Hướng dẫn học toán lớp 6 tập 1 Informational, Transactional

Về nội dung này, Luật sư Khương Tân Phương, Trưởng Văn phòng Luật sư Thuận Nam (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) trả lời như sau:

Theo khoản 2, Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp trong các trường hợp sau:

– Trường hợp 1. Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên GCNQSDĐ đã cấp;

– Trường hợp 2. Cấp đổi GCNQSDĐ đã cấp;

– Trường hợp 3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới GCNQSDĐ;

– Trường hợp 4. GCNQSDĐ đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai, cụ thể: Cấp không đúng thẩm quyền; Không đúng đối tượng sử dụng đất; Không đúng diện tích đất; Không đủ điều kiện được cấp; Không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp GCNQSDĐ đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.

Ngoài các trường hợp trên thì việc thu hồi GCNQSDĐ đã cấp chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã được thi hành (khoản 6 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Thủ tục thu hồi GCNQSDĐ:

– Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp GCNQSDĐ đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu GCNQSDĐ đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

– Trường hợp Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thì người sử dụng đất nộp GCNQSDĐ đã cấp trước khi bàn giao đất cho Nhà nước. Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất có trách nhiệm thu GCNQSDĐ đã cấp và chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý, trừ trường hợp cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế.

– Trường hợp cấp đổi GCNQSDĐ đã cấp hoặc đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp GCNQSDĐ mới thì người sử dụng đất nộp GCNQSDĐ đã cấp trước đây cùng với hồ sơ đề nghị cấp đổi GCNQSDĐ, hồ sơ đăng ký biến động.

Theo khoản 4, Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (điểm b, điểm c khoản 4 được sửa đổi bởi khoản 56, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thủ tục thu hồi GCNQSDĐ đã cấp không đúng quy định của pháp luật được quy định như sau:

Trường hợp cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra có văn bản kết luận Sổ đỏ đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét:

Nếu kết luận của cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra là đúng thì quyết định thu hồi GCNQSDĐ đã cấp;

Trường hợp xem xét, xác định GCNQSDĐ đã cấp là đúng quy định của pháp luật thì phải thông báo lại cho cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ phát hiện cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì kiểm tra lại, thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi GCNQSDĐ đã cấp không đúng quy định./.

Lê Thanh Hải (Tòa án nhân dân huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam )- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD đất) được xác định là Quyết định hành chính theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 và tại khoản 1, 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính (hướng dẫn tại mục 1 phần I Giải đáp số 02/GĐ-TA ngày 19/9/2016 của Tòa án nhân dân tối cao).

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất (có yêu cầu hủy GCNQSD đất) cũng như giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến đối tượng khởi kiện quyết định hành chính là GCNQSD đất thì có những bất cập liên quan đến hoạt động tố tụng của cơ quan ban hành GCNQSD đất (cụ thể là Ủy ban nhân dân huyện và tỉnh) với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (trong vụ án dân sự) và người bị kiện (trong vụ án hành chính).

Theo quy định tại khoản 4 điều 57 của Luật tố tụng hành chính quy định quyền, nghĩa vụ của người bị kiện là “Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện”. Đồng thời tại điểm e khoản 1 điều 143 của Luật tố tụng hành chính thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án khi người bị kiện huỷ bỏ quyết định hành chính. Với quy định này thì trong quá trình giải quyết vụ án tài Tòa án, cơ quan đã ban hành GCNQSD đất có quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người sử dụng đất khi bị khởi kiện.

Tuy nhiên, theo điểm d khoản 2 điều 106 của Luật đất đai năm 2013 quy định đối với trường hợp“Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.” Và khoản 3 điều 106 của Luật đất đai năm 2013 quy định “Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai”. Như vậy, trường hợp GCNQSD đất mà cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai thì trước khi thu hồi hoặc hủy bỏ bắt buộc phải qua thủ tục có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai mới được thu hồi, hủy bỏ.

Thực tiễn xét xử tại Tòa án đối với những GCNQSD đất bị khởi kiện thì thường không có hoạt động thanh tra để kết luận mà Tòa án thu thập chứng cứ và quyết định. Do đó, với quy định này thì trong quá trình tố tụng tại Tòa án, cơ quan đã ban hành GCNQSD đất không thể hủy Quyết định hành chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thu hồi được nên thường chờ Tòa án tuyên hủy Quyết định ban hành GCNQSD đất rồi mới căn cứ vào bản án để thu hồi GCNQSD đất. Điều này đã dẫn đến mâu thuẫn, trong các quy định của pháp luật về quyền của cơ quan cấp GCNQSD đất khi tham gia tố tụng tại Tòa án.

Kiến nghị và đề xuất

Từ những quy định của pháp luật như đã phân tích trên, đối với những trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 điều 106 của Luật đất đai năm 2013 thì cơ quan đã ban hành GCNQSD đất không thể tự mình quyết định thu hồi hay hủy bỏ GCNQSD đất mà mình phát hiện bị sai. Do đó, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thu hồi, hủy bỏ GCNQSD đất để có sự đồng bộ, thống nhất giữa quy định của Luật đất đai, Luật tố tụng hành chính và Bộ luật tố tụng dân sự nhằm đảm bảo tính linh hoạt, chủ động và quyền tự quyết định của cơ quan ban hành GCNQSD đất trong quá trình quản lý đất đai.

Ai có quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Căn cứ các quy định trên, quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính, quyết định cá biệt của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Do đó, thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thuộc về Toà án nhân dân cấp tỉnh. >>

Đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

- Đính chính thông tin trên giấy chứng nhận chứng nhận quyền sử dụng đât (sổ đỏ) là việc sửa lại thông tin bị sai sót trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc sai sót này có thể là về các thông tin của chủ sở hữu hoặc là các thông tin đối với thửa đất.

Đất bị thu hồi là gì?

Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Đối tượng sử dụng đất là gì?

Người sử dụng đất là người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng các hình thức như giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.