Mẫu thư giới thiệu tiếng Việt

Thư giới thiệu (Letter of Recommendation) là gì ?

Thư giới thiệu là tài liệu cần thiết trong quá trình nộp hồ sơ du học, đây là lá thư mà bạn có thể nhờ một người thân thuộc có mối liên hệ mật thiết, giảng dạy hoặc đồng hành cùng bạn trong thời gian học tập, làm ngoại khóa,…

Mục đích của thư giới thiệu là xác nhận những gì bạn học tập được trong thời gian học ở trường, trong các cuộc thi hay các hoạt động ngoại khóa. Qua bức thư giới thiệu, nhà tuyển sinh phần nào sẽ hiểu rõ hơn cá tính của bạn trong các hoạt động bạn tham gia dựa trên các thông tin mà người viết thư cung cấp.

Mẫu thư giới thiệu tiếng Việt
Mẫu thư giới thiệu tiếng Việt
Mẫu thư giới thiệu của một sinh viên Apply vào Đại học Harvard

Bố cục của Thư giới thiệu

Thư giới thiệu nên bao gồm 5 yếu tố sau:

  1. Giới thiệu ngắn gọn về bản thân người giới thiệu, mối quan hệ của người viết thư và bạn, kinh nghiệm hoặc chuyên môn của người giới thiệu.
  2. Tổng quan về điểm mạnh của bạn dưới tr ải nghiệm của người viết thư và chúng có gì liên quan đến người nhận (nhà tuyển sinh/ nhà trường).
  3. Một câu chuyện cá nhân nói về 1 đến 2 đặc điểm, cá tính tốt mà bạn sỡ hữu.
  4. Một tuyên bố kết thúc tóm tắt lý do tại sao bạn lại phù hợp với nhà trường.
  5. Chữ ký bao gồm tên bạn và thông tin liên lạc.

Các lưu ý quan trọng khi viết thư giới thiệu

Người viết thư phải là người “hiểu bạn”

Có một lời khuyên hữu ích mà American Study dành tặng bạn. Đó là người viết thư giới thiệu phải là người có 3 yếu tố sau:

  • Người giới thiệu phải là người đã hướng dẫn, dạy bạn ( Giáo viên, Giáo sư )
  • Người giới thiệu phải hiểu rõ về con người bạn, có cái nhìn chân thật và đúng đắn về con người bạn
  • Người giới thiệu đã đồng hành, làm việc cùng bạn trong một thời gian dài ( Từ 6 tháng trở lên là tốt nhất )

Vị trí, công việc chức danh của người viết thư có tiếng tăm cao cũng được coi là một lợi thế, TUY NHIÊN BẠN PHẢI ƯU TIÊN NGƯỜI VIẾT HIỂU RÕ BẠN:

Vd: Bạn xin bức thư giới thiệu từ hiệu trường, người không biết mấy về bạn (nhưng xin thì vẫn cho) Theo bạn, thầy sẽ biết về sự chăm chỉ, cần cù, đam mê của bạn hơn thầy cô giáo chủ nhiệm ? Thầy khen bạn phát biểu nhiều trong lớp, Thầy “nghe” nhiều thầy cô giáo khen bạn rất tốt. Bạn có cảm thấy thuyết phục không ?

Không hề. Thay vào đó nếu người viết thư là thầy cô chủ nhiệm, người đã quan sát bạn mộtthời gian dài sẽ biết cách bạn giải quyết vấn đề thế nào khi gặp khó khăn, cách bạn sáng tạo trong học tập môn mình ưa thích, cách bạn nghiêm túc khi tham gia hoạt động tại trường.

Không nên lặp lại những thông tin có trong hồ sơ ứng tuyển

Các thông tin về kết quả học tập GPA, điểm số, kết quả kỳ thi bạn đã nêu trong hồ sơ rồi thì không nên nhắc lại trong bức thư giới thiệu một lần nữa.

Thay vào đó, bức thư cần thảo luận thành tích học tập dựa trên tiềm năng tính cách của bạn (chăm chỉ, cần cù, trách nhiệm với hoạt động của mình)

Đưa ra những dẫn chứng qua những hành động cụ thể nhỏ bé, tránh sáo rỗng và khô khan.

VD: A rất đam mê học lập trình – Trong lớp khi cả lớp đã tan học lớp lập trình và ra về, đến cuối ngày tôi vẫn thấy A ngồi lọ mọ lập trình trò chơi. Trong môn học lập trình, bạn bè thường hay hỏi A về những thắc mắc của mình. A luôn tận tình giúp đỡ các bạn bằng những ví dụ dễ hiểu.

Độ dài bức thư giới thiệu bao nhiêu là vừa ?

Với bức thư giới thiệu, bạn nên gói gọn từ 1 – 1,5 trang A4, tránh viết lan man quá nhiều sẽ khiến nhà tuyển sinh cảm thấy ngộp, đồng thời có thể khiến nhà tuyển sinh nghĩ rằng đây là bức thư bạn tự viết vì rất ai cũng có thời gian của riêng mình.

Post Views: 3.802