Hướng dẫn trò chơi phát triển thị giác

Bộ thẻ kích thích thị giác phát triển trí tuệ cho bé có những đặc điểm nổi bật như sau:

Hướng dẫn trò chơi phát triển thị giác

- Bộ sản phẩm bao gồm 2 tập thẻ (tập 1 in đen trắng, tập 2 in mầu) được in bằng máy in offset (máy in công nghiệp) trên chất liệu giấy couche định lượng cao, cứng cáp có cán bóng. Điều này rất quan trọng liên quan đến chất lượng sản phẩm, vì đây là bộ thẻ kích thích thị giác của bé nên yêu cầu màu sắc phải chính xác. Nếu bố mẹ có file in, khi in bằng máy in mầu cần in ở máy in chất lượng, nếu kém chất lượng tuyệt đối không cho con sử dụng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng quan sát của con.
- Bộ thẻ kích thích thị giác tập 1 bao gồm 20 thẻ, mỗi thẻ in 2 mặt đen trắng (tổng cộng 40 tranh) với các hình thù đơn giản. Giai đoạn 0 đến 6 tháng các con chỉ nhận biết được mầu đen và trắng.
- Bộ thẻ kích thích thị giác số 2 bao gồm 20 thẻ in mầu 2 mặt (tổng cộng 40 tranh) phù hợp với bé từ 6 đến 18 tháng tuổi.
- Kích thước của mỗi thẻ: 21*21 cm chuẩn theo phương pháp giáo dục Glenn Doman.

Lợi ích khi sử dụng bộ sản phẩm thẻ kích thích thị giác cho bé:

Hướng dẫn trò chơi phát triển thị giác

- Ngay từ khi chào đời nhiều bố mẹ chưa quan tâm và còn coi nhẹ việc phát triển thị giác cho con. Giai đoạn này là giai đoạn vàng vì con có năng lực tiếp thu lớn nhất, không nên bỏ lỡ giai đoạn này trở đi. Bộ thẻ kích thích thị giác sẽ giúp tăng khả năng quan sát của con, rèn luyện và phát triển thị giác. Kích thích phát triển trí não của con...

Cách chơi thẻ kích thích thị giác theo phương pháp giáo dục Glenn Doman như thế nào?

Hướng dẫn trò chơi phát triển thị giác

- Về các cách chơi bố mẹ có thể làm theo nhưng cách sau:
Cách 1: Giai đoạn đầu con chơi thẻ T1 (thẻ đen trắng) bố mẹ có thể dùng băng dính 2 mặt, băng dính gai rồi dán gần vị trí con nằm (cách mắt con khoảng 30cm). Tiếp theo định kỳ khoảng 7 ngày đổi mặt thẻ, hoặc vị trí thẻ để kích thích tránh nhàm chán cho con.
Cách 2: Giơ các thẻ cách mắt con khoảng 2-30cm trước mắt cho con nhìn, giai đoạn 0 đến 3 tháng nên cho con nhìn từ 2-3 thẻ, mỗi thẻ tầm 15-20s, sau đó di chuyển thẻ từ phải sang trái, từ trái sang phải, lên cao và hạ thấp để con đưa mắt nhìn theo. Khi di chuyển lưu ý nhớ đọc tên Trái - Phải - Lên - Xuống để con làm quen với các khái niệm. Ngoài Có thể nói chuyện, hát, sáng tạo những câu thơ liên quan đến tấm thẻ, việc này giúp tăng khả năng kết nối, giao tiếp bố mẹ và con, tăng khả năng vốn từ vựng cho việc học nói sau này của con.
Cách 3: Nếu sử dụng màn bố mẹ có thể đưa những tầm thẻ lên đỉnh màn (đặt ở ngoài) rồi cùng trò truyện với con về các tấm thẻ. Việc này chỉ thực hiện khi con đã có thể nhìn được xa (từ 2-3 tháng).
Trên đây là một số cách chơi bộ thẻ kích thích thị giác bố mẹ có thể tương tác cùng con. Khuyến khích chia số lượng thẻ chơi đủ 3 cách để đạt hiệu quả tốt hơn.
Chúc bố mẹ và các con có những phút giây vui vẻ!

Trẻ nhỏ luôn bị hấp dẫn bởi các trò chơi. Vậy bạn đã biết đâu là những trò chơi giúp trẻ phát triển tốt nhận thức ngay từ nhỏ hay chưa? Đặc biệt là trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay. Các bà mẹ trẻ thường có xu hướng cho các con tiếp xúc với các thiết bị điện tử rất sớm mà quên đi việc cho các con tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Điều này sẽ vô tình làm hạn chế sự sáng tạo và khả năng linh động của bé. Chính vì thế các mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho các con. Các phụ huynh nên cùng bé chơi các trò chơi để phát triển trí não tốt hơn. Vậy hãy cùng Shinkids theo dõi hết bài viết dưới đây để tham khảo top 15 trò chơi giúp trẻ phát triển nhé!

  • Danh sách 15 trò chơi giúp trẻ phát triển tốt nhận thức
    • 1. Xếp hình phát triển tư duy toán học
  • 2. Sáng tạo với thùng carton
    • 3. Vẽ trên giấy
    • 4. Tìm đường trong mê cung
    • 5. Trò chơi thẻ số
    • 6. Các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ ngoài trời
    • 7. Chơi cờ – giải ô chữ – câu đố
    • 8. Trò chơi truy tìm báu vật
    • 9. Trò chơi luyện trí nhớ
    • 10. Trò chơi vượt chướng ngại vật
    • 11. Gỡ băng keo
    • 12. Trò kể chuyện
    • 13. Đóng kịch với đồ chơi
    • 14. Hát và vỗ tay
    • 15. Xem TV cũng giúp phát triển trí não
  • Lời kết

Danh sách 15 trò chơi giúp trẻ phát triển tốt nhận thức

Ngoài việc chăm sóc cho con từng bữa ăn giấc ngủ đúng cách thì tạo điều kiện cho các con tiếp xúc với các trò chơi cũng là một trong những phương pháp giúp con phát triển trí não rất tốt. Nếu các mẹ muốn tìm hiểu về các phương pháp nuôi dạy và chăm sóc con thì có thể tham khảo thêm tại Blog Mẹ Và Bé.

Hướng dẫn trò chơi phát triển thị giác

Còn bây giờ hãy theo dõi hết bài viết dưới đây, Shinkids sẽ gợi ý cho các bạn 15 trò chơi giúp trẻ phát triển rất tốt cho nhận thức của bé nhé!

1. Xếp hình phát triển tư duy toán học

Đây là một trong những trò chơi các mẹ nên cho các con tiếp xúc để dạy con về toán học nhờ vào các hình khối và kích cỡ khác nhau mà bé được cảm nhận. Từ đó các bé sẽ dần hình dung được khái niệm của các hình khối và dễ dàng phân loại đồ vật hơn.

Hơn nữa cách chơi xếp hình rất đơn giản, các cha mẹ chỉ cần bày những khối gỗ theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại để dạy các bé phân biệt được kích thước. Đồng thời kết hợp với các câu hỏi để xem bé đã nhận biết được các hình dạng và kích cỡ hay chưa.

Sau khi bé đã nhận biết được kích cỡ, cha mẹ hướng dẫn sắp xếp hình khối theo từng hình dạng (hình vuông, hình tròn hay hình tam giác,…) điều này sẽ giúp trẻ nhận biết hình ảnh một cách tốt nhất. Mỗi ngày cha mẹ hãy dành thời gian cho bé một ít cứ như thế bé sẽ có được những khái niệm cơ bản về toán học.

2. Sáng tạo với thùng carton

Tận dùng các thùng carton cũng là một gợi ý rất hay cho các cha mẹ sáng tạo cùng con. Với thùng carton các mẹ có thể cùng con tạo ra rất nhiều món đồ chơi khác nhau. Từ đó cũng kích thích được trí sáng tạo của các bé.

Trò chơi này không chỉ giúp các bé phát triển trí não mà còn gắn kết tình cảm gia đình rất tốt. Ngoài ra, để tạo ra các trò chơi từ thùng carton đòi hỏi bé phải kiên trì và tỉ mỉ, vì thế bên cạnh phát triển trí tuệ ra thì thùng carton còn giúp bé rèn luyện được sự tỉ mỉ, kiên trì của mình khi chơi.

3. Vẽ trên giấy

Vẽ trên giấy là trò chơi đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tốt cho bé. Khi cho bé vẽ trên giấy các con sẽ được tiếp xúc với nhiều màu sắc. Từ đó tạo sự thích thú và tăng khả năng sáng tạo của các con. Dù là những nét vẽ nguệch ngoạc nhưng nó cũng thể hiện những suy nghĩ ngây ngô của con.

Với các bé lớn hơn một chút các mẹ sẽ thấy các con thường có xu hướng vẽ những thứ mà các bé quan sát được như cha mẹ của mình, các con vật trong nhà hoặc cây cối xung quanh. Vì thế mà cảm nhận của các con về thế giới bên ngoài cũng được phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, đối với những bé mới lần đầu làm quen với trò chơi vẽ trên giấy mẹ chỉ nên cho bé làm quen hai màu cơ bản sau đó hẵng tăng dần lên. Không nên cho bé làm quen với các màu trung gian bởi bé chưa phân biệt được tốt về màu sắc. Một số màu mẹ nên chọn cho bé như đỏ, vàng, đen, trắng.

4. Tìm đường trong mê cung

Đối với các con đã quen dần việc cầm bút chì hay bút vẽ thì các mẹ có thể chuyển sang cho con chơi tìm đường trong mê cung. Trò chơi này giúp bé rèn luyện tính kiên trì và khả năng quan sát rất tốt. Để tạo cho con trò chơi này nếu các mẹ không có điều kiện mua ngoài cửa hàng thì có thể in sẵn các mê cung trên mạng sau đó đi in thật nhiều các loại hình mê cung cho các con tập dần từ dễ đến khó.

Để các con thích thú hơn với trò chơi này các mẹ có thể dán thêm các sticker vào mê cung làm hình tượng cho các con tìm đường đến. Hoặc đối với các con chưa quen cầm bút thì có thể hướng dẫn các con dùng tay để chỉ đường.

5. Trò chơi thẻ số

Trò chơi giúp trẻ phát triển tốt trí não tiếp theo mà Shinkids muốn gợi ý cho các mẹ đó là thẻ số. Hiện nay có rất nhiều bộ thẻ số với màu sắc và hình họa trang trí bắt mắt. Vì vậy để tạo điều kiện cho các con tiếp xúc với các con số thì đây là trò chơi dễ nhất cho các bé.

Khi chơi trò chơi này các bé vừa có thể chơi mà vẫn có thể học được các con số. Ngoài ra các mẹ cũng có thể linh động mua cho các con thẻ chữ cái hoặc các lá cờ trên thế giới. Như vậy các con sẽ học rất nhanh mà không bị áp lực về việc học quá sớm.

6. Các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ ngoài trời

Các trò chơi giúp trẻ phát triển khả năng phán đoán rất tốt trong quá trình tìm kiếm là các trò chơi ngoài trời như: trốn tìm, bịt mắt bắt dê,…Các trò chơi này sẽ giúp các bé có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài một cách thú vị hơn. Ngoài ra chúng còn giúp các con rèn luyện cơ thể và rất nhiều kỹ năng khác khi các cha mẹ chơi cùng con.

7. Chơi cờ – giải ô chữ – câu đố

Đây đều là những trò chơi rèn luyện trí não giúp trẻ phát triển rất tốt trong những năm đầu chào đời. Hơn nữa khi cùng các con chơi những trò chơi này còn giúp tình cảm gia đình gắn kết rất hiệu quả. Đặc biệt là trò chơi giải câu đố.

Trò chơi này sẽ giúp các con có nhận thức về không gian kết hợp với các kỹ năng giải quyết vấn đề hay nhìn nhận. Đây chính là một hoạt động phát triển trí não rất đơn giản nên bất cứ khi nào bạn cũng có thể chơi với con được.

8. Trò chơi truy tìm báu vật

Đối với các bé đã lên 5 đến 12 tuổi các mẹ đều có thể cho con chơi trò truy tìm báu vật để giúp các bé phát triển trí não. Những trò chơi cổ điển và săn bắt thú rừng là cách trò chơi vui nhộn dành cho việc tập luyện trí não của trẻ.

Mục đích của trò chơi tìm kiếm đồ vật là bé có thể dễ dàng điều chỉnh và giúp giữ cho bé khả năng tập trung cao trong nhiều giờ liền. Hơn thế nữa qua trò chơi tìm kiếm đồ vật còn giúp bé rèn luyện khả năng quan sát, phát triển ngôn ngữ và tăng khả năng nhận thức về không gian.

9. Trò chơi luyện trí nhớ

Thêm một trò chơi cho các con độ tuổi từ 5 -12 tuổi. Các trò chơi rèn luyện trí nhớ này sẽ giúp các con tăng cường và cải thiện được trí nhớ rất tốt ngay từ khi còn nhỏ. Việc lồng ghép vào trò chơi để rèn luyện trí nhớ sẽ giúp các con ghi nhớ một cách vui nhộn hơn.

Ngoài ra các trò chơi luyện trí nhớ qua tranh vẽ hay hình ảnh còn giúp bé nâng cao khả năng tập trung và tăng cường nhận thức rất tốt. Đặc biệt là khả năng quan sát cũng như sự chú ý của bé trong quá trình chơi.

10. Trò chơi vượt chướng ngại vật

Đối với các con trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi các mẹ có thể cho con chơi vượt chướng ngại vật bằng cách thiết lập ngay trong phòng khách của gia đình bạn. Hãy tận dụng những đồ vật sẵn có trong nhà để làm trở ngại cho bé.

Tùy thuộc vào độ tuổi mà các mẹ sẽ gia tăng độ khó khác nhau. Trò chơi vượt chướng ngại vật sẽ giúp trẻ nâng cao động lực, nhận thức thị giác, lập kế hoạch, phối hợp, giải quyết vấn đề, tư duy.

11. Gỡ băng keo

Nghe có vẻ kỳ cục nhưng trò gỡ băng keo lại được cho là chìa khóa vạn năng cho hầu hết các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ. Thích hợp cho trẻ từ 2 – 4 tuổi, đây sẽ là trò chơi với những hoạt động vui nhộn, không những giúp bé hoạt động não mà còn tăng cường được sự tập trung cho trẻ.

12. Trò kể chuyện

Kể chuyện cũng được coi là một trong các trò chơi giúp trẻ phát triển và thúc đẩy rất tốt trí não rất tốt. Các con sẽ bắt đầu nhận thức được các vấn đề đang xảy ra xung quanh chúng ta qua các câu chuyện. Hơn nữa nhiều câu chuyện ý nghĩa còn giúp các con cảm nhận cuộc sống một cách tốt đẹp hơn.

Việc bạn chơi trò kể chuyện cùng bé đòi hỏi bé con phải biết chú ý và tập trung trong một khoảng thời gian dài. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc rèn luyện trí nhớ của trẻ, giúp bé theo dõi các nhân vật trong câu chuyện, cũng như chuỗi sự kiện sẽ diễn ra tiếp theo.

Ngoài ra khi kể chuyện cho bé, các con sẽ được tiếp thu nhiều từ vựng hơn thông qua quá trình nghe. Từ đó khả năng biết đọc chữ của bé cũng sẽ nhanh nhạy hơn. Vì thế mẹ cần kết nối và diễn đạt thật tốt. Với những trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể phát triển sự tự tin và cách suy nghĩ độc lập.

13. Đóng kịch với đồ chơi

Hướng dẫn trò chơi phát triển thị giác

Đây là trò chơi đã quá quen thuộc với các mẹ và các bé rồi phải không nào? Các mẹ có thể dùng các chú gấu bông hoặc đồ chơi của bé để coi đó là một người bạn của con. Có rất nhiều lợi ích từ trò chơi này khi mẹ áp dụng để chơi cùng bé như gia tăng sự tự tin, điều chỉnh được khả năng suy nghĩ, cải thiện được việc học tập và quan sát, ra quyết và tính sáng tạo.

Mẹ cùng bé đóng kịch với đồ chơi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức và xã hội của trẻ. Trò chơi đóng kịch còn giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ, xã hội và cảm xúc của trẻ, giúp bé nuôi dưỡng trí tưởng tượng và nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh.

14. Hát và vỗ tay

Để tạo sự thích thú cho bé chắc không có trò chơi nào hấp dẫn hơn khi dạy bé hát và vỗ tay. Bản năng của các con ngay từ khi còn nhỏ đã là bắt chước theo người lớn. Vì vậy khi nghe mẹ hát hay mở băng đĩa cho các con thì các bé học theo rất nhanh.

Trong đó vỗ tay là một trong những bài tập đầu tiên mà chúng ta dạy cho trẻ, để tập kỹ năng bắt chước, bước đầu tương tác với mọi người. Qua đó, giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và niềm yêu thích âm nhạc. Vừa hát vừa vỗ tay sẽ kích thích sự hứng thú của trẻ trong quá trình chơi, không những thế trò chơi này còn giúp trí tuệ của trẻ được phát triển một cách hiệu quả nhất.

15. Xem TV cũng giúp phát triển trí não

Hiện nay trên TV có rất nhiều chương trình giúp bé phát triển trí não một cách toàn diện. Đặc biệt là các chương trình giáo dục sẽ giúp bé học thêm được nhiều điều bổ ích. Vậy nên khi cho trẻ xem TV bố mẹ cần chú ý đến các kênh phù hợp.

Một số chương trình trên TV cha mẹ nên cho bé xem như: khám phá khoa học, khám phá thiên nhiên, giáo dục STEM, 10 vạn câu hỏi vì sao…Ngoài ra các phụ huynh có thể cho con tham khảo thêm các kênh về nấu ăn, làm bánh, hội họa,…để các con tăng thêm khả năng sáng tạo.

Lưu ý không phủ nhận những lợi ích khi cho các con xem TV để coi như một trò chơi giúp bé phát triển nhận thức tốt. Nhưng thời gian cho các con xem cũng cần có giới hạn nhất định. Bố mẹ chỉ nên cho trẻ xem TV từ 1 – 2 tiếng mỗi ngày.

Lời kết

Trên đây là danh sách 15 trò chơi giúp trẻ phát triển trí não rất tốt. Để tăng thêm hiệu quả khi nuôi dạy các con tốt hơn các mẹ có thể tham khảo thêm tại Blog Mẹ Và Bé. Nếu các mẹ nào còn biết đến những trò chơi thú vị và phù hợp với các bé hãy comment phía dưới bài viết để chia sẻ cùng mọi người nhé!