Mua hệ có nên uống thuốc bắc

Cỡ chữ: A- A A+

Một số người lầm tưởng thuốc Đông y hoàn toàn an toàn và không có tác dụng phụ nhưng không phải thế. Thuốc Đông y cũng có những tác dụng không tốt cho sức khỏe con người nếu ta dùng không đúng cách. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc những thông tin dùng thuốc không đúng cách, ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

       Một số người lầm tưởng thuốc Đông y hoàn toàn an toàn và không có tác dụng phụ nhưng không phải thế. Thuốc Đông y cũng có những tác dụng không tốt cho sức khỏe con người nếu ta dùng không đúng cách. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc những thông tin dùng thuốc không đúng cách, ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
1. Dùng thuốc đông dược không hợp với thể bệnh:
         Ngay một chứng bệnh cũng chia ra thể hàn (lạnh), thể nhiệt (nóng), thể hư (bản thân các cơ quan trong cơ thể bị hư suy), thể thực ( bệnh cấp, mới mắc do yếu tố bên ngoài là chủ yếu chưa ảnh hưởng tới các tạng bên trong cơ thể). Mỗi thể bệnh đều có những phương pháp điều trị đặc hiệu, như: bệnh hàn thì dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt thì dùng thuốc hàn, bệnh hư phải dùng thuốc bổ, bệnh thực phải dùng thuốc tả để công phạt, không thể có một phương thuốc chung cho bất kỳ bệnh nào; nếu dùng sai sẽ có hậu quả tai hại, như nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng, hàn gặp hàn tắc tử.
2. Dùng thuốc đông y quá liều: 
          Chẳng hạn như vị thuốc Mộc thông (giúp lợi tiểu) nếu dùng liều cao kéo dài có thể gây suy thận. Các vị thuốc Tế tân, Bạch quả, Ô đầu, Phụ tử, Hạnh nhân...dùng liều cao cũng có thể gây ngộ độc.
3. Dùng thuốc đông y kéo dài:           Dùng kéo dài vị thuốc Chu sa, Thần sa,...có ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.

4. Phối hợp thuốc đông dược không đúng:

          Khi dùng thuốc cần chú ý đến sự phối ngũ của các vị thuốc, sự cấm kỵ trong khi dùng thuốc. Khi phối hợp với những vị thuốc khác nhằm hạn chế sự tương tác thuốc không có lợi, hạn chế tác dụng phụ. Ví dụ không được dùng Côn bố hoặc Hải tảo với Chu sa vì có thể gây viêm đại tràng...

5. Mua thuốc thiếu kiểm chứng:

          Không phải loại thuốc nào cũng có nguồn gốc chính xác mà chủ yếu mua ở các nguồn trôi nổi khác nhau rồi tự bào chế theo “cha truyền con nối”. Vì vậy mới có tình trạng người tiêu dùng mua vài thang thuốc Đông y về ngâm rượu uống nhưng sau đó bị ngộ độc do còn sót những loại cây có độc trong thuốc. Một số người đi du lịch thường tìm mua đủ các loại thuốc Đông y bày bán ở chợ biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai... vì giá rẻ và hấp dẫn nhưng không hề quan tâm tới nơi sản xuất hay thành phần thuốc mà chỉ biết tin theo lời người bán, đa số là những thang thuốc này được đưa từ Trung Quốc về dù in tiếng Việt trên đó. Tuy các loại thuốc này có thể không gây tử vong hoặc biến chứng tức thì nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến cơ thể bởi những chất độc hại ẩn chứa bên trong nó.

6. Sai sót trong quá trình bào chế thuốc đông dược:

          Việc bào chế có thể làm tăng tác dụng hoặc giảm bớt độc tính của thuốc. Nếu bào chế không tốt độc tính của thuốc chưa được loại trừ, khi dùng có thể gây phản ứng đáng tiếc. Trong y học cổ truyền có nhiều vị thuốc dễ gây ngộ độc, nôn mửa nếu bào chế không kỹ như Bán hạ, Phụ tử... vị thuốc Tỳ bà diệp ( lá nhót) khi bào chế phải làm sạch các lông tơ, nếu không có thể gây ngứa họng, ho, viêm niêm mạc họng.

7. Sai sót trong cách dùng thuốc Đông dược:

          Nhiều vị thuốc độc tính cao thường chỉ được dùng bôi, đắp ngoài da nếu dùng đường uống sẽ có thể gây những tác hại nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong. Ví dụ Mật Cá trắm, lá Vòi voi, dùng đắp ngoài sẽ chữa được các bệnh khớp; nhưng nếu dùng đường uống sẽ có thể dẫn đến suy thận cấp, rất nguy hiểm.           Những năm trước đây, một số bệnh nhân ở Bắc Giang nghe truyền miệng, dùng lá trầu không sắc uống chữa được viêm phế quản nhưng hậu quả là gây ngộ độc suy gan thận phải đi bệnh viện trung ương cấp cứu lọc máu, kèm theo các di chứng để lại hết sức nặng nề.           Vì vậy Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bắc Giang khuyến cáo cho mọi người trước khi dùng thuốc Đông y được biết: tương tự như với Tân dược, thuốc Đông y cũng cần phải được sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này. Không nên tự ý bốc thuốc theo lời truyền miệng, theo các bài thuốc lưu truyền trên mạng hay kể cả là đơn thuốc của người cùng mắc bệnh như bạn... Bởi sức khỏe, cơ địa của mỗi người không giống nhau thì việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao cũng sẽ không giống nhau. Chẳng có đơn thuốc nào có thể áp dụng chung cho tất cả mọi người cả, dù đó có là thuốc bổ. Người dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ liều lượng, liệu trình khuyến cáo, tuyệt đối không sử dụng thuốc kéo dài quá lâu vì có thể gây phản tác dụng. Bên cạnh đó, công tác bảo quản thuốc cũng là vấn đề cần hết sức lưu ý, nên bảo quản thuốc trong hộp kín, ở nơi khô ráo, thoáng mát.  Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới nguồn gốc, xuất xứ của thuốc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trôi nổi, không đảm bảo chất lượng, thậm chí còn chứa các chất bảo quản có hại cho sức khỏe, do vậy tuyệt đối không mua qua lời đồn thổi của người quen mà không xác minh nguồn gốc.

        Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Đông y, hãy lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh Y học cổ truyền, nhà thuốc uy tín và thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, đồng thời tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc. Trong lúc sử dụng thuốc Đông y người bệnh cần theo dõi phản ứng của thuốc, phải ngưng thuốc khi có những biểu hiện bất thường và kịp thời đến bệnh viện để chữa trị./.

Ths.Bs Nguyễn Văn Toàn - BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH BẮC GIANG


Mua hệ có nên uống thuốc bắc

Đông y” là thuật ngữ được sử dụng song song với “Y học cổ truyền”, dùng để chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa, để phân biệt với “Tây y” (Y học hiện đại).

Thuốc Đông y rất tốt, giúp cải thiện sức khoẻ, nâng cao thể trạng, đồng thời giúp điều trị bệnh tật. Nhưng chỉ khi nào có bệnh mới dùng thuốc, bệnh gì điều trị bằng thuốc nấy chứ không cắt thuốc uống bừa bãi, đã uống thuốc phải tới khám và được tư vấn, bắt mạch cẩn thận, không nhờ người nhà cắt thuốc hộ. Đặc biệt cần biết rõ nguồn gốc của dược liệu và chỉ nên mua thuốc tại các địa chỉ uy tín.

Đồng thời, cần lưu ý khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, dù đó là thuốc Đông y hay Tây y để bồi dưỡng hay chữa bệnh, nếu thấy người có ban đỏ, mẩn ngứa hay những dấu hiệu khác thường thì bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế ngay để khám và điều trị kịp thời, tránh dùng lại thuốc cũ, hoặc mua thêm thuốc mới tiếp tục tự điều trị, như thế bệnh chính không khỏi mà có khi còn mang thêm tai họa mới.

Mua hệ có nên uống thuốc bắc

Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có cách sử dụng riêng, do đó người bệnh cần phải đọc kỹ và tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của các y, bác sĩ.

Thuốc có hiệu quả hay không ngoài việc dùng đúng bệnh và sắc đúng cách còn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc có hợp lý hay không. Để hấp thu tốt và phát huy tác dụng cao nhất, các thuốc tư bổ nên uống vào sáng sớm khi chưa ăn sáng; các thuốc có công dụng kiện tỳ, tả hạ (tẩy xổ), khu trùng (trừ giun) nên uống khi bụng đói, trước khi ăn; các thuốc tiêu thực và có phản ứng kích thích dạ dày, ruột nên uống sau bữa ăn; các thuốc thăng đề (đưa lên trên) và ôn lương bổ khí nên uống vào khoảng thời gian từ sáng sớm đến trước giữa trưa; các thuốc tư âm dương huyết, thuốc thanh tả phục hỏa ở âm phận nên uống vào buổi tối; các thuốc trừ tà ở khí phận và dương phận nên uống vào sáng sớm. 

Mua hệ có nên uống thuốc bắc

Thường thì uống thuốc ấm, nhưng bệnh nhân bị chứng hàn như cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh… muốn nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc thì phải uống nóng. Ngược lại, bệnh nhân bị chứng nhiệt như sốt sao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ… thì phải đợi cho thuốc thật nguội mới uống nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu.

Thuốc y học cổ truyền có thể dẫn tới ngộ độc vì một số lý do sau đây:

- Bệnh nhân bị dị ứng một hoặc nhiều chất có trong thành phần của thuốc do yếu tố cơ địa. 

- Bệnh nhân dùng quá liều (do tự ý hoặc do thầy thuốc chỉ định) loại thuốc y học cổ truyền mà trong thành phần có một hoặc nhiều vị có độc như bán hạ, phụ tử, mã tiền, hoàng nàn...

- Do trình độ hoặc do khám xét không kỹ, thầy thuốc đã kê đơn cho bệnh nhân dùng loại thuốc y học cổ truyền mà lẽ ra là phải chống chỉ định đối với người bệnh.

- Do chất lượng thuốc không bảo đảm vì trồng trọt chăm bón quá nhiều hóa chất có hại, bảo quản không tốt (dùng quá nhiều lưu huỳnh...), bào chế sai quy cách hoặc vì bị nhiễm vi sinh vật có hại, đặc biệt là các loại nấm mốc dễ gây dị ứng ( việc này thường xảy ra ở các quầy thuốc tư nhân vì ham lợi nhuận nên đã nhập các loại thuốc không đạt chất lượng)

- Do nhầm lẫn dược liệu khi thu hái, mua bán và sử dụng. Điều này có thể do người bệnh tự dùng, do lương y bốc thuốc cẩu thả hoặc do gian thương cố tình đánh tráo để trục lợi (ví như dùng thương lục để làm giả nhân sâm).

- Do bệnh nhân không tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về cách sắc, cách uống, liều lượng và quy trình điều trị.

- Do người bệnh được dùng phối hợp quá nhiều loại thuốc, trong đó có cả tân dược và thuốc y học cổ truyền, nên dẫn đến sự tương tác và sản sinh những chất có hại cho cơ thể. Đây là một vấn đề rất phức tạp mà người thầy thuốc dễ bỏ qua và người bệnh cũng dễ tự ý dùng thêm với mong muốn bệnh tình nhanh thuyên giảm...

Để ngăn ngừa những tai biến do dùng thuốc y học cổ truyền, người bệnh cần phải tuân thủ triệt để hướng dẫn của thầy thuốc, không tùy tiện sử dụng thuốc y học cổ truyền khi không có chỉ định, không tự ý nâng liều và kéo dài ngày dùng. Một số vị thuốc và bài thuốc đơn giản theo kinh nghiệm dân gian có thể tự dùng, nhưng tốt nhất vẫn nên có sự tư vấn đầy đủ của thầy thuốc chuyên khoa. Khi sử dụng, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì phải ngừng thuốc ngay và báo lại cho thầy thuốc biết để xử trí kịp thời.