Một số sản phẩm công nghiệp của thành phố Cần Thơ

Phát triển công nghiệp dựa trên tiềm năng và thế mạnh

Trong vòng 5 năm qua (2016- 2020) trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) giá trị sản xuất công nghiệp của TP. Cần Thơ đóng góp khoảng 15,2% trong cơ cấu công nghiệp của toàn vùng và đứng thứ 2/13 địa phương trong vùng (sau Long An).

Nếu tính tính trong vùng kinh tế trọng điểm ÐBSCL (Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang) thì giá trị sản xuất công nghiệp của TP. Cần Thơ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và chiếm tới 44,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

Một số sản phẩm công nghiệp của thành phố Cần Thơ
Chế biến nông thủy sản là thế mạnh bậc nhất của sản xuất công nghiệp TP Cần Thơ

Theo giá trị đóng góp của từng nhóm ngành công nghiệp, tính đến nay TP. Cần Thơ có 5/9 nhóm ngành có tính dẫn dắt công nghiệp vùng ÐBSCL như sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống (chiếm 46,2%); hóa chất, hóa dược (chiếm 54,9%); cơ khí, sản xuất kim loại (chiếm 57,4%); dệt may, da giày (chiếm 41,6%)...

Ngành chế biến thủy sản được xem là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của TP, đạt kim ngạch xuất khẩu trung bình hằng năm khoảng 570 triệu USD và luôn duy trì chiếm từ 45 - 50% tổng giá trị xuất khẩu của TP. Hay ngành xay xát, chế biến gạo của TP trong những năm gần đây đạt công suất bình quân từ 4,2- 4,3 triệu tấn/năm, song sản lượng gạo chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của TP nhờ các DN tập trung đầu tư nhà máy ở địa bàn vùng nguyên liệu, gắn với đầu tư kho chứa, hiện đại hóa quy trình sản xuất.

Đóng góp cho tăng trưởng sản xuất công nghiệp, cộng đồng DN của TP. Cần Thơ đã chủ động đổi mới công nghệ, khép kín quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm truy xuất nguồn gốc từ đầu vào đến đầu ra. Tái cơ cấu sản xuất công nghiệp trong bối cảnh kinh doanh mới, vượt qua khó khăn khủng hoảng do ảnh hưởng từ dịch bệnh đã và đang là những mục tiêu quan trọng của ngành sản xuất công nghiệp, cộng đồng DN tại đây.

Phát triển công nghiệp xứng tầm là trung tâm của vùng ĐBSCL

Phát triển công nghiệp của TP. Cần Thơ dựa trên nội lực và lợi thế cạnh tranh nhất định, vừa mang những đặc điểm chung của vùng ÐBSCL vừa mang những dấu riêng của một TP trung tâm vùng ĐBSCL.

Theo đó, tháng 3/2021, UBND TP. Cần Thơ ban hành Quyết định số 550/QÐ-UBND phê duyệt Ðề án Tái cơ cấu sản xuất công nghiệp TP. Cần Thơ theo hướng hiện đại. TP. Cần Thơ phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025 tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, có xu hướng tăng nhẹ và chiếm khoảng 33,7- 34% trong cơ cấu kinh tế của TP, tính riêng ngành công nghiệp chiếm khoảng 28- 29%. Giai đoạn 2026- 2030, dự kiến đạt mức tăng trưởng công nghiệp 7,5- 8%/năm. TP xác định chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành công nghiệp theo hướng tăng dần cơ cấu công nghiệp công nghệ cao, sắp xếp các nhóm ngành công nghiệp theo mức độ ưu tiên để phân bổ hợp lý các nguồn lực theo thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực và địa phương.

Để tạo nguồn lực cho phát triển, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Cần Thơ, mức đầu tư của các DN trong ngành công nghiệp thời gian qua có sự gia tăng đáng kể. Từ phía các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP luôn bám sát định hướng phát triển của TP để tập trung các hoạt động cho vay nhất là ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, xuất khẩu nông thủy sản.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, TP. Cần Thơ cũng kịp thời bổ sung các chỉ tiêu mới: Tốc độ tăng năng suất lao động, tốc độ đổi mới công nghệ máy móc thiết bị, tổng sản phẩm công nghệ cao so với tổng giá trị sản phẩm, để tập trung nắm bắt cơ hội, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhằm cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bền vững của nền kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng.

Theo ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, thực hiện các mục tiêu phát triển mới, Cần Thơ đang nỗ lực tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đa dạng hóa nguồn vốn và thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư từ Trung ương và các địa phương bên ngoài để xây dựng hệ thống hạ tầng công nghiệp đồng bộ, hướng DN sản xuất và đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã quy hoạch. Phát huy nguồn nội lực trong đầu tư phát triển công nghiệp, tái cơ cấu sản xuất công nghiệp đặt trong mối quan hệ tổng thể với mục tiêu tái cơ cấu kinh tế của TP, phù hợp với quá trình tái cơ cấu công nghiệp chung của cả nước và vùng ĐBSCL nhằm đưa công nghiệp TP. Cần Thơ phát triển tương xứng với vai trò đầu tàu của vùng ĐBSCL.

  • Một số sản phẩm công nghiệp của thành phố Cần Thơ

    Danh sách các Khu Công Nghiệp Thành Phố Cần Thơ

    BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ 105 Trần Hưng Đạo, TP Cần Thơ, Cần Thơ   ĐT: 0710.3830238/830773 Website:www.canthoepiza.gov.vn     Email: 1.KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC II Diện tích : 111 ha Địa điểm : Đường Trần Hưng Đạo – Tp Cần Thơ ĐT: 84.56830238 2.KHU CÔNG NGHIỆP HƯNG PHÚ I Diện tích : 262 ha Địa điểm : Phường Trà Nóc – Q.Bình Thùy – TP.Cần Thơ 3.KHU CÔNG NGHIỆP HƯNG PHÚ II Diện tích : 212 ha Địa điểm : P.Hưng Phú – Q.Cái Răng – TP.Cần Thơ 4.KHU CÔNG NGHIỆP THỐT NỐT Diện tích : 600 ha Địa điểm : X.Thới Thuận – H.Thốt Nốt – Tp. Cần Thơ 5.KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC I Diện tích : 100 ha Địa điểm : P.Trà Nóc – Q. Bình Thùy – TP.Cần Thơ 6.KHU CÔNG NGHIỆP Ô MÔN Diện tích : 600 ha Địa điểm : P.Phước Tới – Q.Ô Môn 7.KHU CÔNG NGHIỆP BẮC Ô MÔN Diện tích : 400 ha Địa điểm : P.Thới Long – Q. Ô Môn 8.KHU CÔNG NGHIỆP THỐT NỐT I Diện tích : 150 ha Địa điểm : X. Tới Thuận – Q.Thốt Nốt – TP. Cần Thơ 9.KHU CÔNG NGHIỆP THỐT NỐT II Diện tích : 800 ha Địa điểm : X. Tới Thuận – Q. Thốt Nốt – TP.Cần Thơ 10.KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ HƯNG 2B Diện tích : 200 ha Địa điểm : P.Phủ Thử - Q.Cái Răng 11.KHU CÔNG NGHỆ CAO Diện tích : 400 ha Địa điểm : Đường Lê Văn Việt – TP.Cần Thơ 12.CỤM CÔNG NGHIỆP CẢI RĂNG Diện tích : 40 ha Địa điểm : P. Lê Bình – Huyện Vĩnh Thạch – TP. Cần Thơ 13 CỤM CÔNG NGHIỆP CỜ ĐỞ Diện tích : 10 ha Địa điểm : X. Thới Thạnh – H.Cờ Đỏ - TP.Cần Thơ 14.CỤM CÔNG NGHIỆP PHONG ĐIỀN Diện tích : 10 ha Địa điểm : Phong Điền – Cần Thơ

    Xem thêm tại đây... => iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net

  • Ngày 15/6/2022, tại Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Viện Kinh tế - Xã hội thành phố phối hợp với Sở Nội vụ thành phố tổ chức tập huấn hướng dẫn điều tra xã hội học trên địa bàn thành phố Cần Thơ về “Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính” năm 2022

    120 lượt xem

    5. Quan sát hình từ 15 đến 20, đọc thông tin và trả lời câu hỏi

    • Thành phố Cần Thơ có những ngành công nghiệp nào phát triển? Vì sao?
    • Hãy kể tên một số sản phẩm công nghiệp của thành phố Cần Thơ?
    • Kể tên một số địa điểm có thể tham quan du lịch ở Cần Thơ?

    Bài làm:

    • Thành phố Cần Thơ có những ngành công nghiệp: sản xuất máy móc nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu…
    • Một số sản phẩm công nghiệp của thành phố Cần Thơ: máy cày, máy gặt, phân lân, phân đạm...
    • Tên một số địa điểm có thể tham quan du lịch ở Cần Thơ: chợ nổi Cái Răng, bến Ninh Kiều, nhà cổ Bình Thủy, vườn cò Bằng Lăng....

    Cập nhật: 07/09/2021

    • Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ? Kể tên những dân tộc và lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
    • Thuyết minh về quần thể kiến trúc Cố đô Huế?
    • Hình 2 và hình 3 cho biết loại cây đặc sản nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang? Em biết gì về hoạt động trồng chè và cây ăn quả ở trung du Bắc Bộ?
    • Em biết các trường học, đường phố hoặc xã, phường nào....mang tên Nguyễn Huệ, Quang Trung, Đống Đa và các vị tướng của nghĩa quân Tây Sơn?
    • Đọc các cụm từ dưới đây, những cụm từ nào dùng để chỉ hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên?
    • Giải bài 9: Trịnh - Nguyễn phân tranh. Công cuộc khẩn hoang và sự phát triển của thành thị
    • Em hãy kể tên: Một số trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội? Một số trường đại học, viện bảo tàng ở Hà Nội?
    • Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào hoàn cảnh như thế nào? Em hãy tóm tắt ý kiến của em và ghi vào chỗ trống:
    • Điền các cụm từ, từ trong khung để hoàn thành các câu:
    • Kể tên các loại rau, quả em đã được ăn hoặc em biết. Trong các loại rau, quả đó, loại nào được trồng ở Đà Lạt
    • Khoanh vào các cụm từ không phải là nét đặc trưng trong hoạt động kinh tế ở đồng bằng Nam Bộ và viết lí do sự lựa chọn của em vào chỗ chấm (.....)
    • Quan sát hình 5 cùng thảo luận về quy trình sản xuất phân lân
    Xem thêm