Nghĩa vụ của học sinh THPT

Quyền và nhiệm vụ của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (126.61 KB, 6 trang )

Nhiệm vụ của học sinh trường mầm non
- Đi học đều; Tham gia đầy đủ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục dành cho trẻ em; Thực hiện các quy định của nhà trường.
- Có lời nói, cử chỉ lễ phép, có thói quen vệ sinh văn minh phù hợp lứa
tuổi.
- Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các
hoạt động vui chơi và học tập.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ
và nơi công cộng.
Nhiệm vụ của học sinh trường tiểu học
- Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy
nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học
tập.
- Kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, cán bộ và người lớn tuổi;
đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người tàn tật, khuyết tật.
- Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo
vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực
hiện trật tự an toàn giao thông.
- Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Nhiệm vụ của học sinh trường THCS,THPT và trường PT có nhiều cấp học
- Kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ và cán bộ của nhà trường; đoàn
kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội
quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo
dục của nhà trường;
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi
trường;
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giúp
đỡ gia đình và tham gia công tác xã hội.


- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây
dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Nhiệm vụ của học sinh trường các loại hình trường khác
Học sinh trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Chăm lo rèn luyện, phục hồi chức năng, bảo vệ sức khỏe; thực hiện
nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo chương trình và kế hoạch của cơ
sở giáo dục; tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trườngphù
hợp với khả năng của mình.
- Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục; đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nội quy nhà
trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.
- Báo cáo tình hình sức khỏe, khả năng học tập cho người phụ trách lớp
hoặc đề xuất nhu cầu hỗ trợ đặc biệt.
14. Quyền của học sinh
Người học có những quyền sau đây:
- Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng,
được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;
- Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện
chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian,
học lưu ban;
- Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào
tạo theo quy định;
- Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà
trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;
- Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học
tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị
với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng
nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;

- Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào
các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
Những quy định trong Quy chế thực hiện dân chủ trong trường học
Những việc người học cần được biết là:
- Các chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, của Ngành và
những quy định của nhà trường đối với người học.
- Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà trường hàng năm.
- Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các
khoản đóng góp theo quy định.
- Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn đấu trở thành đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức, các đoàn thể
trong nhà trường.
Và những việc người học được tham gia ý kiến:
- Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến người học.
- Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường
có liên quan đến người học.
Quyền của học sinh trường mầm non
Điều lệ trường mầm non quy định quyền của trẻ em và
chính sách đối với trẻ em, cụ thể:
- Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo
dục mầm non do Bộ GDĐT ban hành. Trẻ em khuyết tật học hòa nhập
theo quy định và được lập kế hoạch giáo dục cá nhân.
- Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không
phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu.
- Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quyền của học sinh trường tiểu học
Điều lệ trường tiểu học quy định quyền của học sinh tiểu học như sau:
- Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương

trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú
nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
- Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương
trình tiểu học theo quy định.
- Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo
những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập
và rèn luyện.
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm
sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh tàn tật, khuyết tật) theo quy
định.
- Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quyền của học sinh THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học
Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học quy định
quyền của học sinh THCS, THPT như sau:
Học sinh có những quyền sau đây:
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo
đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để
học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập
của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt
động học tập, văn hoá, thể thao, thể dục của nhà trường theo quy định;
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền
khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết
định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do
chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp,
học ở tuổi cao hơn tuổi quy định nói tại Điều 37 của Điều lệ này;
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn
học, thể dục, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều
kiện;
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những

học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về
đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt;
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quyền của học sinh các loại hình trường khác
Học sinh các loại hình trường khác được hưởng các quyền lợi dành cho
học sinh trường tương ứng. Học sinh trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết
tật được hưởng các quyền lợi sau:
- Tuổi của người khuyết tật đi học có thể cao hơn tuổi của người học
khác theo quy định của Bộ GDĐT và được quan tâm giúp đỡ để có thể
học hòa nhập.
- Được học tập trong các cơ sở giáo dục phù hợp với trình độ, năng lực;
được tôn trọng và bảo vệ, đối xử bình đẳng trong học tập, trong các
hoạt động văn hóa, thể thao để phát triển khả năng cá nhân; được xét
miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác; được cung cấp thông
tin; được cấp sách giáo khoa, học phẩm, học bổng theo quy định.
- Được miễn giảm một số môn học không thể đáp ứng do tình trạng
khuyết tật gây nên, tùy từng trường hợp cụ thể Hiệu trưởng và Giám
đốc sở GDĐT quyết định việc miễn giảm một số môn học cho người
khuyết tật để tăng cường học tập các môn mà người học có khả năng
đáp ứng tốt và được xét lên lớp hoặc chuyển học tiếp ở lớp cao hơn dựa
trên các môn được học.
- Người khuyết tật có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt, được bố trí tiết dạy cá
nhân ngoài khác hoạt động chung trong lớp học hòa nhập dành cho
người khuyết tật.
- Được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng tuyển sinh vào các
trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và được tạo điều
kiện học tập phù hợp với khả năng đáp ứng tốt nhất.
- Được bố trí ở ký túc xá, hưởng chế độ ưu tiên trong quá trình học tập
và chế độ ưu đãi của Nhà nước. Sau khi tốt nghiệp, hoàn thành các
chương trình đào tạo, người khuyết tật được giới thiệu vào làm việc tại

các cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với sức khỏe và ngành
nghề đào tạo.
- Người khuyết tật có thành tích trong học tập, rèn luyện được tuyên
dương, khen thưởng.
15. Những hành vi học sinh không được làm
Luật Giáo dục quy định người học không được có các hành vi sau đây:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ,
cán bộ của cơ sở giáo dục và người học khác;
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;
- Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong
cơ sở giáo dục và nơi công cộng.
Những qui đinh trong Điều lệ trường các cấp học
Điều lệ trường tiểu học quy định các hành vi học sinh tiểu học không được
làm:
- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác.
- Gian dối trong học tập, kiểm tra.
- Gây rối an ninh, trật tự trong nhà trường và nơi công cộng.
Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học quy định các
hành vi học sinh THCS, THPT không được làm:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ,
cán bộ của nhà trường, người khác và học sinh khác;
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;
- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng;
- Làm việc khác; nghe, trả lời bằng điện thoại di động; hút thuốc, uống
rượu, bia trong giờ học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục của
nhà trường.
- Đánh bạc; vận chuyển, mang đến trường, tàng trữ, sử dụng ma tuý,
hung khí, vũ khí, chất nổ, chất độc; lưu hành, sử dụng văn hoá phẩm
độc hại, đồi truỵ; tham gia tệ nạn xã hội.
Học sinh các loại hình trường khác thực hiện những điều học sinh không

được làm đối với học sinh trường tương ứng.