Ly nước mía bao nhiêu?

Nước mía là loại nước giải khát không xa lạ ở Việt Nam từ vùng nông thôn đến thành thị. Nước mía đem đến vị ngọt thanh, hương thơm dịu đặc trưng mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu khi uống trong mùa nắng nóng, oi bức. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều và quá yêu thích loại nước uống này khiến nhiều người lo lắng về sức khỏe và cân nặng. Vậy nước mía bao nhiêu calo, có lợi ích sức khỏe như thế nào, cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Mục Lục

Như thế nào là nước mía?

Nước mía là loại thức uống được chế biến bằng cách ép trực tiếp từ thân cây mía tươi. Nước mía không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn nổi tiếng và được ưa chuộng ở một số nước Châu Á lẫn các du khách nước ngoài. Trong nước mía có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể, giúp giải nhiệt, thải độc cho gan, thận hiệu quả. 

Nước mía có vị ngon ngọt, hương thơm dịu nhẹ đặc trưng khiến nhiều người bị “nghiện”. Loại nước uống này rất dễ mua và tìm thấy ở Việt Nam với giá vô cùng rẻ. Khi trời nắng nóng, bạn thưởng thức 1 ly nước mía sẽ giúp mang đến cảm giác mát lạnh, thoải mái, dễ chịu. 

Ly nước mía bao nhiêu?
Như thế nào là nước mía?

Trước đây, người ta thường ép mía và sử dụng nước mía nguyên chất để sử dụng. Tuy nhiên, loại thức uống này có đặc tính rất ngọt nên người ta có thể cho thêm đá hay 1 vài trái quất để trung hòa vị của nước mía. Hơn nữa, ở một số nơi, nước mía còn được bổ sung thêm nhiều thức ăn kèm như đậu phộng, rau câu, mít tươi,… Tất cả hương vị kết hợp tạo nên ly nước mía hoàn hảo hơn. 

Nước mía bao nhiêu calo?

Như đã đề cập, nước mía có vị đặc trưng lá rất ngọt nên khá nhiều người lo lắng uống mía tăng cân, ảnh hưởng sức khỏe. Việc tìm hiểu nước mía bao nhiêu calo sẽ giúp mọi người cân bằng chế độ ăn uống, kiểm soát lượng calo nạp vào hiệu quả hơn. Vậy nước mía bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước mía không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Trung bình 1 ly nước mía khoảng 100ml sẽ cung cấp khoảng 270 calo cho cơ thể. Bên cạnh đó, uống nước mía còn cung cấp chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6, crom, đồng, magie, phốt pho, kali, kẽm, cùng nhiều phytonutrient, chất chống oxy hóa. 

Như vậy có thể thấy nước mía có hàm lượng calo khá cao do hàm lượng đường nhiều. Khi lượng đường vào cơ thể nhiều đồng nghĩa với tạo ra nguồn năng lượng lớn. Nếu cơ thể không sử dụng hết nguồn năng lượng này thì hoàn toàn bị tích tụ mỡ thừa, dẫn đến tăng cân. 

Ly nước mía bao nhiêu?
Nước mía bao nhiêu calo?

Ngược lại, nếu biết cách uống nước mía thì có khả năng giảm cân hiệu quả. Bởi trong nước mía ít chất béo, giàu chất xơ giúp cơ thể không béo mà no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, trong nước mía còn chứa một số chất có tác động đẩy nhanh quá trình trao đổi chất giúp đốt cháy chất béo hiệu quả, duy trì cân nặng. 

Như vậy, uống nước mía có gây tăng cân hay không không phụ thuộc vào nước mía bao nhiêu calo mà phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của mỗi người. Thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp, kiểm soát lượng calo nạp vào sẽ hạn chế tăng cân. 

Lợi ích của nước mía đối với sức khỏe cơ thể 

Nước mía có chứa hàm lượng dinh dưỡng với nhiều vitamin, khoáng chất cùng nhiều chất chống oxy hóa. Do đó, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Cung cấp năng lượng tự nhiên: Với nồng độ đường tự nhiên, nước mía là một nguồn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể. 
  • Hỗ trợ giải độc gan, thận: trong nước mía có chứa hàm lượng lớn flavonoid và hợp chất phenolic. Các chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh, có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng hiệu quả. Vì thế, những người mắc bệnh về gan như vàng da có thể uống nước mía để hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Bên cạnh đó, khả năng giải độc hiệu quả, nước mía giúp lọc thải chất độc ở thận và gan và ngăn ngừa mắc bệnh sỏi thận. 
  • Ngăn ngừa ung thư: bên cạnh hợp chất flavonoid, trong nước mía còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào bất thường cũng như loại bỏ chúng. Từ đó, giúp bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. 
  • Cải thiện, kích thích tiêu hóa: hàm lượng kali trong nước mía giúp cân bằng pH dạ dày, thúc đẩy tiết dịch vị tiêu hóa và kích thích hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Hơn nữa, kali còn giúp dạ dày ngăn ngừa viêm nhiễm. 
  • Kiểm soát cân nặng: nước mía không chứa chất béo, cholesterol, và có hàm lượng chất xơ dồi dào nên không gây tăng cân, giúp dạ dày no lâu, hạn chế nạp thêm các thực phẩm, thức ăn khác.
  • Ngăn ngừa lão hóa: các chất chống oxy hóa trong nước mía có tác dụng đối với làn da. Flavonoid và các hợp chất phenolic có thể cải thiện sắc tố làn da, giúp làn da mềm mịn, hồng hào và khỏe khoắn hơn. Hơn nữa, các chất này giúp da ngăn ngừa lão hóa.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể góp phần nâng cao khả năng miễn dịch, sức đề kháng. 
  • Duy trì cân bằng điện giải: các khoáng chất trong nước mía nhiều, đặc biệt là kali và magie là 2 khoáng chất quan trọng giúp duy trì cân bằng điện giải cho cơ thể. 
Ly nước mía bao nhiêu?
Lợi ích của nước mía đối với sức khỏe cơ thể

Một số lưu ý uống nước mía giảm cân 

Nước mía đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có giảm cân. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, bổ sung sẽ dẫn đến tăng cân quá mức, khó kiểm soát. Thế nên, để uống nước mía đúng cách, tốt cho sức khỏe, hãy chú ý một số điều sau:

  • Bổ sung lượng vừa phải, không uống quá nhiều: trung bình chỉ nên uống khoảng 100-200ml nước mía mỗi ngày.
  • Thời điểm uống nước mía: uống 1 ly nước mía vào buổi sáng, trước bữa ăn hoặc trong khoảng thời gian giữa bữa ăn có thể giảm cảm giác đói và kiểm soát lượng thức ăn nạp vào. Từ đó, giúp dạ dày no và hạn chế tiêu thụ dư lượng calo trong ngày. 
  • Uống nước mía tự nhiên: Nên dùng nước mía tươi ép nguyên chất và không cho thêm đường, sầu riêng,… Đồng thời, cũng không nên uống nước mía đóng chai, đóng hộp sẵn bởi có chứa hàm lượng đường cao.
  • Sau khi ép nước mía nên uống hết sau 15 phút ép không nên để quá lâu và không nên uống vào buổi tối.
  • Đối tượng không nên uống nước mía: các chuyên gia khuyên những người béo phì, tiểu đường, mắc bệnh về tiêu hóa không nên uống nước mía thường xuyên.
  • Cách bảo quản nước mía: nếu không uống ngay sau ép, bạn có thể bảo quản nước mía trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên cần có nắp đậy kín và chỉ nên bảo quản trong 1-2 ngày, không nên để quá lâu. 
  • Sử dụng các loại detox nước mía: nước mía với muối và chanh, nước mía và ớt, nước mía và muối biển,… 
Ly nước mía bao nhiêu?
Một số lưu ý uống nước mía giảm cân

Và để giảm cân hiệu quả, mọi người cũng nên kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập thể thao đúng cách nhé. 

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về nước mía bao nhiêu calo giúp mọi người nắm được lượng calo nước mía. Từ đó, cân đối, thiết kế chế độ ăn uống hằng ngày phù hợp, thay đổi chế độ sinh hoạt, rèn luyện cơ thể mỗi ngày để kiểm soát cân nặng, duy trì vóc dáng lý tưởng nhất.