Kén rể nghĩa là gì

Bà Phương sợ rằng nếu kén lầm rể sẽ khiến con gái bà sống khổ cả một đời, thế nên suy đi nghĩ lại, cuối cùng bà cũng tìm ra một biện pháp…

Show

Xưa có một gia đình họ Phương làm nghề buôn bán vải bông. Ông chủ Phương khi còn sống tích cóp được một món tiền. Sau này khi ông qua đời, trong nhà chỉ còn lại bà Phương và cô con gái, hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống.

Mấy năm sau khi cô con gái đến tuổi cập kê, rất nhiều người đến mai mối. Bà Phương sợ rằng nếu kén lầm rể sẽ khiến con gái bà sống khổ cả một đời, thế nên suy đi nghĩ lại, cuối cùng bà cũng tìm ra một biện pháp…

Ở cửa hàng, mỗi ngày đều có người đến mua và bán vải bông. Mỗi lần mua vải bông, bà luôn cố ý trả thừa cho người bán 5, 6 xu. Ai ngờ mấy ngày trôi qua mà vẫn không có ai trả lại tiền thừa, có lẽ họ đều cho rằng mấy xu lẻ chẳng đáng giá là bao nhưng thêm đồng nào hay đồng ấy, thế nên ai nấy đều tươi cười rạng rỡ mà hỉ hả ra về.

Một hôm có cậu thanh niên ôm một cuộn vải đến bán. Bà Phương vẫn theo cách cũ trả dư cho anh ta vài xu. Nào ngờ anh ta đếm đi đếm lại, cuối cùng ngẩng đầu nói: “Bác ơi, bác tính nhầm rồi” và trả lại số tiền thừa cho bà Phương.

Kén rể nghĩa là gì
Bà Phương vẫn theo cách cũ trả dư cho anh ta vài xu, nào ngờ cậu thanh niên liền trả lại. (Ảnh minh họa: epochtimes.com)

Mấy hôm sau, cậu thanh niên lại đến bán vải. Bà Phương liền trả anh ta một lạng bạc, còn cố ý dư một đồng cân (10 đồng cân là một lạng bạc). Cậu thanh niên mượn chiếc cân tiểu ly để cân số bạc, rồi lại cân lại một lần nữa, xong nói với bà rằng: “Bác ơi, bác cân sai rồi” và đem số bạc dư trả lại cho bà.

Bà Phương cười nói: “Cậu còn trẻ tuổi mà lại có lòng tốt như thế, thật là hiếm có, hiếm có. Nào, mời cậu uống ly rượu rồi hãy về”. Người thanh niên vội vàng cảm ơn và nói rằng mình không biết uống rượu.

Bà Phương lại nói: “Vậy thì uống chén trà, ăn chút hoa quả rồi hãy về”.

Người thanh niên vẫn xin mạn phép, vẻ mặt sốt sắng muốn ra về. Bà Phương cũng chẳng quản anh ta có đồng ý hay không, mà chỉ cố ý để một gói bạc vụn lớn trên quầy rồi vào trong phòng lấy trà và đồ điểm tâm. Một lúc lâu sau bà Phương mới đem trà và đồ điểm tâm ra, nhưng thấy cậu thanh niên kia vẫn đang đứng đó, gói bạc vụn vẫn còn nằm ngay ngắn ở một góc trên quầy.

Cậu thanh niên nói: “Trà và điểm tâm cháu cũng xin mạn phép, chỉ e có người lấy gói bạc đi nên cháu mới ở lại đây. Xin bác đếm lại, giờ cháu phải về đây”.

Bà Phương nhìn cậu, quả là một chàng trai thật thà chất phác, rồi bà hỏi anh ta họ tên gì, nhà ở đâu.

Cậu thanh niên nói: “Cháu họ Thiệu, nhà ở Lê Hoa Trang”. 

Lại hỏi chuyện thêm, biết được kẻ hậu sinh tốt nết này vẫn chưa thành thân. Bà Phương càng vui mừng, liền nhờ một cụ hàng xóm làm mai mối để gả con gái cho anh.

Cậu thanh niên nói: “Việc này sao được? Nhà cháu nghèo lắm, không đủ sức tổ chức hôn lễ. Hơn nữa mẹ già còn cần cháu chăm sóc, cuộc sống khốn khó như thế, cháu đâu dám đũa mốc mà chòi mâm son?”.

Bà Phương nói: “Con nghèo mà rất có chí khí, hơn nữa lại là người có tín có nghĩa, điều này càng đáng quý, ta lại càng không thể để lỡ mất việc hôn nhân này được”.

Kén rể nghĩa là gì
Vậy là Bà Phương đã tìm được chàng con rể quý. (Ảnh minh họa: epochtimes.com)

Bà Phương bèn ngỏ ý đón hai mẹ con họ Thiệu đến nhà mình, rồi bà lại đứng ra lo việc thành thân cho hai con, sau đó đem toàn bộ tiền của tích lũy được phó thác cho con rể, để anh làm chủ gia đình. Hai nhà hợp lại thành một, tương thân tương ái, cuộc sống đầm ấm sum vầy. Bà Phương sống vui vẻ như vậy đến năm 95 tuổi mới ngậm cười ra đi. 

(Nguồn: “Tây Thần tùng thoại” của Hoàng Giao Khởi đời Thanh)

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Kiến Thiện biên dịch

Kén rể nghĩa là gì

Tin mới

  • CHÀO MỪNG THÀNH LẬP THỊ XÃ CHƠN THÀNH
  • ĐẠI HỘI THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH BÌNH PHƯỚC LẦN THỨ VI
  • CHUYỂN ĐỔI SỐ
  • Kỷ niệm 57 năm chiến thắng Đồng Xoài
  • 50 NĂM CHIẾN THẮNG CHỐT CHẶN TÀU Ô

  1. ÔN CỐ TRI TÂN

Ông nghè kén rể

BP - Chuyện xưa kể lại rằng, thuở Hà Tông Huân cùng với bạn học là Trịnh Đồng Giai và Đỗ Huy Kỳ tìm sang làng Bón xin thụ giáo quan nghè. Khi đến đầu làng, thấy có người ngồi nghỉ dưới gốc đa, cả 3 bèn vái chào và hỏi thăm nhà quan nghè. Người kia nghe vậy liền đáp: Tôi ra vế đối, nếu các cậu đối được, tôi dẫn tới tận nhà quan, khỏi chỉ đường lôi thôi. Đoạn người đó đọc: Đi đường đất thịt trơn như mỡ.

Quả thật, trời vừa mưa xong, đường làng trơn ướt, là cảnh tượng ngay trước mắt... Khi ấy, cả Giai và Kỳ còn đang suy nghĩ thì Huân đã đối ngay rằng: Ngồi tựa gốc đa mát thấu xương. Câu đối chọi chữ, chọi ý tài tình: Đa (cây đa cũng là cây da) với xương chọi lại thịt với mỡ. Lại dùng thành ngữ “Mát thấu xương” đối với thành ngữ “Trơn như mỡ” thì không còn vế đối nào hay hơn được. Nghe vậy, người kia vụt đứng bật dậy, khen mãi: “Giỏi! Giỏi!”... Rồi cười ha hả nhận dẫn đường cho 3 cậu học trò. Đến nơi Huân, Giai, Kỳ mới biết quan Nghè Bón chính là ông ta chứ chẳng ai khác!

Kén rể nghĩa là gì
Minh họa: S.H

Lần nọ, thầy trò cùng nhau ra sông tắm mát thầy mắc áo dài trên cành cổ thụ mọc bờ sông, tức cảnh sinh vế đối: Bách niên cổ thụ vi ý giá (nghĩa là cây cổ thụ trăm năm dùng làm giá treo áo). Huân đối lại: Vạn lý trường giang tác dục bồn (con sông dài muôn dặm làm cái chậu tắm). Ông thầy lấy làm hài lòng lẫn khâm phục, vì câu đáp của cậu học trò luôn ẩn chứa chí lớn hơn hẳn vế đối ra.

Quan nghè đó có tên thật là Trần Ân Chiêm. Ông có 3 cô con gái, ý thầy muốn gả cho 3 học trò giỏi nhất của mình là Huân, Giai và Kỳ liền bàn với vợ. Bà nghè muốn tường tận tính nết từng cậu qua tư cách, nên một hôm mới dọn riêng một mâm cơm dưới nhà (thường học trò học nhà thầy cùng ăn chung bữa), nhắn là mời riêng 3 người. Quá bữa đã lâu, bà mới cho gọi. Mấy cậu chắc mẩm sẽ được chén cỗ bàn thịnh soạn, ngờ đâu mâm cơm chỉ có 3 suất, mỗi suất vỏn vẹn 3 chén cơm và 1 quả trứng vịt luộc cùng ít nước mắm.

Bụng đói meo, nhìn quanh lại chẳng có người, không cần giữ ý tứ, mạnh ai nấy ăn. Nhưng khi ấy, Đỗ Huy Kỳ đưa ra ý kiến xắn trứng làm tư, 3 chén cơm kèm 3 miếng trứng, miếng cuối dùng tráng miệng. Còn Trịnh Đồng Giai thì đề nghị dầm nát quả trứng với nước chấm, chan đều 3 chén. 2 người vừa nói xong, Hà Tông Huân cho quả trứng vào miệng nhai ngon lành, kế đến ăn cơm với nước mắm. Bà nghè ưng lối ăn của Giai, điều hòa, căn bản ắt đời luôn sung túc ấm no. Kế đến cách ăn của Kỳ cũng căn cơ tính toán, về sau cũng nhàn hạ sung sướng. Riêng Huân thì bà chê bai, ăn kiểu ấy chỉ là ngữ phá nhà phá cửa, sau rồi tán gia bại sản, vợ con khổ thôi.Quan nghè trái lại, vuốt râu cười khà, đoạn bảo vợ: Đấy chỉ là cách đánh giá thường tình của nhân gian, nào biết “Kẻ ăn to thì nói lớn”. Rồi bà xem, khóa sau, thằng Huân sẽ đỗ cao, quan to hơn hẳn bọn kia nữa là!

Bà nghè hoài nghi lắm, cho đến một hôm, bà nhờ 3 cậu phát giúp cỏ dại ở một đìa ruộng. Cả 3 vui vẻ sáng sớm vác dao liềm ra đồng. Xế trưa đi chợ về, bà tạt ngang qua xem, chỉ thấy Giai, Kỳ cắm cúi phát cỏ đã quá nửa phần ruộng được giao. Riêng Huân nằm dưới bóng râm, nón che mặt mà ngủ khì. Bực lắm, bà hộc tốc về mách lại cùng chồng. Thầy Chiêm chẳng nói gì, lững thững ra đìa đặng xem hư thực, bà nghè theo sau, không ngớt lời chê bai dè bỉu Huân. Đến nơi, ông bà nghè chứng kiến Huân đang phạt cỏ nhanh soàn soạt, vượt luôn cả bạn. Cậu phát nhanh đến nỗi cua, cá nổi lềnh bềnh vì không kịp chạy. Thấy thế, thầy Chiêm hài lòng lắm, bảo vợ: Học giỏi, làm lụng hơn người, Hà Tông Huân còn tiến xa nữa. Thật không phụ công ta nuôi dạy.

Về sau, thầy trò càng tương đắc, ý thầy muốn tác duyên cho 3 cô con gái, mới nghĩ ra 1 cách: Tông Huân vốn ở làng Kim Vực, thầy lấy chữ Kim (kim là vàng); Đồng Giai xuất thân làng Ngọc Hoạch, thầy mới trích chữ Ngọc ra; Huy Kỳ quê làng Thử Cốc, thầy mượn chữ Cốc (ngũ cốc), rồi gọi 3 con gái mà hỏi: Nay cha có 3 món: lúa, ngọc và vàng, mỗi con chỉ được chọn một thứ, hãy nói cha nghe. Cô cả chọn lúa, ông gả cho Huy Kỳ (sau đỗ thám hoa). Cô thứ chọn ngọc, ông gả cho Đồng Giai (sau đỗ tiến sĩ). Riêng cô út chọn vàng, thầy gả cho người vùng Kim Vực, làng Vàng, tức Hà Tông Huân, đỗ bảng nhãn.

Lời bàn:

Trong xã hội phong kiến xưa, quyền sống của con người, mà nhất là quyền sống của người phụ nữ như là chỉ mành treo chuông, không có gì đảm bảo để tồn tại. Cuộc sống của họ cũng có thể được ví như “chim trong lồng, cá trong chậu”. Họ không thể làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống của chính mình dẫu cho họ chỉ khát khao một điều giản đơn ấy thôi. Vậy tại sao 3 người con gái của ông nghè trong giai thoại này lại có quyền quyết định chọn ai để xây dựng tổ ấm gia đình? Và điều này không khó hiểu, vì họ được sinh ra trong một gia đình danh giá và đặc biệt là họ có một người cha học rộng lại có con mắt tinh đời.

Không như 3 cô gái trong giai thoại này, phụ nữ thời nay họ không chỉ biết chọn chồng mà còn biết chọn cả mẹ chồng. Bởi mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu xưa nay được xem là khá nhạy cảm và không mấy tốt đẹp nhưng lại có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến hôn nhân. Chính vì thế, ngày nay không ít phụ nữ muốn có cuộc sống hạnh phúc, họ không chỉ biết chọn người chồng hiền mà còn tỉnh táo chọn mẹ chồng hòa thuận với mình. Vâng, có lẽ “hậu sinh khả úy” là vậy?!

ND

Kén rể nghĩa là gì

Ý kiến ()

Kén rể nghĩa là gì