Lược đồ khu vực đông nam á cuối thế kỷ 19

Lược đồ khu vực đông nam á cuối thế kỷ 19

  • Khu vực ĐN Á có một vị trí chiến lược rất quan trọng, thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
  • Chế độ phong kiến ở các nước suy yếu nên không tránh khỏi sự nhòm ngó xâm lược của TD phương Tây.
  • Từ nửa cuối thế kỉ XIX tư bản phương tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi-lip-pin; Hà Lan chiếm In-đô-nê-xi-a và Bồ Đào Nha chiếm Đông ti-mo. Thái Lan giữ được độc lập nhưng trở thành vùng đệm của Anh, Pháp.
  • In-đô-nê -xi-a:
    • Nhiều tổ chức yêu nước ra đời: 1905 thành lập công đoàn xe lửa,
    • 1908 Thành lập hội liên hiệp công nhân. Chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi.
    • 5-1920 : Đảng cộng sản thành lập.
  • Phi-lip-pin:
    • Năm 1571 Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin.
    • Nhân dân liên tục đứng lên đấu tranh. Nước cộng hòa thành lập.
    • Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, áp đặt CNTD. Nhân dân lại phải đứng lên chống Mĩ.
  • Ba nước Đông Dương
    • Ở Cam-pu-chia: 1863-1866 có khởi nghĩa do A cha-xoa lãnh đạo ở Ta-keo, năm 1866-1867 có khởi nghĩa do nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê, liên kết với Việt Nam.
    • Ở Việt Nam: Có khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phong trào “Cần vương”, k/n nông dân Yên Thế…
    • Ở Lào: 1901 ND Xa-van-na-khét k/n do Pha-ca-đuốc lãnh đạo. 1907 nhân dân Bô lô ven khởi nghĩa lan sang VN.
  • Miến Điện (Myanma) : Năm 1885 kháng chiến chống thực dân Anh bùng nổ.

* Kết quả: PTGP dân tộc ở các nước ĐN Á đều bị thất bại.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Trang 63 sgk lịch sử 8

Tại sao các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 64 sgk lịch sử 8

Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 66 sgk lịch sử 8

Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 66 sgk lịch sử 8

Dựa theo lược đồ, trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 66 sgk lịch sử 8

Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 66 sgk lịch sử 8

Lập niên biểu về cộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Lược đồ khu vực đông nam á cuối thế kỷ 19

1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á.

a. Nguyên nhân:

  • Các nước Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.
  • Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.
  • Các nước Tư bản cần thị trường và thuộc địa.

b. Tình hình Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Tên các nước

Thực dân xâm lược

Thời gian hoàn thành xâm lược.

In – đô – nê – xi - a

Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan

Giữa XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị

Phi-lip-pin

Tây Ban Nha, Mĩ

Giữa thế kỉ XVI Tây Ban Nha thống trị

- Năm 1898 Mĩ chiến tranh với Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin.

- Năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh  xâm lược  Philíppin, biến quần đảo, này thành thuộc điạ của Mĩ.

Miến Điện

Anh

Năm 1885 Anh thôn tính Miến Điện

Anh

Đầu thế kỉ XIX Mã - lai trở thành thuộc địa của Anh

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

Pháp

Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương

Xiêm (Thái Lan)

Anh - Pháp tranh chấp

Xiêm vẫn giữ được độc lập

2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a.

- HS tham khảo và đọc thêm

3. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin

- HS tham khảo và đọc thêm

4. Phòng trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam – pu – chia.

  • Nguyên nhân:
    • Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc CPC phải chấp nhận quyền bảo hộ của Pháp.
    • Năm 1884, kí hiệp ước biến CPC thành thuộc địa của Pháp.
  • Các cuộc khởi nghĩa:
    • 1861 – 1892 : Cuộc khởi nghĩa của hàng thân Sivôtha.
    • 1863 – 1866: Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa
    • 1866 – 1867: Cuộc khởi nghĩa của Pucômbô
    • Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm.
    • Các cuộc đấu tranh thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỷ XX.

  • Nguyên nhân:
    • Từ 1865, Pháp xâm nhập vào Lào, buộc triều đình Luông Pha Bang công nhận nền thống trị của Pháp.
    • Năm 1893, Pháp đàm phán với Xiêm -> Lào trở thành thuộc địa của Pháp.
  • Các cuộc khởi nghĩa:
    • 1901 – 1903: Cuộc khởi nghĩa của Phacađuốc
    • 1901 – 1937: Cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo, Com – ma – đam chỉ huy.
    • 1918 – 1922: Khởi nghĩa Châu Pa – chay.
  • Kết quả:
    • Các cuộc đấu tranh đều thất bại do tự phát thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng.
    • Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương

6. Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX

  • Bối cảnh lịch sử
    • Năm 1752 triều đại Ra-ma theo đuổi chính sách đóng cửa.
    • Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV (Mông-kút ở ngôi từ 1851-1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.
    • Ra-ma V (Chu-la-long-con ở ngôi từ 1868 - 1910) đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.

* Nội dung cải cách

  • Kinh tế
    • Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.
    • Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng
  • Chính trị:
    • Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây .
    • Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.
    • Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện) .
    • Chính phủ có 12 bộ trưởng.
  • Quân đội, tòa án, trường học:  được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
  • Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ , giải phóng người lao động.
  • Đối ngoại:
    • Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
    • Lợi dụng vị trí nước đệm .
    • Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp đã lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.

* Tính chất:

    • Thái Lan phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được chủ quyền độc lập.
    • Tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
    • Trong bối cảnh chung của châu Á, Thái Lan đã thực hiện đường lối cải cách, chính nhờ đó mà Thái Lan thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Dựa vào lược đồ, trình bày những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Cam – pu – chia?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Nhân dân hai nước Việt Nam và Cam – pu – chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa của A – cha Xoa và Pu – côm – bô?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Nêu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào chống Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trình bày các biện pháp cải cách của Ra –ma V?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: Những cải cách của Ra – ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm?

=> Xem hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Nếu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây?

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) (P2)