Hướng dẫn bé rất thích trò chơi vận động

“Con thích ở nhà thôi”

“Con thích xem cá mập con cơ”

… có lẽ đây là những câu nói quen thuộc của thế hệ trẻ em ngày nay khi mà các món đồ chơi công nghệ mê hoặc chúng hơn là việc chơi các trò chơi vận động tay chân. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không tốt một chút nào. Khi trẻ chỉ ở trong nhà mà không ra ngoài vận động sẽ khiến hệ cơ xương không phát triển hết mức và ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe. Vì thế bố mẹ nên hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ và khuyến khích con ra ngoài vận động nhiều hơn.

Theo các chuyên gia giáo dục và bác sĩ tại Nhật Bản, trẻ được tắm nắng và vận động nhiều vào buổi sáng (trưa) thì não bộ của trẻ sẽ được kích thích thông qua sự tiếp xúc của 5 giác quan để qua đó giúp các “serotonin” phát triển. “Serotonin” là một thần kinh quan trọng của não giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, giấc ngủ, chỉ huy tình cảm, nuôi dưỡng cảm xúc phong phú loại bỏ cảm giác bất an, lo sợ để thay thế bằng cảm giác an toàn, tươi trẻ hơn. Vì thế, đối với trẻ nhỏ, các bác sĩ Nhật Bản khuyên rằng, muốn con “ăn ngon, ngủ kĩ” thì cha mẹ nên cho con dậy sớm và vận động nhiều vào buổi sáng, tốt nhất là từ khoảng 8 đến 12 giờ.

Nhiều nghiên cứu khoa học khác cũng chỉ ra rằng, vận động không chỉ đơn giản giúp trẻ phát triển các nhóm cơ hay cải thiện thể chất mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hình thành nhân cách, rèn luyện tinh thần, cá tính như khả năng làm việc nhóm, ý chí phấn đấu, kĩ năng xử lý hành động… của mình.

Tùy vào độ tuổi của trẻ mà bố mẹ có thể kích thích trẻ vận động nhiều hơn theo nhiều cách khác nhau. Còn đối với lửa tuổi nhỏ hơn, bố mẹ có thể áp dụng theo 8 cách Mầm Nhỏ mách dưới đây:

1. Trẻ nhỏ rất thích vận động cùng âm nhạc và bắt chước động tác của các loài vật:

Hãy dạy con cách trườn như một con rắn, bò như rùa bằng bốn chân hay nhảy cao như thỏ…. Đó chính là những động tác vận động cơ bản nhất.

2. Chơi trò “bánh bích quy”:

Đây là trò chơi “thử thách” trẻ giữ thăng bằng bằng mông của mình mà không cần dùng tay hay chân chống xuống đất. Hướng dẫn con ngồi duỗi thẳng tay chân ra phía trước rồi dần dần nâng cao chân lên. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hãy cùng con thực hiện động tác này và giữ thăng bằng trong khoảng 10 đến 30 giây. Đây là bài tập rất tốt để phát triển cơ bụng cho trẻ.

3. Chơi với bóng:

Chuẩn bị loại bóng nhựa chất liệu nhẹ và khuyến khích con dùng bàn tay đập bóng lên cao, đập bóng vào tường, đập bóng xuống đất. Hãy đếm xem con có thể đập bao nhiêu lần trước khi bóng bị rơi. Bài tập này sẽ giúp trẻ học cách phối hợp tay và mắt rất tốt.

4. Làm rô-bốt:

Cho trẻ đứng quay lưng về phía cha mẹ rồi đứng lên bàn chân của cha mẹ, sau đó cha mẹ cầm tay trẻ và di chuyển xung quanh nhà. Mọi đứa trẻ đều rất thích thú khi được chơi trò chơi này.

5. Đôi chân thần kỳ:

Thay vì làm một số việc bằng đôi tay, hãy làm việc đó bằng đôi chân của trẻ. Một số việc vặt gợi ý cho con: dùng chân để “gắp” quần áo bẩn vào giỏ giặt đồ, “gắp” đồ chơi vào giỏ, hộp cất đồ chơi…

6. Nhảy lò cò:

Hãy vẽ các “bản đồ” vị trí khác nhau và cùng con nhảy lò cò hoặc nhảy hai chân vào các vị trí đó. Bố mẹ cũng có thể sử dụng các vòng tròn nhựa và sắp xếp ở các vị trí khác nhau để con nhảy vào vòng tròn đó theo một “lộ trình” nhất định.

7. Chơi trốn tìm:

Trẻ nhỏ rất thích chơi trốn tìm cùng bố mẹ, hãy chơi đều đặn trò chơi này với con hàng ngày, có thể vào buổi tối trước khi đi ngủ để các bé có giây phút thư giãn vui vẻ và nhẹ nhàng để có một giấc ngủ thật ngon.

8. Đi bộ:

Cha mẹ nên khuyến khích và tạo điều kiện cho con đi bộ, leo cầu thang nhiều nhất có thể. Hãy bắt đầu với một cự ly ngắn, vừa phải với sức của con và tăng dần cự ly đó lên. Bài tập này rất có ích trong việc rèn luyện sức bền cho trẻ.

Một điều quan trọng lưu ý cha mẹ khi vận động cùng con đó là yếu tố an toàn, cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con khi tập luyện bằng việc: mặc trang phục phù hợp, hiểu rõ về động tác mình thực hiện, không ép buộc con khi con chưa sẵn sàng thực hiện động tác, chọn nơi tập luyện an toàn cho con… Khi vận động con sẽ ra nhiều mồ hôi nên cần cho con uống đủ nước.

Mong rằng những gợi ý trên của Mầm Nhỏ sẽ giúp bố mẹ “chơi” với con vui hơn mỗi ngày. Chỉ cần bố mẹ dành thời gian cho con và lắng nghe đứa trẻ của mình nhiều hơn thì chắc chắn các bạn nhỏ sẽ lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc thôi!

Chia sẻ bài viết

“Bé nhà e 21 tháng thích thì nói “Ba” không thì thôi còn lại toàn nói, hát những âm vô nghĩa lặp đi lặp lại. Các mẹ cho e xin ít kinh nghiệm để dạy bé vận động miệng với ạ!”

Đây là một trong những vấn đề khiến cha mẹ rất lo lắng về vấn đề ngôn ngữ, giao tiếp, tương tác xã hội của con ở lứa tuổi mầm non. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của các con trong giai đoạn này. Trò chơi có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp vận động miệng. Trong trò chơi, đứa trẻ là người dẫn đường khiến trẻ trở nên chủ động hơn cả. Chơi giúp trẻ không chỉ phát triển về mặt nhận thức, ngôn ngữ, hoàn thiện, điều hòa được các cơ quan cảm giác, mà còn giúp trẻ thể hiện được những cảm xúc của trẻ, giúp trẻ thấu hiểu được hành vi của chính bản thân mình, tự điều chỉnh và quản lý hành vi phù hợp với tình huống, học thêm được các kỹ năng mềm, kỹ năng học tập. Chính vì vậy, chúng tôi xin được đưa ra một số trò chơi các bố mẹ có thể sử dụng để luyện vận động miệng và đẩy mạnh, cải thiện các lĩnh vực giao tiếp, tương tác xã hội cho con.

* Trò chơi 1: Thổi bong bóng:

– Mục tiêu của trò chơi: Giúp trẻ kiểm soát hơi khi thổi để tạo thành bong bóng, hiểu quan hệ nhân quả: khi thổi bong bóng sẽ nổi lên mặt nước – khi áp tờ giấy trắng/màu lên trên mặt các bong bóng thì bong bóng vỡ ra sẽ tạo thành nhiều hình tròn đa màu sắc trên mặt giấy, kích thích thị giác của trẻ.

– Nguyên liệu: 1 chiếc bát, nước rửa bát, màu thực phẩm, nhiều ống hút

Chuẩn bị: Rót nửa bát nước. Thêm vào 2 hoặc 3 thìa nước rửa chén và một chút màu thực phẩm. Đặt bát giữa bàn nhỏ.

– Hướng dẫn cách chơi: Di chuyển trẻ ngồi trước bàn. Cho trẻ 1 ống hút và hướng dẫn trẻ thổi bong bóng vào trong bát nước. Khi có rất nhiều bong bóng nổi lên bề mặt của bát, đặt một tờ giấy trắng hoặc giấy màu lên trên các bong bóng. Khi các bong bóng nổi trên mặt giấy sẽ tạo ra rất nhiều hình tròn màu sắc tuyệt đẹp.

* Trò chơi 2: “Tôi ở đây”:

Mục tiêu của trò chơi: Đối với nhiều trẻ rối loạn phổ tự kỷ, trẻ thường không phản hồi khi được gọi tên, không gọi hay chào hỏi người khác. Với trò chơi này, trẻ có thể thực hành kỹ năng xã hội này trong tình huống ít bối rối hơn. Trẻ có thể nhận biết được tên gọi thông qua trò chơi này, tăng cường phản hồi xã hội, được kích thích thị giác và thính giác, đồng thời tăng cường kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ sẽ học được kỹ năng xã hội chào bằng cách nói “Chào” khi ai đó xuất hiện. Trẻ cũng có cơ hội được trải nghiệm sự chờ đợi: khi trẻ nghe thấy câu “Bạn ở đâu?”, trẻ sẽ hiểu rằng câu đó đồng nghĩa với việc sắp có một người khác xuất hiện. Trẻ cũng hiểu được rằng mình phải nói câu đó khi muốn tìm kiếm người khác.

Nguyên liệu: Một thùng đựng đồ to hoặc một mảnh vải lớn như khăn choàng to hay rèm.

Chuẩn bị: Đặt chiếc thùng to hay kèo rèm/khăn choàng che kín một góc phòng. Một người lớn nấp sau thùng hoặc sau rèm khi trẻ bước vào phòng. Khi trẻ vào phòng, một người lớn khác hướng dẫn trẻ ngồi đối diện với tấm rèm hoặc chiếc thùng.

Hướng dẫn cách chơi: Một người lớn làm mẫu bằng cách gọi to và tò mò tên người đang nấp sau cái thùng/cái rèm. “B ơi, bạn ở đâu?” B xuất hiện và nói: “Tôi ở đây”. Mọi người sẽ cùng vỗ tay, cười nói: “Chào B”. Làm mẫu lặp lại một vài lần. Nên chơi theo nhóm.

Điều chỉnh: Đối với những trẻ kém tập trung, nhân vật xuất hiện từ sau rèm/thùng có thể chào trẻ kèm theo ôm, vỗ tay, vỗ vai trẻ, nhảy xổ ra làm một vài đọng tác lạ lùng, đội một chiếc mũ gây cười,… để thu hút sự chú ý của trẻ. Đối với những trẻ không thích tiếng ồn đột ngột, thay vì vỗ tay, mọi người có thể vẫy tay để chào trẻ. Người lớn có thể cường điệu hóa các cử chỉ, âm điệu giọng nói của mình để thu hút sự chú ý của trẻ và khiến trẻ nhớ lâu hơn luật chơi, hiểu được luật chơi, tiếp thu được các bài học trong trò chơi. Người lớn nói “Đó là tên của con đấy” với những trẻ chưa nhận biết được tên của mình.

Hướng dẫn bé rất thích trò chơi vận động

* Trò chơi 3: Trò chơi Đúng – Sai

– Mục tiêu của trò chơi: Dạy trẻ nói “Đúng” hoặc “Sai” hoặc gật đầu/lắc đầu là một kỹ năng giao tiếp khởi đầu vô cùng quan trọng. Trò chơi này sẽ giúp trẻ tăng cường giao tiếp, kiểm soát sự di chuyển của đầu và kích thích thị giác, thính giác cho trẻ.

– Nguyên liệu: Bộ đồ chơi phân loại: xếp hình, thả xu phân loại màu, xếp chiếc vòng màu sắc vào các trụ,…

– Chuẩn bị: Đặt đồ chơi phân loại trên bàn, tháo hết các chi tiết cần phân loại đặt sang một bên.

– Hướng dẫn cách chơi: Lấy 1 chi tiết và cố tình xếp sai vị trí, rồi bạn nói “Sai”, sau đó xếp chi tiết đó vào lại chỗ đúng và nói “Đúng”. Mỗi lần nói đều kết hợp với cử chỉ, như gật đầu kết hợp với “Đúng”, lắc đầu kết hợp với “Sai”.

NPFOOD