Nguyên nhân của việc lạm dụng công nghệ

Trong thời kì phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin thì vấn đề nhức nhối nhất hiện nay chính là lạm dụng CNTT của giới .Công nghệ là gì? Là thuật ngữ nói chung chỉ các phương tiện kĩ thuật, máy móc hiện đại. Hiện nay công nghệ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống con người. tuy nhiên lạm dụng CnTT và bị phụ thuộc vào những sản phẩm thông minh này đang là vấn đề đáng báo động. Nhiều bạn trẻ hiện nay đang sử dung điện thoại, máy tính để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi game quá nhiều thời gian. Nguyên nhân chính là do không ý thức được tác hại của việc lạm dụng CNTT. Gia đình ít quan tâm, nhà trường chưa quản lí chặt, xã hội chưa thật sự có trách nhiệm. Hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng,  các bạn trẻ dần xa rời cs thực, khó hòa nhập, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, quan hệ gia đình, xã hội trở nên hời hợt, quá lạm dụng CNTT còn làm cho bản thân thiếu năng động, sáng tạo, nhân cách có thể bị lệch lạc. Chúng ta cần sử dụng CNTT một cách hợp lí, khoa học, cùng lúc với CNTT hãy tham gia các câu lạc bộ, hoạt động xã hội để hòa nhập , gắn kết với cs xung quanh. Bản thân em sẽ là một người sử dụng CNTT một cách thông minh nhất để đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc và cuộc sống.

Bước vào phòng để chờ tôi tư vấn hướng nghệp là một nam sinh đang học lớp 12, rất cao to, trắng trẻo, đẹp trai nhưng không một câu chào hỏi, một nụ cười, một ánh mắt xã giao. Tôi bắt đầu tìm cách hỏi chuyện làm quen cậu ta: "Con đang học lớp mấy?", cậu trả lời cụt ngủn: "12". "Con dự định sang năm đăng ký vào trường gì?" - "Việc đó không quan trọng". "Vậy con mong muốn được trở thành người làm nghề gì mà con yêu thích?" - " Không biết".

Cuộc hội thoại kéo dài và tiếp diễn tương tự như thế, không có sự giao tiếp nào ở đây, chỉ là những câu từ đơn lẻ, không một chút cảm xúc, biểu cảm trong cuộc trò chuyện.

Và sau đó là những ngôn từ rất quen thuộc kể về những tình huống trong game, tôi cứ ngỡ mình đang lạc vào thế giới ảo nào đó của bạn ấy. Hỏi ra thì mới biết, ba mẹ của nam sinh này bận làm ăn, cho con xài điện thoại chơi game suốt ngày và dường như có dấu hiệu của nghiện game, ảo giác.

Ngày nay, khi công nghệ tiến bộ, giúp con người xích lại gần nhau về hình ảnh, kiến thức nhưng cũng dần phá hủy mối liên kết tình cảm, sự gần gũi sẻ chia, đồng cảm, tình yêu thương. Thay vào đó là sự xa cách, con người dễ trở nên lạnh lùng hơn, vô cảm hơn.

Nguyên nhân của việc lạm dụng công nghệ

Con người sẽ trở nên chai lì cảm xúc khi lạm dụng công nghệ?

SHUTTERSTOCK

Đừng dựa dẫm vào công nghệ mà lười suy nghĩ, mất khả năng sáng tạo

Khi có giao tiếp, tiếp xúc giữa con người với nhau, chúng ta sẽ có sợi dây liên kết tình cảm, giúp gia tăng sự giao thoa cảm xúc, có sự yêu thương.

\n

Khi con cái chúng ta cầm điện thoại suốt ngày, đắm chìm vào thế giới ảo, sống ảo với nó, não bộ của chúng dần thích nghi và quen với cái ảo giác ấy đến khi ra đời thật sẽ khó thoát khỏi cảm giác ảo mà chúng đang tham gia. Các game, các loại video ngắn trên TikTok, Facebook… là những tác nhân vô cùng ghê gớm.

Cảm xúc con người phải bằng cả 5 giác quan chứ không chỉ là hình ảnh và âm thanh, đặc biệt là sự giao cảm. Do đó, những video ngắn khi xem lâu sẽ có cảm giác giải trí rất nhanh nhưng lại làm cho cảm xúc thay đổi liên tục trong vài phút. Điều này làm cho thông minh cảm xúc của con người chưa kịp thích nghi đã thay đổi, lâu ngày sẽ bị chai lì, ít nhạy hơn. Như vậy bạn sẽ khó có thể làm việc với nhau, với đồng đội; chưa kể đến sự trầm cảm, ngại giao tiếp.

Nguyên nhân của việc lạm dụng công nghệ

Đừng quá lạm dụng về công nghệ, điều đó sẽ dễ khiến chúng ta bị chai lì cảm xúc

shutterstock

Bất cứ cái gì cũng có 2 mặt, công nghệ là bước tiến bộ rất đáng kể của con người, giúp chúng ta giảm bớt sự lao động cơ bắp, chân tay, gia tăng về của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, không biết cách sử dụng nó, chúng sẽ trở thành những mối nguy hại lớn cho con người, biến chúng ta thành nô lệ của công nghệ.

Khi lạm dụng công nghệ, trí não chúng ta sẽ lười đi, lười tư duy sáng tạo, chỉ biết cách sử dụng chúng. Do đó, khi ứng dụng công nghệ vào đời sống, bạn trẻ phải hết sức tỉnh táo, dành nhiều thời gian học tập, lao động để sản xuất ra giá trị gia tăng cho xã hội. Đừng dựa dẫm vào công nghệ mà lười suy nghĩ để rồi một ngày nào đó chúng ta mất chức năng sáng tạo của não bộ.

Cha mẹ cũng đừng chiều chuộng con cái quá mức để trẻ chỉ biết ăn và ngủ cùng điện thoại. Từ đó, mất dần hết sự thông minh cảm xúc, ảo tưởng về bản thân, khó thoát ra khỏi những ảo giác vì suốt ngày “đẫm” với các thiết bị công nghệ. Người trẻ, vì thế, đừng bỏ lỡ tương lai vì không thoát ra khỏi thế giới ảo.

Đã bao giờ bạn tự hỏi nếu một ngày không có điện thoại, laptop hay những đồ công nghệ khác, cuộc sống sẽ ra sao? Chúng ta vẫn thường coi công nghệ như một điều thiết yếu của cuộc sống và nghĩ rằng những sự thay đổi đó là do con người. Nhưng có ý kiến cho rằng “Con người từng ngày thay đổi công nghệ nhưng chính công nghệ cũng đang thay đổi cuộc sống con người”. Phải chăng công nghệ đang ngày ngày chi phối, định hướng hành vi, thói quen không chỉ của cá nhân mà cả cộng đồng hay nhiều thế hệ.

Thuật ngữ công nghệ có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, hàm nghĩa về các công cụ, kĩ năng và mưu mẹo của con người trong các hoạt động sống. Ngày nay, công nghệ được xem là hệ thống các phương pháp, công cụ và năng lực giải quyết vấn đề hay quy trình tạo ra sản phẩm (vật thể và phi vật thể). Con người đang ngày càng phát triển công nghệ những cũng đồng thời lệ thuộc và nó, bị nó chi phối. Việc phát triển, biến đổi công nghệ là quy luật tất yếu, khi con người chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn. Công nghệ hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống và đem đến cho chúng ta những lợi ích không thể phủ nhận. Cuộc sống chúng ta ngày một tốt hơn, tiết kiệm sức lao động,… Tuy nhiên, cũng có những ảnh hưởng tiêu cực khi sự lệ thuộc vào công nghệ ngày càng cao. Điều đó dẫn đến việc lười suy nghĩ, lười vận động, những mối quan hệ cũng trở nên lạnh lùng, khô cứng khi đa số lựa chọn việc duy trì việc gặp gỡ, trò chuyện, quan tâm chỉ qua những lời nhắn bằng mạng xã hội. Thế giới công nghệ còn khiến con người dễ rơi vào trạng thái ảo tưởng.

Trong thời đại hiện nay, vẫn cần thiết phát triển công nghệ. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ cần tiết chế, phù hợp. Các cơ quan chức năng cần tăng cường sự quản lý, sử dụng công nghệ để phục vụ cho mục đích lành mạnh, cộng đồng. Và mỗi người cũng cần cân bằng giữa việc sử dụng công nghệ và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, gia đình. Hãy để công nghệ trở thành công cụ một cách phù hợp và hiệu quả với cuộc sống của chúng ta.