Ngành kinh doanh quốc tế tên tiếng anh là gì
Sinh viên của chương trình Cử nhân kinh doanh quốc tế sẽ được tiếp cận những mô hình, phương thức kinh doanh ở phạm vi toàn cầu. Ngoài việc nắm bắt những kiến thức nền tảng vững chắc về các khía cạnh cốt lõi trong kinh doanh như: Marketing, kế toán và tài chính; sinh viên còn có cơ hội mở rộng tầm nhận thức về vai trò của thể chế chính trị, kinh tế văn hóa đối với sự phát triển của doanh nghiệp hiện đại. Ngành kinh doanh quốc tế sẽ cung cấp cho người học các vấn đề tổng quan về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa; đặc biệt là những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam… Ngoài ra, chương trình còn cung cấp cho người học các kiến thức nghiệp vụ cụ thể về các vấn đề chống bán phá giá, thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài… Show Các môn học luôn chú trọng tính thực tiễn sẽ đem lại cho bạn vốn hiểu biết nhạy bén về môi trường kinh doanh quốc tế. Thế giới đang ngày một phẳng hơn và những cơ hội công việc ở Việt Nam hay nước ngoài sẽ ngay trong tầm với của sinh viên Khoa Quốc tế sau khi ra trường. Đối tượng nên theo học – Bạn là người nhạy bén, linh hoạt? – Bạn muốn làm việc trong môi trường năng động và phát triển? – Bạn muốn có nhiều lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp? – Bạn muốn trở thành công dân toàn cầu? Tại sao lại chọn ngành Kinh doanh quốc tế tại Khoa Quốc tế? – Bạn sẽ được trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết giúp bạn làm việc tại bất kỳ quốc gia nào, không chỉ riêng Việt Nam. – Bạn sẽ được tiếp xúc và học tập với những giảng viên đứng đầu trong ngành tại Việt Nam và Quốc tế; – Bạn sẽ có một nền tảng vững chắc với những yếu tố: thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế… – Bạn sẽ được học không chỉ những kiên thức chuyên môn mà còn được trau dồi những kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, lập kế hoạch thực tiễn, tham gia các hoạt động kinh doanh – những kỹ năng giúp bạn nổi trội hơn so với sinh viên cùng ngành khác. Triển vọng nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể thực hiện các công việc sau đây: chuyên viên xuất nhập khẩu, quản trị chuỗi cung ứng, hoạch định tài chính quốc tế, kinh doanh tàu biển, hàng không, marketing quốc tế, tư vấn đầu tư quốc tế…; trợ lý, thư ký; cán bộ quản lý tại các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Phương thức tuyển sinh Phương thức tuyển sinh: Tuyển sinh theo 3 phương thức – Tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi TN THPT năm 2022 (30% chỉ tiêu). – Tuyển sinh dựa vào kết quả ghi trong học bạ THPT (50% chỉ tiêu). – Xét tuyển theo điểm đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (20% chỉ tiêu). Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia Dựa vào kết quả điểm thi THPT năm 2022 (không bảo lưu kết quả trước năm 2022). Điểm xét tuyển là tổng điểm thi THPT năm 2021 của các môn thi theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển (không nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên (không nhân hệ số). Xét tuyển từ cao đến thấp. ĐXT = ∑ĐiểmTHPTmôn thi_i + Điểmưu_tiên Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên hoặc trung cấp; có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành và các điều kiện dự tuyển khác theo Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngưỡng điểm nhận hồ sơ ĐKXT: Sau khi Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, Nhà trường sẽ xác định ngưỡng điểm xét tuyển đối với từng ngành tuyển sinh. Thời gian đăng ký đợt 1: + Nộp phiếu ĐKXT cùng với hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia theo quy định chung của Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT kèm theo lệ phí ĐKXT. + Đợt tuyển bổ sung (nếu còn chỉ tiêu): Thời gian và chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành đào tạo sẽ được thông báo tại địa chỉ website: https://is.tnu.edu.vn Hình thức nhận: Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT tại các trường THPT hoặc Sở GD&ĐT theo quy định chung của Bộ GD&ĐT. Các điều kiện xét tuyển/thi tuyển: Thí sinh phải có kết quả thi đạt ngưỡng điểm vào đại học theo quy định của Bộ GD&ĐT. Xét tuyển theo học bạ Trung học phổ thông Dựa vào ĐTBHB từng môn học của 03 kỳ học (2 kỳ lớp 11 và kỳ 1 lớp 12) theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển. Điểm xét tuyển là tổng ĐTBHB theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển (không nhân hệ số), cộng điểm ưu tiên (không nhân hệ số). Xét tuyển từ cao xuống thấp. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT + Thí sinh đã tốt nghiệp THPT. + Hạnh kiểm cả kỳ 1 lớp 12 đạt loại Khá trở lên. + Tổng điểm 3 kỳ (2 kỳ học lớp 11 và kỳ 1 lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển từ 45.0 trở lên (3 môn theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển). Thời gian đăng ký đợt 1: Từ 21/03/2022 (thí sinh xem thông tin chi tiết về đối tượng tuyển sinh và các đợt xét tuyển tại địa chỉ website https://is.tnu.edu.vn). – Hồ sơ xét tuyển: 1. Phiếu đăng ký (theo mẫu tại website https://is.tnu.edu.vn); 2. Bản phô tô công chứng bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT; 3. Bản phô tô công chứng học bạ THPT; 4. Bản phô tô công chứng sổ hộ khẩu; 5. 01 phong bì dán sẵn tem (loại 3000 đồng) có ghi rõ họ tên và địa chỉ liên lạc của người nhận kèm theo số điện thoại (nếu có) để nhà trường gửi giấy báo nhập học (nếu trúng tuyển). Xét tuyển theo điểm đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (điểm ĐGNL): 20% chỉ tiêu Dựa vào điểm đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 (không bảo lưu kết quả trước năm 2022). – Xét tuyển theo điểm ĐGNL + Tổng điểm đạt từ 75 điểm trên thang điểm 150 của 150 câu hỏi đánh giá theo 3 nhóm năng lực gồm: Tư duy định lượng (Toán, thống kê và xử lý số liệu); Tư duy định tính (văn học, ngôn ngữ); Khoa học tự nhiên – xã hội (lý, hóa, sinh, sử, địa). + Hạnh kiểm kỳ 1 lớp 12 đạt loại Khá trở lên. Nơi nhận hồ sơ tuyển sinh: Văn phòng Đại học Thái Nguyên – Phường Tân Thịnh – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên. Điều kiện ngoại ngữ Sinh viên được đào tạo 01 năm tiếng anh và đảm bảo đạt trình độ tiếng anh 4.5 IELTS trước khi chính thức học chuyên ngành. Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế trong tiếng Anh là gì?Ngành Kinh doanh quốc tế (International business) bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại như chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ giữa các quốc gia. Kinh tế quốc tế trong tiếng Anh là gì?Kinh tế quốc tế (tiếng Anh là International Economics) là một chuyên ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. International Business làm nghề gì?Ngành kinh doanh quốc tế (Tên tiếng Anh: International business) cung cấp kiến thức về các hoạt động giao dịch kinh doanh như: trao đổi, chuyển giao dịch vụ, hàng hoá, tài nguyên, ý tưởng, con người hoặc công nghệ giữa các quốc gia. International Business and Economics là gì?Kinh tế quốc tế hay “International Business Economics” là một chuyên ngành thuộc khối ngành kinh tế. Trọng tâm của nó là nghiên cứu sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về mặt kinh tế. Đây được nhận định là một lĩnh vực đa dạng và mang tính trọng tâm trong thời kỳ toàn cầu hoá. |