Khoa Sư phạm Đại học Thủ đô Hà Nội Hiền có bao nhiêu bộ môn đón vị

Đại học thủ đô Hà Nội (Hanoi Metropolitan University) là trường đại học công lập, đa ngành đào tạo, đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng.  Đào tạo hệ đại học và hệ cao đẳng, nghiên cứu khoa học… để góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự phát trển kinh tế xã hội của Hà Nội và đất nước.

THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Địa chỉ của trường đại học thủ đô Hà Nội:   Trường có trụ sở chính: Số 98 phố Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

  • Địa chỉ cơ sở 2: Số 131 thôn Đạc Tài, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội
  • Địa chỉ cơ sở 3: Số 6, phố Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP. Hà Nội

Sứ mệnh của trường đại học Thủ Đô Hà Nội là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thủ đô và cả nước.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Ngày 6/10/1959 trường được thành lập, ban đầu có tên gọi là Trường Sư phạm Trung, Sơ cấp Hà Nội. - Năm 1969, trường có tên là : Trường Sư phạm Cấp II Hà Nội - Đến năm 1978, trường đổi tên là : Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội -  Ngày 31/12/2014 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường CĐSP Hà Nội.Từ khi thành lập tới nay, trường đã trải qua 60 mươi năm xây dựng và phát triển .

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Trường đại học thủ đô Hà Nội tuyển sinh và có quy mô đào tạo khoảng gần 10 nghìn sinh viên gồm có hệ đại học và Cao đẳng với nhiều ngành nghề khác nhau.

HỆ ĐẠI HỌC

Đào tạo hệ đại học có nhiều chuyên ngành bao gồm : - Ngôn ngữ Anh, Quản lý giáo dục, Ngôn ngữ Trung Quốc, Việt Nam học, Công tác xã hội, Quản trị kinh doanh, Luật, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý công. - Giáo dục công dân, Giáo dục đặc biệt, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Chính trị học: Sinh viên có hộ khẩu ngoài Hà Nội. -Công nghệ thông tin, Toán ứng dụng, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Công nghệ kỹ thuật môi trường. - Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Sư phạm Toán, Sư phạm Vật lý: Sinh viên hộ khẩu ngoài Hà Nội. Điểm trúng tuyển đại học qua năm 2018, 2019 từ 22 điểm có một số ngành ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Anh điểm khá cao từ 27- 28 điểm

HỆ CAO ĐẲNG

Nếu bạn muốn đăng kí học hệ cao đẳng có thể chọn lựa các ngành học sau: - Sư phạm Địa lý, Sư phạm Tiếng Anh: Sinh viện hộ khẩu ngoài Hà Nội - Sư phạm Tin học, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Giáo dục Tiểu học, - Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất: Sinh viên hộ khẩu ngoài Hà Nội

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN

Đội ngũ giảng viên của trường có trình độ chuyên môn cao,  nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Hiện nay, nhà trường có khoảng  400 cán bộ, giảng viên(trong đó có:  1 Giáo sư, 3 phó GS, trên 30 Phó Tiến sỹ và 123 Thạc sỹ)trên 6.000 sinh viên. Trường đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo 24 ngành trình độ đại học, 3 chuyên ngành sau đại học trình độ thạc sĩ, 12 chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ.

CƠ SỞ VẬT CHẤT MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, sạch đẹp phục vụ cho điều kiện học tập, nghiên cứu tốt nhất cho sinh viên học tập tại trường. Khu giảng đường và khối lớp học được xây dựng khang trang, đẹp và hiện đại với tòa nhà năm tầng. Còn khu hành chính hiệu bộ xây dựng cao chín tầng. Trường còn có các khu thực hành là nơi để sinh viên thực hành, thí nghiệm. Còn khu thư viện nơi lưu trữ các tài liệu cho sinh viên học tập, nghiên cứu. Thư viện có nhiều giáo trình, tài liệu bổ ích. Khu ký túc xá cho sinh viên khang trang, rộng rãi và hiện đại. Hiện có hai khu ký túc xá. - Khu ký túc xá cơ sở 1 tại quận Cầu Giấy có thể chứa hơn 300 chỗ ở cho sinh viên, với 46 phòng, mỗi phòng có 8 sinh viên . Ký túc xá xây dựng khép kín, sạch đẹp đảm bảo điều kiện tốt cho sinh viên học tập, ăn ở. - Ký túc xá cơ sở 2 tại Vĩnh Phúc- Ba Đình- Hà Nội.  Tổng số có : 26 phòng, mỗi phòng ở 8 – 10 sinh viên, Tại khu ký túc xá rất khang trang phòng sạch đẹp, khép kín. Và còn có khu  như : Căng tin, tạp hóa, nhà gửi xe, giải khát, nhà ăn tập thể đảm bảo vệ sinh phục vụ sinh viên. Trường còn có sân thể thao rộng rãi cho sinh viên tham gia các hoạt động thể thao sau những giờ học tập căng thẳng. Cùng với đó là khuôn viên trường có cây xanh làm cho cảnh quan nhà trườn thêm xanh , mát hơn. Cơ sở vật chất hiện đại cùng với môi trường giáo dục thân thiện là nơi sinh viên có tâm thế thoải mái nhất khi học tập tại trường đại học Thủ Đô Hà Nội.

HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN ĐOÀN THỂ

Trường đại học thủ đô Hà Nội có nhiều hoạt động sinh viên đoàn thể sôi nổi thu hút sinh viên tham gia. Tạo ra các sân chơi và học tập bổ ích cho sinh viên có thể kể tên một số hoạt động tiêu biểu như: - Chương trình ttình nguyện mùa đông của sinh viên Đại học Thủ Đô tại huyện Mèo Vạc- Hà Giang. - Cuộc thi Olympic tin học cho các bạn sinh viên trong toàn trường - Ngày 27/3/2019 tại Cơ sở 1 trường Đại học Thủ đô Hà Nội, đã tổ chức chương trình "Ngày hội thể thao chào mừng ngày thành lập ngành Thể thao Việt Nam - Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, kiểm tra chạy phổ thông trong khuôn khổ Giải chạy Báo Hànội mới lần thứ 22 năm 2019”… - Trường còn phát động tuần lễ học đường cho toàn thể sinh viên, trang trí lớp học, mặc áo đoàn vào các ngày trong tuần. - Phát động, tổ chức hành trình truyền thống tới các khoa, tổ chức tham quan di tích nhà tù Hỏa Lò….để các bạn sinh viên có thêm nhiều kiến thức lịch sử, văn hóa bổ ích.

THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC

- Năm học 2013 – 2014 trường đã vinh dự đón Huân chương Độc lập hạng Nhất lần thứ hai và kỉ niệm 55 năm thành lập Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. - Ngày 9-11- 2019 tại Hà Nội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã rất vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN

Cơ hội việc làm của sinh viên trường đại học thủ đô Hà Nội là cao. Theo số liệu điều tra mới nhất của năm 2018 nhiều sinh viên trường đại học thủ đô ra trường tìm được việc làm ngay. Có tới 100% sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm tiếng Anh, sư phạm âm nhạc ra trường có việc làm ngay và phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ. Cùng với đó là các ngành sư phạm lịch sử, sư phạm thể chất, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học…khi ra trường cũng có việc làm ngay phù hợp với chương trình đào tạo. Như vậy, khi đọc bài viết trên các bạn đã có những hiểu biết cụ chi tiết về trường đại học thủ đô như:  quy mô, ngành học, cơ sở vật chất, cơ hội việc làm, mức học phí…Hi vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn khi chọn trường đại học. Nếu bạn muốn đăng kí học ở một trường đại học trên thủ đô Hà Nội với nhiều ngành chọn lựa . Đặc biệt là đào tạo sinh viên theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, gắn kết mối liên hệ giữa nhà trường - doanh nghiệp - người học để có cơ hội việc làm cao khi ra trường thì hãy lựa chọn trường đại học thủ đô Hà Nội.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi Metropolitan University) là trường đại học công lập đầu tiên do UBND thành phố Hà Nội trực tiếp quản lý.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Đại học Thủ đô


Hanoi Metropolitan University

Khoa Sư phạm Đại học Thủ đô Hà Nội Hiền có bao nhiêu bộ môn đón vị
Địa chỉ

  • Cơ sở 1: Số 98 Phố Dương Quảng Hàm, P. Quan Hoa, Q. Cầu Giấy.
  • Cơ sở 2: Đường 131 thôn Đạc Tài, Xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn.
  • Cơ sở 3: Số 6 Phố Vĩnh Phúc, Ba Đình.

,

Hà Nội

,

Việt Nam

Thông tin
LoạiĐại học công lập
Thành lập
  • 1959
  • 31/12/2014
Hiệu trưởng
  • PGS. TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền
Websitewww.hnmu.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtHNMU
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởng
  • GS. TS. Đặng Văn Soa
  • TS. Nguyễn Văn Tuân

Mục lục

  • 1 Lịch sử hình thành
  • 2 Đào tạo
    • 2.1 Trình độ đại học
    • 2.2 Trình độ Cao đẳng
  • 3 Thành tích
  • 4 Tham khảo

Lịch sử hình thànhSửa đổi

Ngày 31/12/2014 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường CĐSP Hà Nội.[1][2]

Năm học đầu tiên của trường (1959-1960) có 05 lớp đào tạo giáo viên cấp I, hệ 7+1 và 05 lớp bồi dưỡng giáo viên cấp I toàn cấp, 02 lớp đào tạo giáo viên cấp II (01 lớp Tự nhiên, 01 lớp Xã hội), đầu vào là học sinh đã học xong lớp 10/10 phổ thông. Năm học 1962 – 1963, Bộ Giáo dục cho phép trường đào tạo thí điểm giáo viên cấp II hệ 10+1 với đầu vào là học sinh tốt nghiệp lớp 10 phổ thông (hệ phổ thông 10 năm). Số lượng đào tạo khóa đầu là 150 sinh viên được chia làm ba ban: Văn – Sử, Toán – Lí, Hóa – Sinh – Địa. Cùng với việc đào tạo chính quy, Trường mở hệ đào tạo giáo viên cấp II tại chức hệ 7+2 cho các giáo viên cấp I lên trình độ Sư phạm trung cấp. Ngoài ra, Trường mở 2 lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng cấp I có trình độ tương đương giáo viên cấp II. Kết thúc năm học 1962 – 1963, Trường chấm dứt tuyển sinh cho hệ đào tạo 7+2, chuyển hoàn toàn sang hệ đào tạo 10+1.

Ngày 26/12/2016, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định sáp nhập Trường TC Kinh tế – Kĩ thuật đa ngành Sóc Sơn vào Trường ĐH Thủ đô Hà Nội. Trường ĐH Thủ đô Hà Nội trở thành trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội và các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ công tác đào tạo phát triển Nhà trường theo mục tiêu xác định, đúng quy định của pháp luật.[3]

Đào tạoSửa đổi

Trình độ đại họcSửa đổi

STT Tên ngành
1 Giáo dục Tiểu học
2 Giáo dục Mầm non
3 Quản lý Giáo dục
4 Giáo dục công dân
5 Ngôn ngữ Anh
6 Việt Nam học
7 Ngôn ngữ Trung Quốc
8 Sư phạm Toán học
9 Sư phạm Lịch sử
10 Sư phạm Vật lý
11 Công nghệ thông tin
12 Công tác xã hội
13 Giáo dục đặc biệt
14 Sư phạm Ngữ văn
15 Chính trị học
16 Quản trị kinh doanh
17 Luật
18 Toán ứng dụng
19 Quản trị khách sạn
20 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
21 Công nghệ kỹ thuật môi trường
22 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
23 Quản lý công

Trình độ Cao đẳngSửa đổi


STT Tên ngành
1 Giáo dục Mầm non
2 Giáo dục Tiểu học
3 Giáo dục Thể chất
4 Sư phạm Tin học
5 Sư phạm Hóa học
6 Sư phạm Sinh học
7 Sư phạm Địa lý
8 Sư phạm Tiếng Anh

Thành tíchSửa đổi

  • Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 1995)[4]
  • Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2013)[5]
  • Huân chương Lao động hạng Ba (06/01/1984)[6]
  • Huân chương Lao động hạng Ba (2019)[7]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Công bố thành lập trường Đại học Thủ đô Hà Nội”.
  2. ^ “Hà Nội công bố quyết định thành lập trường Đại học Thủ đô”.
  3. ^ “LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI”.
  4. ^ “LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ 1990 – 2000”.
  5. ^ “LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ 2000 – 2015”.
  6. ^ “LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ 1982 – 1990”.
  7. ^ “Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba”.