Nghị định 52/2023

Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam phải bổ sung Giấy phép kinh doanh trước ngày 1/1/2023 nếu chưa có đủ theo quy định tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP về TMĐT trước ngày 1/1/2023.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) vừa có thông báo về việc bổ sung giấy phép kinh doanh đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.

Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT có quy định cụ thể về bổ sung giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Nghị định 52/2023
Thương mại điện tử ngày càng thu hút được sự tham gia của người tiêu dùng. Ảnh: Hải Anh

Theo đó, Cục TMĐT và Kinh tế số đề nghị các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được xác nhận đăng ký website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT và đang hoạt động mà chưa có giấy phép kinh doanh cập nhật hồ sơ, bổ sung giấy phép kinh doanh trước ngày 1/1/2023. Việc cập nhật tiến hành trực tuyến thông qua qua cổng online.gov.vn.

Trong khi đó, với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT mới, cần cung cấp các loại giấy tờ gồm: Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập (đối với tổ chức); bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân), giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

Nghị định 85/2021/NĐ-CP bổ sung nhiều quy định mới trong lĩnh vực TMĐT. Cụ thể, thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký hoạt động TMĐT và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình tại Việt Nam.

Theo Nghị định 85/2021/NĐ-CP văn phòng đại diện hoặc nội dung ủy quyền phải đảm bảo các trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc ngăn chặn những giao dịch hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam; thực hiện các nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam; đồng thời thực hiện báo cáo theo quy định. Để cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam, thương nhân, tổ chức nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công thương trong vòng 12 tháng kể từ ngày nghị định này có hiệu lực.

Ngọc Linh

Trong những năm qua, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam đã phát triển khá nhanh, hoạt động giao dịch mua bán qua mạng rất sôi động. Doanh thu trong lĩnh vực TMĐT đang không ngừng tăng lên theo tốc độ tăng trưởng của người sử dụng Internet. Ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử quy định cụ thể về các hoạt động TMĐT cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Nghị định 57/2006/NĐ-CP được ban hành năm 2006 tập trung làm rõ các nguyên tắc của Luật Giao dịch điện tử đối với việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại, tuy nhiên chưa đưa ra những quy định cụ thể điều chỉnh các phương thức kinh doanh TMĐT trong xã hội. Thực tiễn cho thấy, TMĐT trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhận thức của người dân và doanh nghiệp có nhiều biến đổi, các hoạt động TMĐT ngày càng đa dạng về hình thức và phức tạp về tính chất, đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật với tầm bao quát lớn để điều chỉnh. Nghị định 52/2013/NĐ-CP ra đời ngoài việc thừa kế các quy định mang tính nguyên tắc của Nghị định 57, còn mở rộng điều chỉnh các hoạt động thực tiễn về ứng dụng TMĐT, trong đó tập trung vào những vấn đề mang tính đặc thù được phát sinh trên môi trường điện tử.

Do đặc thù của hoạt động mua bán trên không gian ảo, người mua và người bán không gặp mặt trực tiếp, người sở hữu website TMĐT là người đưa ra luật lệ cho giao dịch, đề ra các điều khoản hợp đồng và cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng. Để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, Nghị định 52 có những quy định nhằm đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữ các chủ thể tham gia TMĐT. Những quy định này tập trung ở Chương III "Hoạt động TMĐT". Chương này có những quy định khá cụ thể về quyền và trách nhiệm của các nhóm chủ thể tham gia hoạt động TMĐT, đặc biệt là trách nhiệm cung cấp thông tin mình bạch và đầy đủ để người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định chính xác liên quan đến việc mua hàng hóa, dịch vụ. Việc phân định quyền và trách nhiệm của các bên được căn cứ vào bản chất mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể tham gia giao dịch trong từng mô hình, phương thức hoạt động của từng loại hình website TMĐT. Để hiểu rõ hơn về các mô hình hoạt động của website TMĐT, có thể tham khảo Chương III của Nghị định 52.

Điều 67 quy định về danh sách các website TMĐT khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng. Chúng ta cần lưu ý, không phải cứ có phản ánh là Bộ Công Thương đưa ngay vào danh sách website bị phản ánh. Khoản 2 Điều 67 Nghị định 52 đã ghi rõ "Bộ Công Thương quy định chi tiết về cơ chế tiếp nhận, công bố thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về các website TMĐT quy định tại Khoản 1 Điều này". Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BCT ngày 20/6/2013 quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website TMĐT. Theo nội dung của Thông tư thì "Việc công bố thông tin phản ánh đối với một website thương mại điện tử trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử" (Khoản 4 Điều 24) được thực hiện qua các bước như sau: Website thương mại điện tử có trên 5 ý kiến phản ánh từ các tổ chức, cá nhân khác nhau về một hoặc nhiều hành vi nêu tại Khoản 1 Điều này sẽ nhận được thông báo của Bộ Công Thương yêu cầu hợp tác, giải trình về những ý kiến phản ánh nói trên. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải trình của Bộ Công Thương, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử không phản hồi hoặc không giải trình được về các ý kiến phản ánh, thì website đó sẽ được đưa vào danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật". Như vậy việc có các đối thủ có thể lợi dụng thông tin các website TMĐT vi phạm pháp luật để chơi xấu lẫn nhau, hay cạnh tranh không lành mạnh sẽ được hạn chế tối đa, do việc khai báo phản ảnh còn phải qua một quy trình tiếp nhận, xác minh ý kiến của bên phản ánh cũng như có sự giải trình thỏa đáng của bên sở hữu website TMĐT. Doanh nghiệp có thể yên tâm về sự minh bạch của quy trình này.

Nghị định 52 có riêng Điều 4 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động TMĐT, trong đó bao gồm cả hành vi lợi dụng TMĐT để kinh doanh đa cấp bất chính. Do đó những doanh nghiệp đã và đang hoạt động theo mô hình tương tương tự sẽ phải dừng thực hiện các hành vi này và chọn hướng đi khác phù hợp theo quy định của pháp luật. Nếu vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi đã bị cấm này, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Nghị định 52 ra đời sẽ là cơ sở tạo niềm tin cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng tiến hành các hoạt động về TMĐT. Cùng với một loạt văn bản quy phạm pháp luật khác về công nghệ thông tin, Internet, xử phạt vi phạm hành chính trong thương mại… Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho thương mại điện tử Việt Nam. Hy vọng những quy định cụ thể của Nghị định sẽ bám sát thực tiễn hoạt động thương mại điện tử, hạn chế những hành vi kinh doanh không lành mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và thúc đẩy phát triển TMĐT mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Trần Thanh

(Theo Cổng thông tin điện tử Bộ công thương)