệp đại học tham gia quân đội

Tham gia môi trường quân đội, công dân được rèn luyện, thử thách bản thân. Sau khi tích lũy kiến thức trong sách vở, bạn có cơ hội ứng dụng thực tiễn. Từ đó, bản thân ngày càng hoàn thiện về cả sức khỏe lẫn trí tuệ, tầm hiểu biế. Nếu thể hiện tốt khả năng, cơ hội quân nhân được cấp trên cân nhắc rất lớn.

Sau khi hoàn thành thời gian rèn luyện trong quân ngũ, công dân có thể tham gia thi tuyển công chức, viên chức. Đối với những kỳ thi tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp tại Việt Nam, bộ đội xuất ngũ được cộng điểm ưu tiên. Nhờ đó, khả năng trúng tuyển của đối tượng này sẽ cao hơn các thí sinh khác. 

Học đại học có đi nghĩa vụ quân sự không

Chế độ ưu tiên cho công dân tham gia nghĩa vụ quân sự

Kết thúc thời gian đi nghĩa vụ quân sự, một số trường hợp được đơn vị giữ lại để tiếp tục phục vụ. Yêu cầu tiêu chuẩn của quân nhân chuyên nghiệp có đủ phẩm chất chính trị, sức khỏe, đạo đức, lý lịch minh bạch, rõ ràng và có văn bằng, chứng chỉ phù hợp. Hình thức tuyển dụng thông qua xét tuyển hoặc thi tuyển. Những trường hợp tốt nghiệp đạo học loại xuất sắc thì đặc cách tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển. 

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã giải đáp được mắc học xong đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Nếu bạn đang có ý định tham gia nhập ngũ thì hãy chuẩn bị tốt về thể lực và tinh thần. Chúc bạn sớm trở thành “anh bộ đội cụ Hồ” có đầy đủ trí lực để phụng sự Tổ quốc.

Câu hỏi:

Hiện tại em đang là sinh viên của 1 trường công lập, thuộc diện chính quy. Em đang trong thời kỳ học kéo dài vì còn nợ 1 môn học. Đúng lúc này thì e được nhận giấy mời đi khám nghĩa vụ quân sự đợt 1 tại địa phương. Em không biết trong trường hợp này em gửi giấy đang theo học của nhà trường thì có được miễn không? Và ngay ngày đi khám sức khoẻ thì em phải thi giữa kỳ môn đó, em có thể vắng mặt trong buổi khám và nhờ người thân mang hộ giấy chứng nhận theo học được không? Xin cảm ơn luật sư đã xem câu hỏi của em. Em xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Chào bạn, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Vấn đề thứ nhất của bạn đó là bạn đang học học kỳ kéo dài (do nợ môn học) mà có giấy mời đi khám nghĩa vụ quân sự thì có được miễn nghĩa vụ quân sự hay không? Về trường hợp của bạn thì theo Khoản 2, điều 41, Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về những đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự như sau:

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn là đang học đại học hệ chính quy thì sẽ không được miễn nghĩa vụ quân sự. Bởi bạn không thuộc những trường hợp quy định tại khoản 2, điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015.

Học đại học có đi nghĩa vụ quân sự không

Đang học đại học có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Tuy nhiên, trường hợp của bạn sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Khoản 1, điều 41, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 do bạn thuộc đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đó là: 

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Như vậy, bạn không được miễn nghĩa vụ quân sự mà chỉ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Việc bạn học học kỳ kéo dài do nợ môn cũng được tính vào thời gian một khóa đào tạo do Quyết định Số: 43/2007/QĐ-BGD&ĐT Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” của Bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo đã quy định: 

Điều 6. Thời gian và kế hoạch đào tạo

1. Các trường tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ.

a) Khoá học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tuỳ thuộc chương trình, khoá học được quy định như sau:

Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo;

Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.

b) Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một kỳ học phụ để sinh viên có điều kiện được học lại; học bù hoặc học vượt. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.

Tóm lại, học kỳ kéo dài (học kỳ phụ) mà bạn đang thực hiện vẫn được tính vào chương trình đào tạo đại học chính quy cho nên bạn đã thỏa mãn những yêu cầu được Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Khi thực hiện xong chương trình đại học, bạn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.

Về vấn đề thứ hai: của bạn đó là bạn có thể vắng mặt trong buổi khám sức khỏe có được không? về vấn đề này thì bạn đã thuộc đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cho nên bạn cần chuẩn bị hồ sơ yêu cầu tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự:

– Hồ sơ bao gồm:

+ Bản chính đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình;

+ Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong thời bình.

–  Bạn chuẩn bị xong hồ sơ này sau đó nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn để được giải quyết. Trong trường hợp Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương không giải quyết thì bạn có quyền tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận/huyện để được xem xét giải quyết.

Như vậy, nếu bạn muốn được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và không phải đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì bạn cần làm đầy đủ hồ sơ hợp lệ để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.