Nguyên nhân chân tóc yếu

Tóc có cấu tạo gồm 2 phần: chân tóc và thân tóc. Trong đó, chân tóc là yếu tố quyết định sức khỏe của từng sợi tóc trên da đầu. Do vậy, khi chân tóc yếu sẽ gây nên hàng loạt các vấn đề về tóc như gãy rụng, tóc thô cứng, chẻ ngọn, tóc mỏng,…Nhưng chân tóc yếu là do đâu? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân này.

Mục lục

  • Tìm hiểu về chân tóc
  • Nguyên nhân khiến chân tóc bị yếu
    • 1. Tuổi tác
    • 2. Do sử dụng thuốc
    • 3. Do sự thay đổi nội tiết tố
    • 4. Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt và hóa chất
    • 5. Do chế độ dinh dưỡng thiếu chất
    • 6. Do chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo
    • 7. Do mắc một số bệnh lý về da đầu
    • 8. Do mắc bệnh lý trong cơ thể
    • 9. Do thói quen buộc tóc quá chặt
    • 10. Do một số nguyên nhân khác

Nguyên nhân chân tóc yếu

Chân tóc hay nhiều người thường gọi là nang tóc, đây là phần nằm dưới da đầu có hình bầu chén. Trong mỗi nang tóc có rất nhiều mạch máu nhỏ, dính chặt với da đầu giúp nuôi dưỡng tóc nhờ vận chuyển các chất dinh dưỡng theo mạch máu. Do vậy, nang tóc là “phần sống” của tóc kích thích tóc phát triển mọc dài.

Khi chúng được cung cấp, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất sẽ đảm bảo sự khỏe mạnh, hạn chế những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài khiến tóc bị tổn thương.

Ngược lại, nếu nang tóc và vùng da đầu bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, quá trình lưu thông máu không diễn ra thuận lợi khiến các nang tóc bị ảnh hưởng, hoạt động “bám chặt” vào da đầu bị suy giảm khiến chân tóc yếu và dễ gãy rụng.

Tham khảo: Rụng tóc cần làm những xét nghiệm gì?

Nguyên nhân khiến chân tóc bị yếu

Chân tóc yếu là lý do khiến cho lượng tóc rụng mỗi ngày của bạn tăng lên rất nhiều, lâu dần có nguy cơ hói đầu rất cao ảnh hưởng đến thẩm mỹ đồng thời khó có cơ hội hồi phục. Do vậy, biết được nguyên nhân khiến chân tóc yếu để có biện pháp phòng ngừa là cần thiết. Một số lý do khiến cho chân tóc yếu có thể kể đến như:

1. Tuổi tác

“Sinh, lão, bệnh, tử” là quy luật gần như ai cũng phải trải qua. Tuổi tác càng cao sẽ khiến các bộ phận trong cơ thể bị suy giảm chức năng, trong đó có cả tóc. Chân tóc cũng trở nên yếu và dễ gãy rụng hơn khi họ già đi.

Cơ thể chúng ta được tạo nên từ vô số tế bào khác nhau, mỗi tế bào thực hiện một chức năng riêng và có chu kỳ sinh trưởng của nó. Chúng liên tục được hình thành, phát triển và chết đi theo thời gian. Vậy nhưng, khi lớn tuổi số lượng các tế bào chết nhanh hơn số lượng tái tạo do đó các bộ phận sẽ dần bị lão hóa. Xương dần yếu đi, da trở nên mỏng và nhăn nheo. Quá trình này xảy ta tương tự với tóc. Da đầu khi đó tiết ít dầu hơn, chu kỳ phát triển của tóc bị rút ngắn lại khiến cho chân tóc bị yếu và gây ra tình trạng gãy rụng.

2. Do sử dụng thuốc

Nguyên nhân chân tóc yếu

Khi sử dụng thuốc, xảy ra phản ứng giữa cơ thể và các thành phần có trong thuốc khiến sự phát triển của chân tóc bị ảnh hưởng, nhất là trong giai đoạn thoái hóa. Các chân tóc bị ảnh hưởng sẽ phát triển không bình thường, yếu hơn và dễ gãy rụng.

Một số thuốc gây ra tình trạng này bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị ung thư, thuốc chống đông máu, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chữa bệnh gout và thuốc tuyến giáp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tóc sẽ mọc trở lại nếu chân tóc còn “sống” sau khi dừng sử dụng thuốc.

3. Do sự thay đổi nội tiết tố

Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng như nam giới ở độ tuổi trung niên. Do ở những đối tượng này, i tiết tố trong cơ thể dễ bị rối loạn, hormone Dihydrotestosterone (DHT) được tổng hợp nhiều hơn. Đây là hormone androgen được sản xuất bởi tuyến sinh dục. Khi DHT gắn vào các nang tóc khiến chúng co lại, làm chậm quá trình phát triển của tóc, thậm chí khiến tóc không mọc được nữa. Lớp màng bảo vệ da đầu dần dày lên khiến nang tóc không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, suy yếu dần. Từ đó, tóc trở nên yếu hơn, gãy rụng nhiều hơn và khó mọc trở lại.

4. Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt và hóa chất

Nguyên nhân chân tóc yếu

Thay đổi kiểu tóc, nhuộm tóc,…có thể khiến các chị em tự tin hơn và làm mới bản thân. Tuy nhiên, các hóa chất có trong thuốc nhuộm, tẩy tóc cũng như các sản phẩm tạo kiểu có thể khiến lớp ngoài của tóc bị hỏng và khiến tóc trở nên yếu hơn. Lớp ngoài hay còn gọi là lớp biểu bì của tóc có vai trò như là một hàng rào bảo vệ từng sợi tóc. Do vậy, khi lớp biểu bì này tổn thương cũng khiến cho chân tóc yếu và dễ gãy rụng hơn.

Ngoài ra, các thiết bị tạo kiểu như máy uốn, máy duỗi và máy sấy thường có lượng nhiệt khá cao khiến cho phần ngọn tóc bị khô xơ, chẻ ngọn. Hơn nữa, nếu bạn kéo mạnh ảnh hưởng đến chân tóc, nang tóc dần yếu đi và gãy rụng nhiều hơn.

Nguyên nhân là do lượng nhiệt thoát ra quá nóng khiến chất sừng keratin bao bọc bên ngoài chân tóc bị mất đi, không có lớp màng bảo vệ nên nang tóc dễ bị tổn thương, trở nên giòn và gãy rụng hơn bình thường.

Theo thời gian, nếu không được phát hiện và chăm sóc kịp thời số lượng tóc rụng nhiều có thể dẫn đến tình trạng hói đầu. Do vậy, cần lưu ý kỹ để nuôi dưỡng và bảo vệ mái tóc của mình tốt hơn nhé.

5. Do chế độ dinh dưỡng thiếu chất

Không chỉ ảnh hưởng không tốt với sức khỏe cơ thể, chế độ dinh dưỡng không hợp lý còn là nguyên nhân khiến cho chân tóc yếu và gãy rụng nhiều hơn. Bởi, chế độ ăn uống nghèo nàn không đủ chất dinh dưỡng khiến các bộ phận trong cơ thể không thực hiện đúng chức năng của mình sức khỏe toàn diện không được đảm bảo, nhất là sức khỏe mái tóc. Do vậy khiến các nang tóc ngày càng bị teo lại, tổn thương nhiều hơn và gây ra một số tình trạng như gãy rụng, khô xơ,…

Để đảm bảo độ chắc khỏe, dẻo dai và óng mượt cho mái tóc bạn cũng cần tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như collagen, vitamin B, C và sắt cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác.

6. Do chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo

Nguyên nhân chân tóc yếu

Chất lượng giấc ngủ là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thúc đẩy sự trao đổi chất cũng như quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó, để bảo vệ sức khỏe toàn diện và các cơ quan chức năng cơ thể thực hiện chức năng tốt nhất thì giấc ngủ cũng cần được đảm bảo chất lượng. Mỗi ngày nên ngủ từ 7 – 8 tiếng, tránh tình trạng thức khuya ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như mái tóc.

Nếu có những thói quen không tốt ảnh hưởng đến giấc ngủ, các cơ quan bộ phận sẽ có xu hướng mệt mỏi, chức năng bị suy giảm. Như vậy sẽ phát sinh một số vấn đề như căng thẳng, stress, kém tập trung, thiếu máu, rối loạn nội tiết tố và rụng tóc nhiều hơn.

7. Do mắc một số bệnh lý về da đầu

Các bệnh lý về da đầu cũng là nguyên nhân khiến cho chân tóc yếu dần đi, hay gặp nhất là viêm da đầu. Nguyên nhân gây bệnh là do nấm kí sinh da đầu hay vi khuẩn gây nên. Bệnh khiến các nang tóc bị viêm, yếu dần đi và nhanh chóng gãy rụng. Viêm da đầu cũng là nguyên nhân khiến tóc và da đầu gặp hàng loạt những vấn đề như rụng tóc, da đầu khô, khó chịu ngứa ngáy và nhạy cảm. Đặc biệt, khi xuất hiện gàu cùng các lớp vảy bong tróc khiến da đầu bị tổn thương do hành động gãi ngứa.

8. Do mắc bệnh lý trong cơ thể

Thông thường, những bệnh lý về tuyến giáp là nguyên nhân khiến cho da đầu bị tổn thương, các tế bào da đầu bị suy giảm chức năng khiến nang tóc yếu hơn và lượng tóc rụng mỗi ngày sẽ tăng lên.

Bệnh lý về tuyến giáp hay gặp là suy giáp – là tuyến giáp bị suy giảm chức năng. Nếu bệnh không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hormone sản sinh ở cơ quan này, không đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này khiến nội tiết tố trong cơ thể rối loạn và khiến tóc rụng nhiều hơn.

9. Do thói quen buộc tóc quá chặt

Nguyên nhân chân tóc yếu

Tóc buộc quá chặt sẽ khiến cho phần chân tóc bị kéo căng, lâu dần sẽ khiến các nang tóc bị tổn thương và trở nên yếu hơn. Không chỉ vậy, thói quen này còn hình thành những nếp gấp trên sợi tóc ngay tại chỗ buộc khiến tóc dễ gãy rụng ngay tại vị trí đó. Điều này khiến cho tóc khó giữ được độ suôn mượt và mềm mại như mong muốn.

10. Do một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những lý do trên, chân tóc yếu còn do một số ảnh hưởng từ một số tác nhân từ bên ngoài như:

  • Tóc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Chải đầu lúc tóc còn ướt hay chải tóc quá mạnh khiến tóc và da đầu bị tổn thương.
  • Đi ngủ khi tóc chưa khô,…

Bài viết trên là tổng hợp toàn bộ nguyên nhân khiến cho nang tóc trở nên yếu hơn bình thường. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc tìm ra được nguyên nhân khiến cho chân tóc mình bị yếu để từ đó có phương pháp khắc phục hiệu quả nhất, giúp bạn nhanh chóng sở hữu mái tóc khỏe mạnh và suôn mượt hơn.

Tham khảo: Rụng tóc androgen: triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa.

Chân tóc yếu phải làm sao?

Sử dụng lược có lông mềm hoặc lông tự nhiên để chân tóc không bị tổn thương do lực kéo. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ba đến bốn lần trong một tuần. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm mức độ căng thẳng và do đó, gián tiếp giúp cơ thể duy trì mái tóc và cơ thể khỏe mạnh.

Chân tóc yếu thiếu chất gì?

Chân tóc yếu do thiếu khoáng chất Khoáng chất cũng rất cần thiết cho tóc của bạn. Đặc biệt: Kẽm: đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng tăng mức độ dihydrotestosterone (DHT) và gây rụng tóc.

Tại sao chân tóc ngắn?

Chân tóc yếu dễ rụng có thể là hậu quả từ chế độ ăn uống thiếu khoa học, nghèo nàn dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc do thường xuyên sử dụng nhiều hóa chất lên tóc, thói quen dùng các thiết bị nhiệt, stress, căng thẳng kéo dài… Trong trường hợp không kịp thời xử lý và khắc phục, tình trạng chân tóc yếu, tóc khô xơ ...

Tóc yếu dễ rụng phải làm sao?

Tóc mỏng yếu dễ rụng phải làm sao?.
Ngừng các kiểu buộc tóc sát da đầu. ... .
Hạn chế dùng hóa chất tạo kiểu tóc. ... .
Massage da đầu bằng tinh dầu tự nhiên. ... .
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. ... .
Gội đầu đúng cách. ... .
Làm khô tóc tự nhiên. ... .
Quan tâm đến tóc nhiều hơn. ... .
Tránh các thói quen làm hại tóc..