Mẫu biên bản phạt chậm tiến độ hợp đồng

Nghiệm thu và Kiểm tra công tác nghiệm thu

17 Tháng Sáu, 2022

Đánh giá tiến độ hợp đồng căn cứ vào biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng hay Biên bản bàn giao công trình xây dựng đưa vào sử dụng?

Hoàn thành công trình xây dựng

Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 19/CV-TS ngày 19/3/2022 của Công ty TNHH Thế Sơn có nội dung hỏi: “Thời gian ký biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng có thể nằm ngoài thời gian hợp đồng xây dựng đã được ký kết; trong trường hợp này nhà thầu thi công có bị đánh giá là chậm tiến độ không”?

Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng đã có công văn 1501/BXD-GĐ có ý kiến như sau:

Theo nội dung văn bản số 19/CV-TS, trong thời gian thực hiện hợp đồng, nhà thầu thi công đã hoàn thành công việc (theo hợp đồng) và được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Vì vậy, việc đánh giá có chậm tiến độ hay không sẽ được căn cứ theo thời điểm chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan ký, xác nhận Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm:
BXD_1501-BXD-GD_29042022_signed.pdf

Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng (www.moc.gov.vn)

Thank & Best Regards!


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & TƯ VẤN KIỂM TOÁN XÂY DỰNG

  • [A]: 91-93 Đường số 5, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM
  • [E]:
  • [P]: 098765.6161
  • Fanpage: SỔ TAY KIỂM TOÁN XÂY DỰNG
  • Group: SỔ TAY KIỂM TOÁN XÂY DỰNG
  • Fanpage: HỌC KIỂM TOÁN XÂY DỰNG
  • Group: HỌC KIỂM TOÁN XÂY DỰNG

Số lượt xem bài viết: 1.833

Đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà là gì? Mục đích của đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà? Mẫu đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà? Hướng dẫn viết đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà? Quy định về sở hữu nhà ở?

Một trong những thủ thục và là băn khoăn của những hộ dân sau khi đã mua nhà khiến nhiều người bức xúc là tiếc độ bàn giao nhà lề mề của một số tòa, việc bàn giao nhà ở là một hoạt động quan trọng sau khi đã hoàn thành xong việc xây dựng và ký kết hợp đồng mua bán nhà của cá nhân và chủ đầu tư xây dựng nhà ở. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà bên chủ đầu tư xây dựng chưa bàn giao, bàn giao chậm trễ hay vì một lý do nào khác thì cá nhân có thể viết đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà gửi đến chủ đầu tư xây dựng để được nhận câu trả lời. Vậy đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà là gì?

Căn cứ pháp lý:

– Luật Nhà ở 2014.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà là gì?
  • 2 2. Mục đích của đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà:
  • 3 3. Mẫu đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà:
  • 4 4. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà:
  • 5 5. Quy định về sở hữu nhà ở:
    • 5.1 5.1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
    • 5.2 5.2. Công nhận quyền sở hữu nhà ở:
    • 5.3 5.3. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở:

Đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà là mẫu đơn do cá nhân gửi cho Chủ đầu tư xây dựng nhà ở( ký kết hợp đồng mua bán nhà ở) khi muốn được trả lời về tiến độ bàn giao nhà. trong đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà ở phải nêu được những nội dung về thông tin của cá nhân làm đơn, căn nhà sẽ được bàn giao và những yêu cầu đề nghị của cá nhân đối với chủ đầu tư xây dựng nhà.

2. Mục đích của đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà:

Đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà là văn bản ghi chép lại những thông tin của cá nhân làm đơn, căn nhà sẽ được bàn giao và những yêu cầu đề nghị của cá nhân đối với chủ đầu tư xây dựng nhà. Đồng thời, đơn yêu  cầu trả lời tiến độ bàn giao nhà chính là căn cứ để bên chủ đầu tư xây dựng thực hiện việc trả lời về tiến độ bàn giao nhà ở.

3. Mẫu đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-oOo————-

Địa danh, ngày …. tháng . năm 20…

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục giãn tiến độ đầu tư theo Luật Đầu tư 2014

ĐƠN YÊU CẦU TRẢ LỜI VỀ TIẾN ĐỘ BÀN GIAO NHÀ

(Về việc trả lời về tiến độ bàn giao nhà)

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;

Căn cứ Luật Nhà ở 2014;

Căn cứ Hợp đồng mua bán nhà ở số ………/HĐMB….. ký ngày …../…../…….

Kính gửi: Công ty ……. – Chủ đầu tư dự án ……

Tôi là: ……… sinh năm: …

Trú tại: …

Xem thêm: Xử lý với nhà thầu vi phạm hợp đồng, thi công chậm tiến độ

Ngày …. tháng ….. năm ……. tôi đã ký kết hợp đồng mua bán nhà ở số ………../HĐMB…. với công ty về việc mua căn hộ/ nhà ở với diện tích ………..m2, trị giá: ……… triệu đồng tại dự án …………. địa chỉ ……

Theo hợp đồng số ………/HĐMB……, ngày ….. tháng …… năm ……. là thời điểm bàn giao nhà của dự án theo thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, đến nay, công ty/phí chủ đầu tư chưa có bất kỳ thông báo hay phản hồi nào cho tôi về tiến độ cũng như thời gian bàn giao nhà theo hợp đồng.

Do đó, bằng đơn này, tôi gửi đến quý Công ty yêu cầu, đề nghị sau:

– Công ty tuân thủ và thực hiện các nội dung mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng;

– Thông báo, phản hồi bằng văn bản hoặc bằng biện pháp khác các nội dung liên quan đến tiến độ, thời gian bàn giao nhà cho tôi dựa trên tình hình thực tế hiện dự án của công ty.

Kính mong quý Cơ quan xem xét, phản hồi sớm về các nội dung trên cho tôi.

Chân thành cám ơn!

Người làm đơn

Xem thêm: Mẫu đơn xin gia hạn tiến độ thi công, thi công xây dựng chi tiết nhất

( ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà:

Phần kính gửi của đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của chủ đầu tư xây dựng nhà ở.

Phần nội dung của đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà thì cần phải nêu được những nội dung như thông tin của cá nhân cần thiết, thông tin về hợp đồng mua bán nhà và những yêu cầu và đề nghị đối với chủ đầu tư như:

– Công ty tuân thủ và thực hiện các nội dung mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng;

– Thông báo, phản hồi bằng văn bản hoặc bằng biện pháp khác các nội dung liên quan đến tiến độ, thời gian bàn giao nhà cho tôi dựa trên tình hình thực tế hiện dự án của công ty.

Cuối đơn yêu cầu trả lời về về tiến độ bàn giao nhà ở thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên.

5. Quy định về sở hữu nhà ở:

5.1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Xem thêm: Chính sách ưu tiên đối với xe hộ đê

+Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở  2014.

5.2. Công nhận quyền sở hữu nhà ở:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật Nhà ở  2014 thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.

+ Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Nhà ở  2014 thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu lần đầu; việc cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở và xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

+ Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại và cấp nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở  2014 và pháp luật về xây dựng; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; nếu là nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

+ Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán; trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

+ Trường hợp nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật Nhà ở  2014 thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

5.3. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở:

Được quy định cụ thể tại Điều 11, Luật Nhà ở 2014:

Xem thêm: Xử lý các dự án đầu tư xây dựng chậm tiến độ

“1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:

a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;

b) Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

d) Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì việc cải tạo, phá dỡ nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;

đ) Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

e) Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở;

g) Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung;

Xem thêm: Khi nào điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng

h) Thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.

2. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 162 của Luật này.

3. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở và theo quy định của Luật này.”

Qua điều luật trên ta có thể thấy, pháp luật đã quy định một cách rõ ràng những nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở. Đồng thời, chủ sở hữu nhà ở phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ, chính xác nhất. Điều quan trọng nhất là chủ sở hữu phải thực hiện được những nghĩa vụ tài chính khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.