Kiểu số thực trong Pascal là kiểu nào

Trong Pascal các kiểu dữ liệu nhìn chung được chia thành hai loại chính :
- Kiểu đơn giản (Simple type)
- Kiểu có cấu trúc (Structure type)
Trong phần này chúng ta chỉ xét các kiểu dữ liệu đơn giản.
Kiểu dữ liệu đơn giản của Pascal bao gồm :
- Kiểu số nguyên (Integer)
- Kiểu số thực (Real)
-. Kiểu logic (Boolean)
- Kiểu kí tự (Char).

Kiểu số thực trong Pascal là kiểu nào

2. KIỂU SỐ NGUYÊN (INTEGER)

a) Kiểu số nguyên thuộc Z được định nghĩa vôi các từ khóa sau :
TỪ KHÓA PHẠM VI
INTEGER -32768 đến 32767
BYTE 0 đến 25
WORD 0 đến 65535
SHORTINT -128 đến 127
LONGINT -2147483648 đến 2147483647

b) Các phép toán số học đối với số nguyên :
KÍ HIỆU Ý NGHĨA
DIV Chia lấy phần nguyên
MOD Chia lấy phần dư
+ Cộng
- Trừ
* Nhân
/ Chia cho kết quả là số thực


3. KIỂU SỐ THỰC (REAL)

a) Kiểu số thực thuộc tập R được định nghĩa với từ khóa REAL :
Từ khóa Phạm vi
REAL 2.9xl0’39 đến 1.7x1038

• CÁCH 1 : Viết theo kiểu thập phân bình thường.
- Ví dụ : 3.14
             -0.004
Lưu ý: Dùng dấu chấm thay cho dấu phẩy trong cách viết của Việt Nam.
• CÁCH 2: Viết theo kiểu thập phân có phần mũ và phần định trị.
» Ví dụ : 3.93 E+2 (= 393)
3 93 E -3 (=0,00393)
    

Kiểu số thực trong Pascal là kiểu nào
             
Kiểu số thực trong Pascal là kiểu nào
      (=0,00393)
Phần định trị    Phần mũ
b) Các hàm số học dùng cho số nguyên và số thực :

Kí hiệu Ý nghĩa
ABS(x) |x|: lấy giá trị tuyệt đối của x
SQR(x) x2 : lấy bình phương của x
SQRT(x)
Kiểu số thực trong Pascal là kiểu nào
: lấy căn bậc 2 của x
SIN(x), COS(x) sin(x), cos(x)
ARCTAN(x) arctang(x)
LN(x) logex (e ≈ 2,71828)
EXP(x) ex
SUCC(n) n + 1
PRED(n) n - 1
ODD(n) TRUE nếu n lẻ, FALSE nếu n chẵn
TRUNC(x) Lấy phần nguyên của x
ROUND(x) Làm tròn x

Chú thích :
- TRUNC(x) : Số nguyên lớn nhất không vượt quá x
- ROUND(x) : Số nguyên gần x nhất.

4. Kiểu LOGIC (BOOLEAN)

a) Định nghĩa :
Một dữ liệu thuộc kiểu BOOLEAN là một đại lượng chỉ có thể nhận một trong hai giá trị logic TRUE hoặc FALSE.
• Ví dụ : Giả sử có khai báo.
       Var
            Làm được_được : Boolean.
Thì ta có thể làm các phép gán
             Làm được := False ; {Sai}
Hoặc
             Làm_được := True ; {Đúng}
b) Các phép toán trên kiểu Boolean :

A B A AND B   A B A OR B
TRUE
TRUE
FALSE
FALSE
TRUE
FALSE
TRUE
FALSE
TRUE
FALSE
FALSE
FALSE
TRUE
TRUE
FALSE
FALSE
TRUE
FALSE
TRUE
FALSE
TRUE
TRUE
TRUE
FALSE
A NOT A
TRUE
FALSE
FALSE
TRUE


c) Các phép toán quan hệ cho kết quả kiểu Boolean :

Kí hiệu Ý nghĩa
< > Khác nhau
= Bằng nhau
>= Lớn hơn hoặc bằng
<= Nhỏ hơn hoặc bằng
> Lớn hơn
< Nhỏ hơn

5. KIỂU KÍ TỰ (CHAR)

a) Định nghĩa :
Các dữ liệu có dạng chữ viết (kí tự) được khai báo bởi từ khóa CHAR.
- Ví dụ : Giả sử có khai báo
Var
     X : Char ;
Thì ta có thể làm các phép gán sau :
     X := 'A' ;
hoặc :
     X := '?’ ;
b) Để tiện trao đổi thông tin cần phải sắp xếp, đánh số thứ tự các kí tự. Mỗi cách sắp xếp như vậy gọi là một bảng mã. Thông dụng nhất là bảng mã ASCII (American Standar Code For Information Interchange).
- Ví dụ :

Số thứ tự Kí tự Số thứ tự Kí tự
7 BEL 65 A
32 SPACE 66 B
43 + 90 z
48 0 97 a
49 1 98 b
61 = 122 z


c) Các hàm chuẩn liên quan đến kiểu kí tự:

Kí hiệu Ý nghĩa
ORD(x) Cho số thứ tự của kí tự x trong bảng mã
CHR(n) hay #n Cho kí tự có số thứ tự là n
PRED(x) Cho kí tự đứng trước x
SUCC(x) Cho kí tự đứng sau x
 
Kiểu số thực trong Pascal là kiểu nào