Hướng dẫn thực hiện nghị định 93 2023 nđ-cp

Ngày 07/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 93/2022/NĐ-CP về quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không.

Trong đó, quy định các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không như sau:

- Biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không:

+ Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;

+ Giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cửa khẩu đường hàng không bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật;

+ Các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan.

- Biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh:

+ Kiểm soát người vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh;

+ Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh;

+ Giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật:

+ Các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan.

Nghị định 93/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/12/2022.

\>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Nghị định 93/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022 về quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không

- Các cơ quan được giao xử lý vụ việc vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không có trách nhiệm thông báo việc xử lý vụ việc cho Công an cửa khẩu và các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp liên quan để phối hợp xử lý vụ việc và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Trường hợp việc xử lý vụ việc thuộc danh mục bí mật nhà nước, việc trao đổi thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Hội nghị triển khai Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27-10-2022, Hướng dẫn số 95/HD-MTTQ-BTT và nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường năm 2023

Triển khai các nội dung chính của Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27-10-2022 của Chính Phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Trần Thị Mẫn cho biết, Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện và tổ chức vận động đóng góp tự nguyện; phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ người dân chịu thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc người dân mắc bệnh hiểm nghèo nhằm sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, việc vận động đóng góp phải đảm bảo kịp thời và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; các tổ chức, cá nhân không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp; các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp. Việc tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Đặc biệt, các hành vi bị nghiêm cấm gồm: cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện; báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật, chiếm đoạt, phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện; lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Với việc quy định cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước; quy định các tổ chức tham gia vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện giúp đỡ các quốc gia khác bị thiên tai; quy định các tổ chức, cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP tạo hành lang pháp lý đảm bảo công khai, minh bạch trong vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Trần Thị Mẫn phát biểu tại hội nghị

Đối với việc triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường năm 2023, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Trần Thị Mẫn nhấn mạnh, Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên cần tập trung tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu với các nội dung trọng tâm như: thực hiện hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường; phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; thực hiện cải thiện môi trường, giải quyết các vấn đề môi trường.

Đồng thời, phối hợp thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật xanh - sạch - đẹp; vận động nhân dân trồng và bảo vệ cây xanh, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, có sáng kiến thực hiện mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả, chủ động phòng, chống thiên tai, bão lụt; sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm nước. Tuyên truyền bảo vệ môi trường trong chức sắc, chức việc, đồng bào tín đồ các tôn giáo.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, cần duy trì, nâng cao chất lượng và nhân rộng mô hình “Khu dân cư thân thiện môi trường” gắn với 5 nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Chương trình “Thành phố 4 an” đã triển khai để tiếp tục bổ sung thêm các tiêu chí cụ thể, thiết thực trong năm 2023. Chọn lọc, rà soát và xây dựng mới các khu dân cư thực hiện mô hình bảo vệ môi trường, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn năm 2023 đạt chất lượng.

Bên cạnh đó, duy trì, phát huy các mô hình về môi trường đã có hiệu quả của các cơ sở tôn giáo trong công tác tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu như: mô hình cơ sở tôn giáo nói không với rác thải nhựa, túi nhựa, túi nylon; không cúng rải đốt vàng mã; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Việc triển khai thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường năm 2023 sẽ góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp tích cực của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biên đổi khí hậu ở mỗi địa bàn dân cư, góp phần thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố Môi trường” giai đoạn 2021 – 2030.