Máy đo spo2 cách dùng

‏Báo Sức khỏe & Đời sống xin gửi đến quý độc giả hướng dẫn sử dụng thiết bị đo chỉ số SpO2 từ Ths.BS Phan Vũ Anh Minh, Khoa Hồi sức tích cực BV Đại học Y Dược TP.HCM.‏

‏Theo bác sĩ Phan Vũ Anh Minh, chỉ số SpO2 là một trong các thông số giúp đánh giá và theo dõi mức độ nặng của tình trạng suy hô hấp của người bệnh mắc COVID-19. Đồng thời, đây cũng là thông số giúp theo dõi đáp ứng điều trị với oxy của người bệnh, giúp điều chỉnh nồng độ oxy trong khí hít vào cho phù hợp với tình trạng người bệnh.‏

‏Các máy đo nồng độ oxy trong máu hiện tại rất đa dạng. Có nhiều máy mới có tích hợp thêm một số công nghệ hiện đại giúp biểu thị nhiều thông tin hơn, nhưng đa số các máy vẫn sẽ hiển thị hai thông số cơ bản mà chúng ta cần quan tâm, đó là nhịp mạch (pulse rate) và độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO‏‏2 ‏‏– Saturation of peripheral oxygen).

Máy đo spo2 cách dùng

Cần đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy

‏* Cách sử dụng:

‏Bước 1: ‏‏Kiểm ‏‏tra xem máy còn pin hay không, nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin (tùy loại máy)‏

Bước 2:‏‏ Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.‏

‏Bước 3: nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.‏

Bước 4: khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.‏

‏* Cách đọc các thông số:

‏Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR. Đơn vị đo: lần/phút (beat per minute – bpm). Phạm vi đo: 0-254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60-100 lần/phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi).‏

‏SpO‏‏2‏‏ sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO‏‏2‏‏. Đơn vị đo: tỉ lệ phần trăm (%). Phạm vi đo: 0-100%. Giá trị bình thường: 94-100%. Sai số khi đo: ± 2%.‏

‏Bác sĩ Phan Vũ Anh Minh khuyến cáo, khi sử dụng máy đo nồng độ oxy này, để các thông số đo được chính xác, cần chú ý không cử động ngón tay đang được kẹp để đo. Ngoài ra, không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.‏

‏Đồng thời, các kết quả đo có thể không chính xác đối với những người đã từng sử dụng thuốc cản quang, những người có nồng độ hemoglobin bất thường, đặc biệt đối với các trường hợp ngộ độc carbon monoxide và ngộ độc các chất gây methemoglobin, những người bị hạ huyết áp, co thắt mạch máu nghiêm trọng, thiếu máu hoặc hạ thân nhiệt.‏


Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng với các ca f0 tăng mỗi ngày, nhiều gia đình có tâm lý chuẩn bị sẵn sàng thiết bị y tế và cập nhật thông tin để có hướng tự điều trị covid tại nhà. Máy đo spo2 là một trong những dụng cụ quan trọng để hỗ trợ kiểm tra, đánh giá tình hình sức khỏe của mọi người trước dịch bệnh. Dưới đây là cách sử dụng máy đo spo2 đúng mà bạn cần biết rõ để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.

Máy đo SPO2 và các chỉ số đánh giá sức khỏe

Máy đo spo2 cách dùng

Thông qua máy đo spo2 kẹp đầu ngón tay và thao tác bấm nút đơn giản với một vài phút để máy phân tích và đưa ra kết quả hiển thị trên màn hình, bạn sẽ đo được chỉ số SPO2 hay còn được gọi là độ bão hoà oxy trong máu (tỷ lệ hemoglobin có oxy / tổng số hemoglobin trong máu). Nhờ có chỉ số được đo nhanh chóng qua máy đo spo2 mà người bệnh được điều trị kịp thời, người có nguy cơ mắc bệnh được phỏng đoán bệnh sớm trước khi có các triệu chứng bệnh.

Thang đo SPO2 tiêu chuẩn như sau:

  • Từ 97 – 99%: chỉ số oxy trong máu tốt
  • Từ 94 – 96%: chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy
  • Từ 90 – 93%: chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến bác sĩ hỗ trợ.
  • Dưới 92% (không thở oxy) hoặc dưới 95% (có thở oxy): dấu hiệu bệnh nhân đang suy hô hấp rất nặng.
  • Dưới 90%: biểu hiện của 1 ca cấp cứu lâm sàng.

Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số này sẽ ở mức tương tự người lớn tuy nhiên cần tham khảo bác sỹ để có chuẩn đoán chính xác.

Vì sao mỗi gia đình đều nên mua máy đo Spo2

Máy đo spo2 cách dùng

Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay việc chọn mua một chiếc máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay có thể dễ dàng thao tác và sử dụng là điều thực sự cần thiết. Những ưu điểm của máy đo SPO2 cầm tay như nhỏ gọn, có hiển thị thông số dễ quan sát, thời gian kiểm tra nhanh chóng, kết quả chính xác, không cần các biện pháp xâm lấn.. sẽ rất phù hợp để người bệnh hoặc người có nguy cơ mắc bệnh có thể kiểm soát được tình hình sức khỏe của bản thân một cách chủ động và có những phương án chữa trị kịp thời nếu mắc bệnh, tránh được những biến chứng hoặc tiến triển bệnh nặng hơn, rất có ích cho việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính mình và người thân trong gia đình.

Nguy cơ khi dùng máy đo SPO2 sai cách

Máy đo spo2 cách dùng

Dựa vào bảng chỉ số oxy trong máu phía trên để đánh giá mức độ sức khỏe, với độ chênh lệch chỉ số chỉ từ 1-5 đơn vị giữa các tình trạng sức khỏe khác nhau, có thể thấy bạn nhất định cần mua máy tốt để có kết quả chính xác và biết cách sử dụng máy đúng để đưa ra các can thiệp kịp thời giúp ích cho việc điều trị hoặc phỏng đoán bệnh. Nếu người bệnh dùng máy đo tại nhà đưa đến kết quả sai thì sẽ dẫn đến điều trị sai thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng, trong khi đó diễn tiến của bệnh dịch covid ngày càng có xu hướng tăng nặng và chuyển biến nhanh.

Bên cạnh việc chọn mua đúng máy đo spo2 chuẩn, chất lượng tốt để có kết quả đo chính xác. Dưới đây là các bước hướng dẫn cách đo máy spo2 kẹp ngón tay được các bác sỹ đưa ra để người dùng biết cách thực hiện đo cho kết quả chuẩn xác nhất.

Bước 1: Làm sạch móng tay, không để móng tay dài, móng giả, sơn móng tay

Bước 2: Nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.

Bước 3: Xoa 2 bàn tay để làm ấm tay.

Bước 4: Bật máy, đưa ngón tay giữa hoặc ngón trỏ vào miệng của máy để ngón tay được kẹp chặt.

Bước 5: Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.

Bước 6: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt, ghi lại kết quả đo.

Hiện nay, nhu cầu theo dõi sức khỏe thường ngày đối với người mắc các bệnh như nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tim mạch, các bệnh liên quan đến đường hô hấp rất phổ biến. Vì vậy mà rất nhiều gia đình đều sắm sửa trong nhà một chiếc máy đo độ bão hòa trong máu SpO2 và nhịp tim, để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh nguy hiểm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy đo SpO2, hãy cùng theo dõi nhé!

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2

SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn quan trọng của con người, bên cạnh mạch - nhiệt độ - huyết áp - nhịp thở. Chỉ số SpO2 là nồng độ hemoglobin có chứa oxy so với tổng lượng hemoglobin trong máu, hay gọi là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. 

Chỉ số SpO2 (hay nồng độ oxy trong máu) xuống thấp có thể gây ra nhiều dấu hiệu nguy hiểm cho cơ thể, vì vậy bạn nên chuẩn bị máy đo SpO2 trong nhà và nắm được đúng quy trình cách sử dụng máy đo nồng độ oxy để đảm bảo thu được kết quả chính xác. 

Hầu hết máy đo SpO2 trên thị trường hiện nay đều được vận hành với nguyên lý đo xung. Đây là một phương pháp đo gián tiếp, không xâm lấn, không gây đau đớn hay tổn thương cho cơ thể. Vì vậy mà cách sử dụng máy pulse oximeter cũng khá đơn giản và không yêu cầu quá nhiều thao tác phức tạp, ai cũng có thể tự đo cho mình, người thân. 

Cách sử dụng máy đo SpO2 cầm tay

  • Bước 1: Việc đầu tiên trước khi sử dụng là phải kiểm tra pin và thay thế hoặc sạc (tùy loại máy) kịp thời nếu pin yếu. ‏‏
  • Bước 2: Bạn mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp. Khi đặt ngón tay phải đảm bảo chạm vào điểm cuối cùng của máy, nên chọn ngón không quá dài để đầu ngón tay có thể che kín đúng vị trí bộ phận cảm biến trong khe hẹp.
  • Bước 3: Nhấn nút nguồn để khởi động máy, đối với một số máy tự động thì bạn không cần phải thao tác gì thêm.
  • ‏Bước 4: Chờ khoảng từ 5 - 10s (tùy máy), các chỉ số kết quả trên máy đo nồng độ oxy sẽ hiển thị. Khi kết thúc đo, bạn rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.

Video hướng dẫn đo SpO2 chi tiết

Vậy cách đọc chỉ số máy đo SpO2 và nhịp tim như nào? Hãy cùng tham khảo phần dưới đây nhé! 

Cách đọc máy đo nồng độ oxy

Sau khi các chỉ số hiển thị trên máy SpO2, bạn đọc cụ thể thông số của mình như sau: 

Nhịp tim

Nhịp tim sẽ thường hiển thị dưới dạng số ở phía dưới, cạnh vị trí hình trái tim hoặc có kí hiệu ghi chữ PR. 

  • Đơn vị đo: lần/phút (beat per minute - bpm).
  • Phạm vi đo: 0 - 254 lần/phút.
  • Giá trị bình thường: 60 - 100 lần/phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi).

Chỉ số SpO2

Chỉ số SpO‏‏2‏‏ hiển thị dưới dạng số, thường được đặt phía trên với kích thước lớn hơn, ở vị trí ghi chữ SpO2‏‏.

  • Đơn vị đo: Tỉ lệ phần trăm (%).
  • Phạm vi đo: 0 - 100%.
  • Giá trị bình thường: 94 - 100%.
  • Sai số khi đo: Tùy máy, nhưng trong khoảng ± 2 - 3%.

Các mức độ cụ thể của chỉ số SpO2 để bạn có thể chủ động theo dõi sức khỏe: 

  • SpO2 từ 97% - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt.
  • SpO2 từ 94% - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy.
  • SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ và tiến hành thở oxy.
  • SpO2 thấp hơn 90% là một ca cấp cứu trên lâm sàng.

Lưu ý trong quá trình đo để có kết quả chính xác

  • Khi đo, bạn phải để dụng cụ đo thấp hơn vị trí của tim, giữ máy yên, không rung lắc, không cử động trong khi đo vì điều này có thể làm ảnh hưởng lớn đến kết quả đo. 
  • Nếu bạn vừa vận động mạnh hoặc leo cầu thang thì nên để cơ thể ổn định khoảng 5 phút rồi mới đo, xoa hai bàn tay để làm ấm.
  • Khi đặt tay phải để đúng tư thế, đưa ngón tay vào sâu chỗ có ánh đèn, không để rìa bên ngoài vì như vậy máy sẽ không nhận được tín hiệu. 
  • Kiểm tra pin thường xuyên để đảm bảo máy hoạt động chính xác nhất. 
  • Các loại sơn móng tay, đồ trang trí móng tay, móng tay giả hay mỹ phẩm sẽ cản ánh sáng tiếp cận với ngón tay của bạn, khiến máy không thể bắt được tín hiệu hoặc đo sai. Vì vậy bạn nên tẩy và loại bỏ hết, đảm bảo móng sạch sẽ rồi mới đo để có kết quả đúng nhất. 

Lưu ý bảo quản máy

  • Nếu máy báo pin yếu, hãy sạc máy trước khi sử dụng (với máy pin sạc) hoặc thay pin (với máy dùng pin rời). 
  • Lau chùi bề mặt cảm biến trước khi sử dụng. 
  • Nên tháo pin ra khỏi máy nếu một thời gian dài không sử dụng. 
  • Bảo quản và sử dụng nơi khô ráo. 

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim Beurer PO80

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim với máy đo Beurer PO80: 

Máy đo SpO2 Beurer PO80 là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay, sử dụng công nghệ cảm biến quang học để tính độ bão hòa hemoglobin.

Tính năng của máy

  • Màn hình LED hiển thị, đèn báo pin yếu, pin có thời lượng lâu. 
  • Kiểm tra độ nhạy: Tự động khuếch đại khi phát hiện biên độ tín hiệu thu được không đủ.
  • Lọc nhiễu ánh sáng ngoài.
  • Tự động tắt nguồn sau 5s không sử dụng.
  • Có thể kết nối với điện thoại thông minh để giúp người dùng xem được kết quả đo của mình trên màn hình hiển thị với các biểu đồ và chỉ số cụ thể, dễ dàng quan sát và biết được tình trạng của mình.

Các nút chức năng của máy đo SpO2 và nhịp tim Beurer PO80

Các chỉ số trên máy đo SpO2 Beurer PO80

  • Nút Power: Khi thiết bị tự động tắt, bạn có thể giữ nút Power để khởi động thiết bị.
  • Chức năng hiển thị: để chọn định dạng hiển thị kết quả mong muốn (dạng thẳng đứng, dạng ngang), nhấn nút chức năng trong quá trình máy hoạt động. Có bốn định dạng hiển thị khác nhau để lựa chọn:
  • Chức năng cài đặt menu: để vào menu cài đặt, đầu tiên bạn phải thiết lập định dạng hiển thị dưới dạng ngang. Để hiển thị trình đơn cài đặt, nhấn và giữ nút chức năng. Bạn có thể thiết lập các thông số sau trong menu cài đặt: độ sáng màn hình, báo động, kích hoạt/vô hiệu hóa truyền dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và tải dữ liệu đến một máy tính.
  • Chỉnh độ sáng màn hình: Để thiết lập độ sáng màn hình, bật máy và giữ nút chức năng. Trong trình đơn cài đặt, chọn mục đơn "Brightness". Máy sẽ hiện ra bốn mức độ sáng khác nhau để lựa chọn. Để thiết lập độ sáng màn hình mong muốn, bạn nhấn và giữ nút chức năng. Để thoát trình đơn cài đặt, bạn chọn "Exit" ở mục trình đơn và xác nhận bằng cách nhấn và giữ nút chức năng .
  • Cài đặt báo động: Đầu tiên, bạn bật máy rồi nhấn và giữ nút chức năng, các menu cài đặt sẽ hiển thị trên màn hình. Trong trình đơn cài đặt, chọn "Alarm" và xác nhận bằng cách nhấn và giữ nút chức năng. Sau đó, bạn tiếp tục sử dụng các nút chức năng để lựa chọn các thông số mong muốn. Bạn có thể thiết lập các thông số sau trong menu báo động:

"Dir" - Ở đây, bạn có thể thiết lập giá trị cài đặt chạy lên hoặc xuống khi thiết lập các giới hạn báo động trong trình đơn báo động. Điều này giúp thay đổi hướng thiết lập nếu bạn muốn di chuyển các giới hạn lên hoặc xuống.

"SPO2ALMHI" - Bạn có thể thiết lập giới hạn trên cho độ bão hòa oxy. Trong quá trình đo, nếu vượt quá giới hạn quy định, giá trị bão hòa xuất hiện màu vàng và có âm thanh tín hiệu (nếu báo động được kích hoạt).

"SPO2ALMLO" - Bạn có thể thiết lập giới hạn dưới cho độ bão hòa oxy. Trong quá trình đo, nếu thấp hơn giới hạn quy định, giá trị bão hòa xuất hiện màu vàng và có tín hiệu âm thanh (nếu báo động được kích hoạt).

"PRALMHI" - Bạn có thể thiết lập giới hạn trên cho nhịp tim. Trong quá trình đo, nếu vượt quá giới hạn quy định, tỷ lệ xung xuất hiện màu vàng và có âm thanh tín hiệu (nếu báo động được kích hoạt). 

"PRALMLO" - Bạn có thể thiết lập giới hạn dưới cho nhịp tim. Trong quá trình đo, nếu thấp hơn giới hạn quy định, tỷ lệ xung xuất hiện màu vàng và có âm thanh tín hiệu (nếu báo động được kích hoạt).

"Alarm" - Bạn có thể kích hoạt ("ON") hoặc tắt ("OFF ") báo động. Nếu bạn đã kích hoạt báo động và các giá trị cao hoặc thấp hơn giới hạn quy định, sẽ có tín hiệu âm thanh.

"Pulse Sound" - Bạn có thể kích hoạt ("ON") hoặc tắt ("OFF ") âm điệu xung. Nếu bạn đã kích hoạt âm điệu xung, máy sẽ xuất hiện một tín hiệu âm thanh ở từng nhịp đập trong quá trình đo.  

Hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim Beurer PO80

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim Beurer PO80

Kiểm tra pin với lần sử dụng đầu tiên

Nếu máy báo pin trên màn hình hiển thị trạng thái pin thấp, bạn cần phải sạc ngay. Có hai cách để sạc máy: Cắm điện hoặc cắm qua cổng USB vào máy tính.

Cài đặt phần mềm SPO2 - Viewer và Manager

Bạn có thể chuyển các dữ liệu đo lường đến máy tính của bạn bằng cách sử dụng phần mềm được cung cấp. Phần mềm này gồm có "SpO2 - Viewer" và "SpO2 - Manager". "SpO2 - Viewer" hiển thị các giá trị đo của bạn trong thời gian thực trên màn hình máy tính trong quá trình đo. Bạn có thể sử dụng "SpO2 - Manager" để truyền dữ liệu đo được trước đó vào máy tính của bạn và quản lý dữ liệu.

Để cài đặt phần mềm, hãy làm theo các bước sau:

  • Đưa đĩa CD nhỏ được cung cấp vào ổ đĩa của máy tính.
  • Khởi động "SpO2Setup.exe" để cài đặt tập tin.
  • Thực hiện theo các hướng dẫn trong quá trình cài đặt.

Cách đo

Mở kẹp, đặt ngón tay vào chạm điểm tận cùng của máy. Sau đó, bạn nhấn nút nguồn trên máy. Máy bắt đầu đo (không di chuyển trong lúc đo). Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.

Ghi nhớ kết quả

Với máy PO80, bạn có thể ghi lại các dữ liệu đo lường của bạn trong khoảng thời gian lên đến 24 giờ. Nếu cần thiết, các dữ liệu đo lường có thể được lưu trữ trên máy tính của bạn hoặc in ra như là một báo cáo .
Để ghi lại các dữ liệu đo lường, hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Bật máy nhấn và giữ nút chức năng. Các menu cài đặt sẽ xuất hiện trên màn hình.
  • Bước 2: Chọn "Record" (ghi lại) trên mục trình đơn bằng cách sử dụng nút chức năng.
  • Bước 3: Bấm và giữ nút chức năng. Biểu tượng "Time" sẽ xuất hiện trên màn hình. Ở đây, bạn có thể nhập thời gian hiện tại của ngày để sau này trong các chương trình phần mềm máy tính, bạn có thể đọc thời điểm bạn bắt đầu ghi lại kết quả đo của bạn.

Lưu ý: 

  • Để nhập thời gian hiện tại của ngày, bấm và giữ nút chức năng, và xác nhận bằng cách nhấn nút chức năng.
  • Để bắt đầu ghi, sử dụng các nút chức năng để chọn "Y" trên màn hình và xác nhận bằng cách nhấn và giữ nút chức năng. Máy bắt đầu ghi. Nếu bạn không muốn ghi, chọn "N", và xác nhận bằng cách nhấn và giữ nút chức năng .
  • Nếu bạn đã bắt đầu ghi và quay trở lại màn hình, biểu tượng ghi màu đỏ xuất hiện (REC•). Để tiết kiệm pin, các thiết bị tự động chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng 30 giây sau khi việc ghi bắt đầu. Nếu giai điệu xung được kích hoạt, nó sẽ tự động tắt .
  • Nếu bạn bấm nút chức năng khi ở chế độ tiết kiệm năng lượng, "Recording" sẽ xuất hiện trên màn hình trong 2 giây.
  • Nếu bạn bấm và giữ nút chức năng khi ở chế độ tiết kiệm năng lượng, màn hình hiển thị bình thường xuất hiện.
  • "Memory is full"xuất hiện trên màn hình khi bộ nhớ đầy.

Xem lại kết quả đã lưu

Để xem lại dữ liệu đo được lưu trước đó trong chương trình phần mềm, hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Khởi động chương trình "SpO2 - Manager" trên PC của bạn.
  • Bước 2: Nhấp vào biểu tượng kính lúp ở phần dưới của chương trình. Chọn "Review" (Xem lại) trong phần trên của cửa sổ và bấm "Find File" (Tìm File) ở phần dưới.
  • Bước 3: Chọn tập tin bạn lưu trữ (theo tiêu chuẩn, các tập tin nằm trong C:/Programs/SpO2/Data).
  • Bước 4: Nhấn "Open", tiếp theo là "Ok ".
  • Số liệu đo bạn đã lưu được hiển thị trong các chương trình phần mềm.

 Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim Beurer PO80

Cách bảo quản và sử dụng đúng cách Beurer PO80

  • Sạc pin khi máy báo tín hiệu pin yếu.
  • Lau chùi bề mặt cảm biến sạch sẽ trước khi sử dụng.
  • Tháo pin ra khỏi máy nếu không sử dụng trong thời gian dài.
  • Nhiệt độ sử dụng nên từ 10 - 40oC, độ ẩm từ 10 - 75%.
  • Bảo quản và sử dụng nơi khô ráo.

Trên đây là hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 nói chung và cách sử dụng máy đo oxy ngón tay chi tiết trên máy Beurer PO80.

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình được tốt hơn. Để tìm hiểu về các loại máy đo SpO2, máy tạo oxy, Quý khách vui lòng truy cập website META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ để được tư vấn. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm: 

Xem thêm 7 bình luận

Xem thêm: máy đo spo2, máy đo nồng độ oxy trong máu