Nguyên nhân gây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc mà còn có thể để lại những hậu quả khôn lường. Do chủ quan, nhiều trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn nặng gây khó khăn trong điều trị. Do đó, việc nắm rõ dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh là điều vô cùng cần thiết.

1. Đau thần kinh tọa là bệnh gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể. Nó bắt đầu từ tủy sống thắt lưng, chạy xuống hông, mông và phân nhánh theo hai bên chân xuống tới tận ngón chân.

Đau thần kinh tọa (hay đau dây thần kinh tọa) là tình trạng đau buốt, tê, nóng, rát ở những vùng dây thần kinh tọa đi qua. Căn bệnh này gây ảnh hưởng tới việc cử động, sinh hoạt, hiệu suất làm việc. Nếu bệnh kéo dài, tiến triển nặng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.+

Đau thần kinh tọa là bệnh gì

2. Triệu chứng đau thần kinh tọa

Dấu hiệu đau dây thần kinh tọa rất dễ nhận biết bởi tính đặc trưng về vị trí đau của nó. Dưới đây là các triệu chứng cơ bản:

– Đau vừa đến nặng từ lưng dưới lan tới mông đến chân. Đau tăng lên khi cử động, ngồi. Cơn đau thường chỉ ảnh hưởng tới một bên của thân dưới.

– Tê bì, ngứa, cảm giác như kim châm dọc theo đường dây thần kinh tọa

– Yếu chân, khó cử động

– Trường hợp nặng có thể gây mất cảm giác hoặc mất tự chủ về cử động dọc theo vị trí dây thần kinh tọa

3. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Đi tìm lý do gây bệnh là một trong những yếu tố tiên quyết giúp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một vài nguyên nhân cơ bản:

3.1. Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống giúp tạo nên độ linh hoạt và giảm ma sát khi cơ thể di chuyển. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí thông thường. Nếu đĩa đệm nằm ở cột sống thắt lưng nó sẽ chèn ép lên dây thần kinh tọa. Từ đó gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa.

Thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh tọa

Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân phổ biến

3.2. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, lối sống thiếu khoa học hiện nay khiến căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Tình trạng này sẽ gây kích thích và sưng dây thần kinh tọa. Do đó, đau thần kinh tọa là điều khó tránh khỏi.

3.3. Hẹp ống sống thắt lưng

Hẹp ống sống thắt lưng là tình trạng thu hẹp bất thường của ống sống dưới. Nó sẽ gây áp lực lên các phần bên trong nó bao gồm tủy sống và rễ dây thần kinh. Trong đó có rễ dây thần kinh tọa.

Hẹp ống sống thắt lưng gây đau thần kinh tọa

Hẹp ống sống thắt lưng gây áp lực lên rễ dây thần kinh tọa

3.4. Hội chứng cơ hình lê

Cơ hình lê nằm ở vị trí sâu bên trong mông. Cơ này có vai trò kết nối cột sống dưới với xương đùi, chạy qua dây thần kinh tọa. Do đó, nếu cơ hình lê bị co thắt sẽ gây áp lực lên dây thần kinh tọa và gây đau.

3.5. U cột sống

Đây là một tình trạng khá nghiêm trọng. Những khối u có thể xuất hiện ở bên trong hoặc dọc theo tủy sống, dây thần kinh tọa. Khi kích thước của chúng lớn hơn sẽ chèn ép dây thần kinh tọa.

3.6. Chấn thương

Chấn thương tại các vùng có liên quan tới dây thần kinh tọa có thể là nguyên nhân gây bệnh. Các chấn thương có thể xảy ra khi bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông, va đập, té ngã khi sinh hoạt…

4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

Trên thực tế có những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn có thể chủ quan với căn bệnh này.

– Người cao tuổi: Tuổi càng cao các bộ phận càng nhanh lão hóa, suy giảm chức năng.

– Người có đặc thù công việc tạo nhiều áp lực cho phần lưng dưới như hay nâng vật nặng, ngồi lâu trong một tư thế, vặn người đột ngột…

– Bệnh nhân tiểu đường do rối loạn chuyển hóa glucose có thể gây tổn thương dây thần kinh.

– Người nghiện thuốc lá vì khói thuốc có thể gây hạn chế lưu thông máu đến đĩa đệm, gây tăng nguy cơ thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.

– Người béo phì: Trong lượng vượt quá mức cho phép sẽ gây áp lực lên cột sống, làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đau thần kinh tọa

Người béo phì là dối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

5. Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng biến chứng của bệnh đau thần kinh tọa khá nguy hiểm. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Một số biến chứng có thể kể tới như:

– Chân bị mất cảm giác.

– Yếu chi, thậm chí liệt chi vĩnh viễn.

– Mất chức năng ruột hoặc bàng quang (tiểu tiện không tự chủ…).

6. Đau dây thần kinh tọa khi nào gặp bác sĩ?

Một trong các biểu hiện dưới đây là tín hiệu cho thấy bạn cần nhận được sự chăm sóc y tế.

– Đau kéo dài hơn một tuần. Các biện pháp chăm sóc tại nhà không phát huy tác dụng.

– Cơn đau dữ dội và ngày càng tăng nặng. Đau đi kèm tê yếu cơ chân.

– Đau thần kinh tọa sau chấn thương

– Đột ngột mất cảm giác ở phần thân dưới.

– Mất kiểm soát đại tiểu tiện

7. Chẩn đoán

Để xác định bệnh, một số biện pháp sẽ được thực hiện một số biện pháp chẩn đoán dưới đây:

– Hỏi về tiền sử bệnh, chấn thương gặp gần đây, cảm giác về triệu chứng của bệnh nhân.

– Xem xét các dấu hiệu lâm sàng, kiểm tra sức cơ và phản xạ, ngưỡng đau

– Xét nghiệm dẫn truyền xung thần kinh giúp kiểm tra những bất thường đối với dây thần kinh tọa.

– Chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI. Chúng cho thấy những bất thường trong xương khớp, đĩa đệm gây ảnh hưởng tới dây thần kinh.

8. Điều trị đau thần kinh tọa

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đau thần kinh tọa do thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm không thể khỏi hoàn toàn nhưng có một số biện pháp giúp hạn chế tái phát cơn đau.

8.1. Chườm giảm đau thần kinh tọa

Một trong những biện pháp mà bạn có thể áp dụng tại nhà giúp giảm bớt cơn đau một cách tạm thời là chườm nóng hoặc chườm lạnh. Lưu ý là đây chỉ là giải pháp tình thế.

– Chườm lạnh: Bạn có thể dùng túi đá hoặc khăn bọc đá để chườm lên vùng bị đau trong 15 phút vài lần mỗi ngày. Biện pháp này chỉ nên áp dụng trong ngày đầu xuất hiện triệu chứng và trong vòng 48 giờ sau khi gặp chấn thương. Lưu ý là không chườm lên vết thương hở.

– Chườm nóng: Một túi chườm nóng hoặc khăn ấm để chườm lên vị trí đau trong khoảng 15 phút. Nó giúp giãn cơ và giảm đau. Tuy nhiên hãy chú ý tới nhiệt độ để tránh bị bỏng.

Chườm giảm đau thần kinh tọa

Chườm giúp giảm đau tạm thời

8.2. Thuốc Tây trị đau dây thần kinh tọa

Một số loại thuốc có thể được chỉ định để giảm bớt các triệu chứng bệnh. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc dưới hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua dùng hay thay đổi liều so với quy định.

– Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid: Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen …

– Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Amitriptyline

– Thuốc giãn cơ giúp giảm co thắt cơ: Eperisone…

– Thuốc steroid có thể được chỉ định để tiêm vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống.

– Vitamin nhóm B

Thuốc Tây trị đau dây thần kinh tọa

Acetaminophen giúp giảm đau

8.3. Một số bài thuốc Đông y trị đau thần kinh tọa

Đông y đưa ra các bài thuốc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Thầy thuốc đông y sẽ là người bắt mạch, khám và lựa chọn kê thang thuốc phù hợp với từng người bệnh cụ thể.

Thể phong hàn:

  • Cẩu tích 16g
  • Rễ lá lốt, Ngưu tất, Thiên niên kiện, Xuyên khung: mỗi loại 12g
  • Chỉ xác, Quế chi, Trần bì: mỗi loại 8g

Sắc lấy nước uống trong ngày.

Thể thấp nhiệt:

Hoàng bá, Xương truật, Phòng kỉ, Xuyên khung, Ngưu tất: mỗi loại 12g. Sắc lấy nước uống trong ngày.

Thể ứ huyết:

  • Dâm dương hoắc, Kê huyết đằng, Thân cam thảo: mỗi loại 30g
  • Độc hoạt, Tang ký sinh: mỗi loại 15g
  • Hoàng bá, Ý dĩ mộc qua: mỗi loại 12g
  • Ngưu tất, Xương truật, Thổ miết trùng: mỗi loại 10g
  • Tế tân: 6g

Sắc lấy nước uống trong ngày.

Thể phong thấp:

  • Nam tục đoạn, Trinh nữ: mỗi loại 20g
  • Rễ bưởi bung, Kinh giới, rễ cúc tần: mỗi loại 16g
  • Cẩu tích, Đương quy, Bạch thược, Chích cam thảo, Thục địa: mỗi loại 12g
  • Quế chi, Xuyên khung, Rễ lá lốt, Thiên niên kiện, Phòng phong: mỗi loại 10g

Sắc lấy nước uống trong ngày.

Do thoái hóa cột sống:

  • Ý dĩ 16g
  • Đương quy, Đỗ trọng, Thổ phục linh, Ngưu tất: mỗi loại 12g
  • Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong: mỗi loại 8g
  • Cam thảo 6g

Sắc lấy nước uống trong ngày.

8.4. Mẹo dân gian trị đau thần kinh tọa

Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo giúp hỗ trợ giảm đau trong những trường hợp nhẹ. Bạn có thể áp dụng cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà này.

Chườm ngải cứu

Ngải cứu vị đắng, tính ấm, giúp tăng cường lưu thông máu, chống viêm, giảm đau.

  • Lấy 500g ngài cứu rửa sạch, để ráo nước.
  • Rang ngải cứu trên chảo nóng với 50g muối hạn.
  • Đổ hỗn hợp vào khăn xô sạch rồi chườn lên vị trí đau từ 15 – 20 phút. Trong quá trình chườm nếu nguội có thể sao lại để chườm.

Uống nước lá lốt:

Lá lốt có vị ngọt, tính ấm, giúp giảm đau khá tốt.

  • Rửa sạch một nắm lá lốt sau đó giã nhuyễn.
  • Chắt lấy nước uống mỗi ngày một lần.

Sâm ngọc linh:

Sâm ngọc linh là loại sâm đặc hữu của Việt Nam mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa.

  • Rửa sạch sâm ngọc linh rồi thái lát mỏng.
  • Cho vào bình thủy tinh ngâm cùng mật ong nguyên chất.
  • Sau 1 tháng có thể sử dụng. Mỗi lần ăn 2 – 3 lát.

Mẹo dân gian trị đau thần kinh tọa

Chườm ngải cứu sao vàng với muối

8.5. Vật lý trị liệu

Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ xây dựng liệu trình điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Các bài tập, kéo giãn cột sống, xoa nắn mô mềm, laser trị liệu… sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng và giảm áp lực lên dây thần kinh tọa.

8.6. Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cần thiết khi các phương pháp khác tỏ ra không hiệu quả. Người bệnh cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu cơn đau tăng nặng quá sức chịu đựng, rất khó khăn khi vận động, yếu cơ, mất kiểm soát đại tiểu tiện. Theo thống kê có khoảng tư 5 – 10% người mắc bệnh này phải tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật trị đau thần kinh tọa

Phẫu thuật cũng có thể là giải pháp

9. Cách phòng tránh

Một số lưu ý trong sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe có thể hữu ích trong phòng tránh bệnh.

– Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung trái cây, rau xanh, cá có nhiều acid béo lành mạnh … vào khẩu phần hàng ngày. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối, hạn chế rượu bia.

– Giữ cân nặng ở mức cho phép.

– Rèn luyện thể lực đều đặn. Lựa chọn môn thể thao và bài tập phù hợp với thể trạng.

– Không nên đứng, ngồi quá lâu, vặn mình đột ngột. Hãy vận động nhẹ nhàng sau khoảng 30 phút ngồi trong một tư thế. Thiết kế vị trí ngồi hỗ trợ tốt cho lưng dưới, có tay vịn. Khi nâng vật nặng hãy ngồi xổm, giữ lưng thẳng, chỉ uốn cong đầu gối.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đau dây thần kinh tọa để bạn tham khảo. Khi phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh hãy đi thăm khám để được xác định chính xác tình trạng bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan tới căn bệnh này đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.