Người lớn ăn nhiều trứng gà có tốt không

♦ Làm giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa: Lợi ích này do protein trong lòng đỏ trứng, chẳng hạn như phosvitin, có thể làm giảm số lượng các hợp chất trong cơ thể gây viêm.

♦ Tăng cường hệ thống miễn dịch: Một số hợp chất gọi là glycopeptide sunfat có trong màng của lòng đỏ trứng. Chúng kích thích sản xuất đại thực bào, là các tế bào trong hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.

♦ Ăn lòng đỏ trứng gà có tác dụng gì? Hạ huyết áp: Lòng đỏ có chứa một số hợp chất gọi là peptide. Theo nghiên cứu, chất này làm giảm huyết áp đáng kể ở chuột. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch.

♦ Giảm nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lòng đỏ chứa rất nhiều lutein và zeaxanthin. Chúng giúp chống lại đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, hai vấn đề về mắt phổ biến thường phát triển sau 55 tuổi.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã không kiểm tra tác động của lòng đỏ trứng đối với con người. Họ chỉ thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc trên động vật. Do đó, tác dụng của lòng đỏ trứng gà có thể không có hiệu quả ở người.

Các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu khám phá tiềm năng của các chất kích thích miễn dịch khác nhau gọi là immunoglobulin, có trong lòng đỏ trứng.

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2017 cho thấy chuột cái ít có khả năng bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori – vi khuẩn thường gây nhiễm trùng đường ruột – sau khi sử dụng thuốc chống VacA IgY, một loại globulin miễn dịch trong lòng đỏ trứng.

Có thể bạn quan tâm: Bạn sẽ có được 7 lợi ích sức khỏe này khi ăn trứng gà

Lòng đỏ trứng có hại không?

Năm 1961, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người tiêu dùng nên hạn chế tiêu thụ cholesterol trong mỗi bữa ăn, vì đây là nguyên nhân của các bệnh về tim mạch. Lòng đỏ trứng cung cấp lớn lượng cholesterol. Do đó, để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, mọi người cần hạn chế ăn lòng đỏ.

Nguyên quả trứng (tính luôn cả lòng đỏ) 100g có thể chứa 422mg cholesterol. Trong khi đó, mỗi người chỉ nên tiêu thụ 300mg cholesterol/ngày. Do đó, trứng nói chung và lòng đỏ – nguồn cung cấp cholesterol chủ yếu của quả trứng nói riêng, trở thành một loại thực phẩm không lành mạnh theo các khuyến cáo y tế trong giai đoạn đó.

Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây, các tổ chức sức khỏe ở nhiều nước đã dần bỏ đi những khuyến cáo về việc giới hạn lượng cholesterol nạp vào cơ thể mỗi ngày. Theo cách giải thích mới, gan chúng ta mỗi ngày đều sản xuất ra cholesterol vì đó là một chất cần cho cơ thể. Nếu chúng ta ăn những thực phẩm giàu cholesterol thì gan sẽ sản xuất ít cholesterol hơn. Ngược lại, nếu chúng ta tiêu thụ ít cholesterol thì gan sẽ phải làm việc nhiều hơn để sản xuất chất này.

Ngoài ra, cholesterol không phải hoàn toàn xấu. Đây là một chất cần thiết tham gia vào quá trình:

  • Sản xuất vitamin D.
  • Sản xuất các hormone nội tiết tố như estrogen, progesterone, testosterone.
  • Sản xuất axit mật giúp phân giải các chất béo.

Trong mỗi màng tế bào của cơ thể chúng ta đều có sự hiện diện của cholesterol. Do đó, việc loại bỏ hoặc hạn chế lượng cholesterol vào cơ thể mỗi ngày không còn thật sự cần thiết nữa.

Có thể bạn quan tâm: Nho khô có tác dụng gì mà nhiều người thích ăn khi giảm cân đến thế?

So sánh lòng trắng và lòng đỏ trứng

Trong khi lòng đỏ của một quả trứng kích thước tiêu chuẩn chứa 2,7g protein thì lòng trắng cung cấp tới 3,6g protein. Tuy nhiên, mặc dù lòng trắng cung cấp lượng protein lớn hơn nhưng các dưỡng chất và vitamin tan trong dầu lại chủ yếu nằm trong lòng đỏ. Một nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng vitamin D có trong lòng đỏ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Bên cạnh những khoáng chất, năng lượng và vitamin kể trên thì lòng đỏ còn bao gồm nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của người dùng mà lòng trắng không có hoặc có ít như:

  • Phospholipid – 1 chất béo quan trọng trong việc hình thành màng bảo vệ tế bào. Phospholipid mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, việc trao đổi chất trong cơ thể cũng như hỗ trợ chức năng nhận thức và trí nhớ, giúp chống lại căn bệnh Alzheimer.
  • Chất chống oxy hóa.

Có lẽ những giải đáp trên đã trả lời cho câu hỏi: ăn lòng đỏ trứng gà có tác dụng gì. Những nghiên cứu cho thấy việc ăn nguyên quả trứng sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn so với việc chỉ ăn lòng trắng mà bỏ qua lòng đỏ hoặc ngược lại. Trong trường hợp cần phải lựa chọn giữa hai loại thì có vẻ lòng đỏ sẽ có ưu thế hơn hẳn với lượng vitamin và khoáng chất mà nó cung cấp cho cơ thể chúng ta.

Trứng rất tốt cho sức khỏe, đấy là khi ăn đúng và đủ. Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng nên hạn chế ăn trứng vì có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Ăn trứng nào?

- Trứng gà: Trứng gà là loại trứng phổ biến nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất. Trong trứng gà có hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng quý cho sức khỏe như: phôtpho, kẽm, kali, canxi và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, D, E, B1, B2, D. Đặc biệt trong một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản cần thiết cho sức khỏe.

- Trứng vịt: Với kích thước gấp 30% so với trứng gà nhưng lượng calo trong trứng vịt cao gấp đôi trứng gà. Các amino axit trong hai loại trứng này tương tự nhau nhưng ở trứng vịt có chứa nhiều hơn về số lượng.

So với trứng gà thì trứng vịt có hàm lượng các chất như sau: Tinh bột, khoáng chất tương đương; lượng protein cao hơn; chất béo bão hòa và không bão hòa cao hơn; thành phần cholesterol cao hơn. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.

- Trứng cút

Mặc dù có kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với trứng gà và trứng vịt nhưng trứng cút lại giàu dưỡng chất, ít chất béo hơn so với trứng gà và trứng vịt. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axit, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt.

Trứng cút rất thích hợp cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi (là đối tượng dễ có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm). Hơn thế nữa, trứng cút còn rất có lợi trong quá trình phát triển trí não của bé.
 

Người lớn ăn nhiều trứng gà có tốt không


Ăn bao nhiêu là đủ?

Lượng trứng ăn trong một tuần còn tùy theo từng nhóm đối tượng.

- Trẻ em: Trẻ nên ăn trứng gà vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho trẻ no lâu.

Bé 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 1-2 lần/tuần. Bé 1-2 tuổi ăn 2 quả/tuần. Trẻ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 quả/tuần.

Các bậc cha mẹ có thể cho bé ăn khoảng 3-4 quả trứng cút mỗi ngày mà không lo bé bị dị ứng.

- Người lớn: Người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần dù là trứng gà hoặc trứng vịt. Ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết chất dinh dưỡng, khi bị đào thải ra ngoài sẽ rất lãng phí.

- Phụ nữ mang thai: Người đang mang thai ăn nhiều trứng gà quá cũng không tốt, bởi nó sẽ gây ra những rắc rối về đường ruột. Cho nên người mang thai chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 quả/tuần.

Những người nên hạn chế ăn trứng

Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nhưng không phải ai cũng nên ăn trứng vì cholesterol trong trứng sẽ có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu. Những nhóm đối tượng sau nên hạn chế ăn trứng:

- Những người bị mắc bệnh gan
- Người bị tăng mỡ máu
- Người bị bệnh tim mạch
- Người bị cao huyết áp
- Người bị tiểu đường...

Những người hay bị dị ứng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì trong trứng cũng có chất gây dị ứng.

Lưu ý khi ăn trứng

- Chỉ ăn trứng đã nấu chín kỹ: Trứng gà, trứng vịt hay trứng cút đi chăng nữa thì khi chưa nấu chín kĩ (như trứng chần, trứng tráng sơ qua...) sẽ có hàm lượng dinh dưỡng thấp và khiến cơ thể khó tiêu hóa. Hơn nữa, trứng chưa chín kĩ sẽ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng, ví dụ như vi khuẩn salmonella.

- Ăn trứng luộc là bổ dưỡng nhất: Trứng luộc có khả năng bảo toàn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cả so với các loại trứng được chế biến kiểu khác.

- Ăn trứng chậm rãi: Ăn trứng chậm rãi mới đảm bảo hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa tốt, tránh bị nghẹn khi ăn.