Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Nếu anh em thích tiếng clicky thì con Kailh Box White rất hợp lý. Mình đã thử qua một loạt các phiên bản clicky của Kailh Box và nhận thấy Kailh Box White hay Glazed Green là phù hợp để gõ văn bản. Kailh Box White và Glazed Green đều có lực nhấn tầm 50 g, tiếng click khá hay với thiết kế clicky bar, tiếng nhỏ hơn so với các loại "hạng nặng" như Kailh Box Pale Blue 60 g, Jade 65 g và nặng nahats là Navy 75 g. Nếu thích "tập tạ" thì anh em có thể thử chơi mấy loại siêu nặng này và dĩ nhiên tiếng clicky của nó cũng phê không kém.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Dòng Kailh thì mình không thích linear lắm, Kailh Box Red mình có một ít, hay trộn phối với Kailh Box Black. Với linear thì mình thích các loại switch clone Cherry như Gateron Caps Yellow, Ink Black, Cherry MX Vintage Black còn với Kailh thì có dòng Kailh Cream (NovelKeys Cream) rất nổi tiếng. Ngoài ra mình cũng khá thích con C3 Tangerine hay OA Aspiration, anh em có loại switch nào hay chỉ mình với nhé.

Thực tế có nhiều cách để khiến cái bàn phím gõ ngon hơn, mình thì không phải master vụ này nhưng dưới đây là những cách mình thường làm:

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Trong bộ phụ kiện thì E-Dra có tặng kèm key puller và switch puller nên anh em không cần mua thêm để tháo keycap và switch. 5 switch sơ cua để anh em lỡ có làm gãy làm hư switch khi tháo ra tháo vô hay xui xui xài bị double click thì có mà thay. Trước tiên thì anh em cần tháo keycap, cái này anh em đều biết rồi hen.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Tiếp tục tháo switch, mình thì dùng switch puller loại lớn để tháo cho dễ và nhanh. Anh em đặt cái switch puller dọc, bóp vào đúng 2 ngàm sau đó giật nhẹ lên theo hướng thẳng đứng nha.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Sau khi tháo toàn bộ xong thì anh em có thể thấy được mạch màu xanh bên dưới, chân hot-swap và một lỗ trống hình chữ nhật nằm trên mỗi switch - đây là vị trí của đèn LED dán (SMD). Chiếc bàn phím EK368W không có đèn LED mà chỉ có đèn tại một số nút chức năng như phím R chuyển chế độ có dây và không dây, 3 phím ZXC để pair và chuyển thiết bị và phím Space để báo pin.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Toàn bộ keycap đã được tháo ra, mình xác định được có 6 con ốc bắt giữa plate và vỏ phím.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Plate bằng nhôm được sơn tĩnh điện, rất tốt.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Lật dưới plate thì thấy các stab. Chiếc bàn phím này vẫn dùng stab Cherry tiêu chuẩn nên thanh cân bằng nằm dưới plate.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Đây là cục pin 1850 mAh nối với mạch PCB bằng một sợi cáp mỏng, anh em lưu ý tách sợi cáp này ra rồi muốn làm gì làm nhé, không khó, chỉ cần cẩn thận. Nếu lỡ đứt thì nối lại thôi, không nghiêm trọng lắm.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Đây là cái mạch phím mà mình đã lấy ra, dày khoảng 2 mm trên mạch này mình tìm được những con chip như SH87F88010 - đây là chip Bluetooth 5.0.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Còn đây là vi điều khiển SH68F90S của SinoWealth. Tên bo mạch là ML - 凯华首 - 968 - RGB - BT - V1.1 và nó có nghĩa là ML-Kaihua-968-RGB, như vậy cái mạch này cũng có thể do Kailh làm luôn. Với những chiếc bàn phím cơ giá rẻ thì thông thường mạch sẽ do 1 nhà sản xuất xài chung và dùng chung firmware hay software để tùy biến. Việc chọn những sản phẩm có sẵn có lợi hơn về giá thành cũng như độ ổn định, giảm được chi phí R&D. Việc còn lại là chọn chất liệu làm keycap, switch, vỏ phím, stab … để khiến sản phẩm khác biệt về ngoại hình cũng như trải nghiệm.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Đây là các chân hot-swap. Nó sẽ bền nếu như mối hàn được làm tốt, trong một số mạch phím hot-swap chẳng hạn như trên mạch của con Keychron K6 mình xài thì các chân này còn được bắn keo để gia cố. Sở dĩ phải làm điều này bởi trong tình huống anh em thay switch, nếu chân switch không cân thẳng với chân trên mạch thì khi anh em nhấn switch xuống, nó có thể đẩy vào phần viền nhựa xung quanh từ đó làm bung chân hot-swap. Trong tình huống này thì bắt buộc phải đi hàn lại chân hot-swap.E-Dra EK368W có vỏ nhựa, rỗng, vì vậy khi gõ thì anh em sẽ nghe thấy tiếng bộp bộp của phần vỏ rỗng này. Để triệt tiêu phần nào thì cách thông thường đó là làm đầy phần vỏ rỗng này đi bằng cách lót thêm mút, bọt biển và nhiều loại vật liệu chuyên dụng khác.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Giờ thì mình tiến hành đo cắt mút để lót cho phím. Mút thì mình tận dụng những miếng mút dùng để đệm hàng hóa, chẳng hạn như anh em mua hàng online ship tới thì có mấy miếng mút vầy.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Lót vô nó ra vầy, có điều là cái vỏ phím này nó cao dần về sau nên 1 miếng mút phẳng sẽ không vừa khi chúng ta ráp mạch PCB và plate vào. Nếu cố đè xuống có thể làm hỏng mạch. Thế là mình cắt những miếng mút khác để tạo độ dốc từ trước ra sau vào lót vào. Nhớ chừa chỗ cho sợi dây cáp pin với mạch.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Tiếp theo mình xử lý stab trên các phím dài. Với layout 65% như EK368W thì nó chỉ có 4 phím dài là Shift trái, Backspace, Enter và Spacebar. Để tháo stab thì anh em lật mặt dưới của plate, ấn đáy stab nó sẽ trồi lên vì ở đây có một cái ngàm giữ. Khi gắn trở vào thì anh em làm ngược lại tức là bắt đầu từ mặt trước của plate.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Ầy ù cái stab này không tốt lắm, khi nhấn stem xuống thì stem vẫn lòi ra một đoạn vầy. Thường thì chúng ta có thể bấm chân stem để khiến nó không lòi ra nhiều nhưng với stab này thì chịu thua. Rẻ tiền nên không đòi hỏi gì hơn, muốn tốt hơn thì anh em có thể lên shopee tìm mua stab, khá rẻ, chẳng hạn như bộ stab của Gateron.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Nếu stab lắc thì anh em có thể lót cho nó, có thể dùng băng keo vải hay băng keo giấy như mình đã làm trong hình trên. Anh em làm sao khiến cái stab nó ở yên trên plate là được. Sau đó anh em có thể lube bằng mỡ và dầu, cái này tìm mua trên shopee cũng dễ với từ khóa “mỡ lube stab” (đồ xịn thì có Krytox, rẻ hơn có Permatex) hay “dầu lube”. Mình thì không còn dầu hay mỡ chuyên dùng cho phím cơ nên hẹn anh em trong một bài khác hướng dẫn lube switch lẫn stab. Mình thấy E-Dra có lube nhẹ nhưng chỉ có stab phím Space, còn lại không có lube.

Kết nối Bluetooth bàn phím E Dra

Gắn lại switch thì anh em chỉ cần lưu ý là phải xem chân của switch đã thẳng chưa trước khi gắn. Thà switch bị cong chân thì có thể bẻ lại được, gãy thì mua switch khác chớ bung chân hot-swap thì hơi mệt. Khi đặt switch vào thì anh em đặt ngay ngắn và nhấn xuống, nếu đúng vị trí thì thao tác này nhẹ nhàng lắm. Sau đó anh em gắn keycap và tận hưởng, nếu keycap bị lỏng thì anh em chỉ cần chêm thêm giấy vào cho chặt.Giờ là tới phần âm thanh, anh em nghe đỡ vì mình thu âm bằng mic trên iPhone 6s. Nghe qua anh em thấy rõ có 1 số âm thanh khó chịu như tiếng vỏ rỗng, tiếng lạo xạo của stab bên cạnh tiếng của switch. Sau khi lót và chêm lại stab thì nó đỡ hơn chút, tiếng cóc cóc nhẵn nhẵn mà anh em nghe được khi chưa chế lại do vỏ rỗng giảm hẳn, tiếng stab cũng đằm hơn.

EK368W mặc định, Kailh Box Brown, gõ 10fastfinger tiếng Việt

EK368W đã lót lại, vẫn Kailh Box Brown.

EK368W mặc định, Kailh Box Brown, tiếng các phím dài Space, Backspace, Enter, Shift trái.

Tiếng các phím dài sau khi lót, chêm stab, Kailh Box Brown.Mình cũng thử 2 loại switch khác là Gateron Yellow (linear) và Cherry MX Brown (tactile) để anh em nghe so sánh về âm thanh. Trong số các switch của Cherry thì mình khá là thích MX Brown bởi tiếng lẫn cảm giác gõ nhưng nếu anh em thích switch tactile thì nên thử qua Gateron Brown, mượt hơn Cherry luôn nhưng hơi lắc. Gateron Yellow là dòng switch linear được đánh giá là rẻ mà ngon.


Cherry MX Brown (55 g)