Ngữ văn lớp 6 các loài chung sống với nhau như thế nào

Các loài chung sống với nhau như thế nào – Ngữ văn Lớp 6 tập 2 [Kết nối tri thức] – bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần trong nội dung chương trình sách Kết nối tri thức

B. Bài tập và hướng dẫn giải Các loài chung sống với nhau như thế nào

Trước khi đọc

1. Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất? Em suy nghĩ gì về việc chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu nói về sự đa dạng của thế giới tự nhiên?

2. Trong số những tài liệu, bộ phim kể về các loài sinh vật mà em đã đọc, đã xem, tài liệu, bộ phim để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao?

Hướng dẫn soạn Các loài chung sống với nhau như thế nào – Ngữ văn Lớp 6 tập 2 [Kết nối tri thức]

1. Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất: 

  • Chương trình Thế giới động vật (kênh VTV2)
  • Animal Plnet (kênh 45): đây là kênh duy nhất dành toàn bộ thời gian để nói về những loài động vật. Thông qua những thước phim tài liệu về thiên nhiên và cuộc sống hoang dã thế giới động vật muôn màu hiện lên đầy chân thực và sống động. 

Chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu để bổ sung kiến thức, sự hiểu biết thực tế về thế giới tự nhiên, về đa dạng sinh học. Từ đó ý thức được vấn đề bảo vệ sự đa dạng sinh học đó.

2. Trong số những tài liệu, bộ phim kể về các loài sinh vật mà em đã đọc, đã xem, tài liệu, bộ phim để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là Những chú chó dũng cảm. Bộ phim kể về hành trình của ba thành viên thuộc đoàn nghiên cứu, gồm Jerry Shepard, bạn thân của anh Cooper và một nhà địa chất người Mỹ Davis McClaren. Họ có một đàn chó kéo xe 8 con để đi lại và vận chuyển. Sau khi xác định có một số vẩn thạch từ sao Hỏa rơi xuống vùng núi Melbourne, Jerry cùng Davis mang theo các thiết bị và đồ đạc hăm hở lên đường. Sau vài giờ lướt tuyết, họ đã tìm được vị trí tảng đá đó nhưng đồng thời nha khí tượng báo tin một cơn bão lớn sắp đổ bộ tới vùng này. Trưởng trạm buộc tất cả phải trở về trước khi quá muộn nhưng Davis muốn dựng trại ở lại nghiên cứu. Một tai nạn xảy ra, anh bị ngã xuống vùng mặt hồ, băng vỡ, anh có nguy cơ bị chết cóng, chính Jerry và đàn chó đã cứu sống Davis. Sau đó họ trở lại trạm chuẩn bị rời khỏi Nam Cực, đau lòng nhìn đàn chó bị bỏ lại. Jerry muốn cứu chúng nhưng đề nghị của anh bị gạt bỏ.

Sau khi đọc – Trả lời câu hỏi

1. Những con số, dữ liệu nào trong đoạn (2) (Theo ước tính….lẫn nhau của muôn loài) thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái đất?

2. Đoạn (3) (Các loài động vật…riêng từng loài) đã nói gì về sự đa dạng của quần xã sinh vật?

Hướng dẫn soạn Các loài chung sống với nhau như thế nào – Ngữ văn Lớp 6 tập 2 [Kết nối tri thức]

1. Những con số, dữ liệu trong đoạn (2) (Theo ước tính….lẫn nhau của muôn loài) thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái đất:

Trái đất có khoảng trên 10.000.000 loài sinh vật, bao gồm cả thực vật và động vật.

Hiện nay, con người mới chỉ biết được khoảng trên 1.400.000 loài. Trong đó, có trên 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật

2. Đoạn (3) (Các loài động vật…riêng từng loài) đã nói về sự đa dạng của quần xã sinh vật. Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã. Ttrong những bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.

3. Nêu những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài. Theo em việc thiên nhiên duy trì trật tự ấy có ý nghĩa như thế nào?

4. Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong từng quần xã sinh vật sẽ bị ảnh hưởng ra sao?

Hướng dẫn soạn Các loài chung sống với nhau như thế nào – Ngữ văn Lớp 6 tập 2 [Kết nối tri thức]

3. Những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài:

  • Dựa vào tính chất của loài trong quần xã: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng
  • Dựa vào mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng. Quan hệ hỗ trợ gắn liền với việc chia sẻ cùng nhau cơ hội sống. Quan hệ đối kháng được biểu hiện qua việc cạnh tranh, kí sinh), ăn thịt lẫn nhau. 

Việc thiên nhiên duy trì trật tự ấy tồn tại song song của các quan hệ đó, thiên nhiên đã tạo nên một sự cân bằng tuyệt hảo, đảm bảo cho loài nào cũng có được “chỗ đứng dưới mặt trời; cũng có đủ điều kiện để sinh trưởng. Như vậy, có một nhịp điệu chung trong quá trình tiến hoá của các loài, mà sự sinh sôi mạnh mẽ hay suy giảm số lượng của loài này dẫn sự phát triển theo hướng nhiều thêm hay bớt đi tương ứng của loài kia.

4. Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sẽ không có sự cân bằng trong từng quần xã. Các loài sẽ bị ăn thịt lẫn nhau, gây ra tình trạng mất cân bằng giữa từng loài, hoặc có những loài sẽ bị diệt vong. 

5. Theo em, đoạn nào trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả?

6. Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc?

7. Con người có thể làm gì để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật?

Hướng dẫn soạn Các loài chung sống với nhau như thế nào – Ngữ văn Lớp 6 tập 2 [Kết nối tri thức]

5. Theo em, đoạn “Trên Trái đất….thế giới đẹp đẽ này” trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả.

6. Sự đặc sắc trong cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này là: Cả đoạn mở đầu và kết thuc, tác giả đều nêu vấn đề bằng cách đề cập đến bộ phim hoạt hình Vua Sư tử và nhắc lại câu nói “Tất cả chúng ta đều thuộc về vòng đời bất tận”. “Một câu nói cho thấy sự am hiểu bản chất cuộc sống và sự ứng xử khôn ngoan với đời sống của muôn loài.

7. Những việc con người có thể làm để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật: Trồng cây gây rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm và hoang dã, các loại sinh vật biển, cải thiện hồ chứa nước,…

Viết kết nối với đọc

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với chủ đề: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài đều cần thiết cho nhau. 

Hướng dẫn soạn Các loài chung sống với nhau như thế nào – Ngữ văn Lớp 6 tập 2 [Kết nối tri thức]

Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài đều cần thiết cho nhau. Vì thế, một trong những vấn đề nóng được quan tâm là cách để giúp trẻ có nhận thức của riêng mình về những thảm họa môi trường và việc bảo vệ các loài sinh vật mà trái đất đang phải đối diện. Hàng ngày, bố mẹ cùng trò chuyện và thực hành với trẻ các hoạt động nho nhỏ và ý nghĩa. Đối với trẻ nhỏ, tiếp cận bằng hình ảnh và câu chuyện luôn là một cách hiệu quả để giúp trẻ có ấn tượng và ghi nhớ sâu sắc về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của các loài sinh vật trên Trái đất. Vì thế, những bộ phim ngắn hay những cuốn sách về các loài sinh vật chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bố mẹ khi trò chuyện và thực hành cùng con.

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.

Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

Ngữ văn lớp 6 các loài chung sống với nhau như thế nào

Your browser isn’t supported anymore. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

  • Ngữ văn lớp 6 các loài chung sống với nhau như thế nào
  • Ngữ văn lớp 6 các loài chung sống với nhau như thế nào
  • Ngữ văn lớp 6 các loài chung sống với nhau như thế nào
  • Ngữ văn lớp 6 các loài chung sống với nhau như thế nào
Remind me later

Chào bạn Ngữ văn lớp 6 trang 82 sách Kết nối tri thức tập 2

Download.vn xin cung cấp bài Soạn văn 6: Các loài chung sống với nhau như thế nào?, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 6 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Soạn văn 6: Các loài chung sống với nhau như thế nào?

Câu 1. Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất? Em suy nghĩ gì về việc chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu nói về sự đa dạng của thế giới tự nhiên?

  • Một số chương trình như: Thế giới động vật, Khám phá thế giới…
  • Việc thường xuyên tìm hiểu các tài liệu nói về sự đa dạng của thế giới tự nhiên là vô cùng cần thiết.

Câu 2. Trong số những tài liệu, bộ phim kể về các loài sinh vật mà em đã đọc, đã xem, tài liệu, bộ phim để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao?

Một số bộ phim kể về các loài sinh vật như: Vua sư tử, Chú chuột đầu bếp, 101 chú chó đốm…

2. Đọc văn bản

Câu 1. Số lượng các loài sinh vật hiện tồn tại trên Trái Đất và số lượng loài đã được con người nhận biết.

  • Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, trên Trái Đất hiện có khoảng: 10.000.000 loài sinh vật.
  • Hiện nay con người mới chỉ nhận biết được khoảng 1.400.000 loài, trong đó có hơn 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật.

Câu 2. Những nhân tố gây ảnh hưởng đến sự đa dạng ở từng quần xã.

Sự đa dạng của từng quần xã phụ thuộc vào sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt và mức độ thay đổi của các yếu tố vật lí - hóa học của môi trường.

Câu 3. Trật tự trong cuộc sống của muôn loài được thể hiện như thế nào?

- Loài ưu thế (như cây thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh.

- Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã.

- Ngoài những điều kể trên, trật tự này còn được thể hiện ở sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất.

Câu 4. Những bước tiến vượt bậc của nhận loại có ảnh hưởng đến cuộc sống muôn loài không?

  • Sự cân bằng trong đời sống muôn loài ít nhiều bị xáo trộn, phá vỡ.
  • Thêm vào đó những yếu tố vô sinh của môi trường cũng phải chịu những tác động xấu.

3. Sau khi đọc

Câu 1. Những con số, dữ liệu nào trong đoạn (2) (Theo ước tính....lẫn nhau của muôn loài) thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái đất?

  • Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, trên Trái Đất hiện có khoảng: 10.000.000 loài sinh vật.
  • Hiện nay con người mới chỉ nhận biết được khoảng 1.400.000 loài, trong đó có hơn 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật.

Câu 2. Đoạn (3) (Các loài động vật… riêng từng loài) đã nói gì về sự đa dạng của quần xã sinh vật?

Mỗi quần xã sinh vật là một thế giới riêng không giống với những quần xã khác. trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.

Câu 3. Nêu những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài. Theo em việc thiên nhiên duy trì trật tự ấy có ý nghĩa như thế nào?

- Loài ưu thế (như cây thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh.

- Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã.

- Ngoài những điều kể trên, trật tự này còn được thể hiện ở sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất.

=> Việc duy trì trật tự trong đời sống muôn loài sẽ giúp duy trì cân bằng sinh thái.

Câu 4. Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong từng quần xã sinh vật sẽ bị ảnh hưởng ra sao?

Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong từng quần xã lập tức bị phá vỡ.

Câu 5. Theo em, đoạn nào trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả?

Đoạn văn thể hiện: “Trên Trái Đất, con người cũng chỉ là… thế giới đẹp đẽ này”.

Câu 6. Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc?

Đoạn mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin bắt đầu bằng một bộ phim hoạt hình nói về thế giới loài vật “Vua sư tử”. Từ đó đặt ra vấn đề chính của văn bản, giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn hơn.

Câu 7. Con người có thể làm gì để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật?

  • Bảo vệ môi trường sống của các sinh vật.
  • Nghiêm cấm các hành vi săn bắt trái phép các sinh vật…

4. Viết kết nối với đọc

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) với chủ đề: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài đều cần thiết cho nhau.

Gợi ý:

Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, Trái Đất hiện có khoảng 10.000.000 loài sinh vật. Nhưng hiện nay con người mới chỉ nhận biết được khoảng 1.400.000 loài, trong đó có hơn 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật. Điều này cho thấy sự đa dạng của các loài. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được quyền phá vỡ sự đa dạng đó. Bởi không có gì là tồn tại mãi mãi, hay vô tận. Và con người cũng chỉ là một loài sinh vật, tồn tại và phát triển phụ thuộc vào các loài khác. Bởi vậy, chúng ta hãy bảo vệ muôn loài để hành tinh này mãi đẹp đẽ.

Xem thêm Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài đều cần thiết cho nhau

Cập nhật: 05/03/2022