Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi

Theo định luật Culong, Lực tương tác giữa 2 điện tích điểm được phát biểu là: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Điện tích điểm là gì?

Theo định nghĩa tại Sách giáo khoa vật lý 11 thì Điện tích điểm là điện tích tập trung tại một điểm. Nếu một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét thì có thể coi vật tích điện đó là một điện tích điểm.

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi

Sự nhiễm điện của các vật. điện tích. Tương tác điện

1. Sự nhiễm điện của các vật

Dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không.

Ví dụ: khi cọ xát những vật như thanh thuỷ tinh, thanh nhựa, mảnh pôliêtilen,... vào dạ hoặc lụa,... thì những vật đó sẽ có thể hút được những vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông,... vì chúng đã bị nhiễm điện.

2. Điện tích. Điện tích điểm

Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích. Điện là một thuộc tính của vật và điện tích là số đo độ lớn của thuộc tính đó.

Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

3. Tương tác điện. Hai loại điện tích

Sự đẩy hay hút nhau giữa các điện tích gọi là sự tương tác điện.

Chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương (kí hiệu bằng dấu +) và điện tích âm (kí hiệu bằng dấu -).

Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau.

Các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi

Định luật cu-lông. hằng số điện môi

1. Định luật Cu-lông

Định luật Cu-lông: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

$F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}$

trong đó, k là hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào hệ đơn vị mà ta dùng. Trong hệ đơn vị SI, k có giá trị:

$k = {9.10^9}\frac{{N.{m^2}}}{{{C^2}}}$

F: đơn vị Niutơn (N); r: đơn vị mét (m); q1, q2 đơn vị culông (C).

2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi

a) Điện môi là môi trường cách điện.

b) Thí nghiệm chứng tỏ rằng, khi đặt các điện tích điểm trong một điện môi đồng tính (chẳng hạn trong một chất dầu cách điện) thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi Ɛ lần so với khi đặt chúng trong chân không.

Ɛ được gọi là hằng số điện môi của môi trường (Ɛ ≥1). Công thức của định luật Cu-lông trong trường hợp này là:

$F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}$

Đối với chân không, Ɛ = 1.

c) Hằng số điện cho biết, khi đặt các điện tích trong một chất cách điện thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.

Hướng dẫn cách tính lực tương tác giữa hai điện tích

Bài Tập Lực Tương Tác Giữa Hai Điện Tích Điểm

A, CÔNG THỨC CẦN NHỚ

  • Lực tương tác giữa hai điện tích điểm:

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi

B, BÀI TẬP

Bài 1. Chọn phát biểu đúng. Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r. Dịch chuyển để khoảng cách giữa hai điện tích điểm đó giảm đi hai lần nhưng vẫn giữ nguyên độ lớn điện tích của chúng. Khi đó, lực tương tác giữa hai điện tích

      A. tăng lên hai lần.        B. giảm đi hai lần.         C. tăng lên bốn lần.   D. giảm đi bốn lần.

Hướng dẫn

Ta có: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm là

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi
  

ð Khi r giảm 2 lần thì F tăng 4 lần.

Chọn đáp án C

Bài 2. Biết rằng bán kính trung bình của nguyên tử của nguyên tố bằng 5.10-9 cm. Lực tĩnh điện giữa hạt nhân và điện tử trong nguyên tử đó:

      A. Lực đẩy, có độ lớn F = 9,2.108 N                   B. Lực đẩy, có độ lớn F = 2,9.108 N

      C. Lực hút, có độ lớn F = 9,2.10-8 N                   D. Lực hút, có độ lớn F = 2,9.10-8 N

Hướng dẫn

Ta có: Lực tĩnh điện giữa hạt nhân và điện tử là lực hút (do proton và electron trái dấu).

Độ lớn 

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi

Chọn đáp án C

Bài 3. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 20 cm trong không khí, tác dụng lên nhau một lực nào đó. Hỏi phải đặt hai điện tích trên cách nhau bao nhiêu ở trong dầu để lực tương tác giữa chúng vẫn như cũ, biết rằng hằng số điện môi của dầu bằng ε = 5.

      A. 0,894 cm                   B. 8,94 cm                      C. 9,94 cm                   D. 9,84 cm

Hướng dẫn

Ta có: Khi đặt trong dầu có hằng số điện môi là 5 thì lực tương tác giữa hai điện tích giảm 5 lần.

Mà lực tương tác giữa hai điện tích tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

ð Để lực tương tác vẫn như cũ thì khoảng cách phải giảm $\sqrt{5}$  lần.

-

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi

Chọn đáp án B.

Bài 4. Hai điện tích q1 = 2.10-6 C; q2 = -2.10-6 C đặt tại hai điểm A và B trong không khí. Lực tương tác giữa chúng là 0,4N. Xác định khoảng cách AB

      A. 20 cm                         B. 30 cm                         C. 40 cm                      D. 50 cm

Hướng dẫn

Ta có: Lực tương tác giữa hai điện tích là

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi

Chọn đáp án B

Bài 5. Hai quả cầu nhỏ tích điện giống nhau đặt trong không khí cách nhau một đoạn 1m, đẩy nhau một lực 7,2 N. Điện tích tổng cộng của chúng là 6.10-5 C. Tìm điện tích mỗi quả cầu ?

      A. q1 = 2.10-5 C; q2 = 4.10-5 C                              B. q1 = 3.10-5 C; q2 = 2.10-5 C

      C. q1 = 5.10-5 C; q2 = 1.10-5 C                             D. q1 = 3.10-5 C; q2 = 3.10-5 C

Hướng dẫn

Ta có:

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi
  (1)

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi
  (2)

Từ (1)(2) 

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi

Chọn đáp án A

Bài 6. Hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1 = 10-9 C và q2 = 4.10-9 C đặt cách nhau 6 cm trong điện môi thì lực tương tác giữa chúng là 0,25.10-5 N. Hằng số điện môi bằng

      A. 3                                 B. 4                                  C. 2                              D. 2,5

Hướng dẫn

Ta có: Lực tương tác giữa hai quả cầu là:

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi
 

Chọn đáp án B

Bài 7. Hai quả cầu nhẹ cùng khối lượng được treo gần nhau bằng hai dây cách điện có cùng chiều dài và hai quả cầu không chạm nhau. Tích cho hai quả cầu điện tích cùng dấu nhưng có độ lớn khác nhau thì lực tác dụng làm dây treo hai điện tích lệch đi những góc so với phương thẳng đứng 

      A. bằng nhau

      B. quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch lớn hơn.

      C. quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch nhỏ hơn.

      D. quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích nhỏ hơn thì có góc lệch nhỏ hơn.

Hướng dẫn

Ta có:

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi
  

Vậy lực tác dụng làm dây treo hai điện tích lệch đi những góc so với phương thẳng đứng là như nhau.

Chọn đáp án A

Bài 8. Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt trong không khí chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε =2 thì lực tương tác giữa chúng là F' với

      A. F' = F                          B. F' = 2F                        C. F' = 0,5F                 D. F' = 0,25F

Hướng dẫn

Ta có: 

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi

Chọn đáp án C

Bài 9. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không?

      A. Có phương là đường thẳng nối hai điện tích.

      B. Có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích.

      C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

      D. Là lực hút khi hai điện tích trái dấu.

Hướng dẫn

Ta có: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm là:

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi
  

ð F tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích

Chọn đáp án C

Bài 10. So lực tương tác tĩnh điện giữa điện tử với prôton với lực vạn vật hấp dẫn giữa chúng thì lực tương tác tĩnh điện

      A. rất nhỏ so với lực vạn vật hấp dẫn.

      B. rất lớn so với lực vạn vật hấp dẫn.

      C. bằng so với lực vạn vật hấp dẫn.

      D. rất lớn so với lực vạn vật hấp dẫn ở khoảng cách nhỏ và rất nhỏ so với lực vạn vật hấp dẫn ở    khoảng cách lớn.

Hướng dẫn

Ta có:

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi
 

Chọn đáp án B

Bài 11. Phát biểu nào sau đây không đúng?

      A. Điện môi là môi trường cách điện.

      B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.

      C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.

      D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.

Hướng dẫn

Ta có: Hằng số điện môi nhỏ nhất bằng 1 trong môi trường chân không.

Chọn đáp án D

Bài 12. Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp

      A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.

      B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.

      C. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.

      D. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.

Hướng dẫn

Ta có: Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.

Chọn đáp án C

Bài 13. Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?

      A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.

      B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.

      C. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.

       D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.

Hướng dẫn

Ta có: Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác giữa hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường

Chọn đáp án B

Bài 14. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong

      A. chân không.

      B. nước nguyên chất.

      C. dầu hỏa.

      D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

Hướng dẫn

Ta có: Trong môi trường chân không

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi
 = 1 nên lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất.

Chọn đáp án A

Bài 15. Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi

      A. tăng 2 lần.                 B. vẫn không đổi.          C. giảm 2 lần.             D. giảm 4 lần.

Hướng dẫn

Ta có: Hằng số điện môi của một môi trường nhất định luôn là một hằng số

Chọn đáp án B

Bài 16. Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của

            A. hắc ín (nhựa đường).       B. nhựa trong.           C. thủy tinh. D. nhôm

Hướng dẫn

Ta có: Nhôm là chất dẫn điện.

Chọn đáp án D

Câu 17. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10-3 N thì chúng phải đặt cách nhau

      A. 30000 m.                   B. 300 m.                        C. 90000 m.                D. 900 m.

Hướng dẫn

Ta có:

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi
 

Chọn đáp án B

Bài 18. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

      A. hút nhau 1 lực bằng 10 N.                               B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.

      C. hút nhau một lực bằng 44,1 N.                       D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.

Hướng dẫn

Ta có:

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi
và vẫn là lực hút.

Chọn đáp án A

Bài 19. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì lực tương tác Cu – lông giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

      A. 3.                                B. 1/3.                             C. 9.                             D. 1/9

Hướng dẫn

Ta có: 

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi

Chọn đáp án A

Bài 20. Dấu của các điện tích q1, q2 trên hình 1.1 là

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt cố định trong một điện môi

      A. q1 > 0, q2 < 0.

      B. q1 < 0, q2 > 0.

      C. q1 < 0, q2 < 0.

      D. Chưa biết chắc chắn vì chưa biết độ lớn của q1, q2.

Hướng dẫn

Ta có: Lực tương tác giữa hai điện tích ngược chiều nhau ð hai điện tích đẩy nhau hay chúng cùng dấu với nhau.

Chọn đáp án C