Nguyên nhân mắt sụp mí

Nhiều người nghĩ rằng tình trạng mắt sụp mí chỉ xảy ra ở những người có tuổi, da mí mắt nhũn nhão dẫn đến sụp xệ. Nhưng bạn có biết rằng sụp mí mắt vẫn có thể xảy ra ở lứa tuổi còn trẻ, hoặc bẩm sinh bị sụp mí. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Phẫu thuật có hỗ trợ gì cho việc khắc phục sụp mí mắt không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ.

Biểu hiện của chứng sụp mí mắt

Sụp mí là khi mắt không mở lớn được, mí mắt che mất một phần con ngươi. Ngoài ra, lông mi có xu hướng hướng xuống dưới, mắt bị mất nếp gấp mi trên. Để kiểm tra xem mắt mình có bị sụp mí không, chúng ta có thể thử lật mi lên, mi không tự quay về vị trí chính là biểu hiện cho việc sụp mí do cơ nâng mi đã yếu hay không còn hoạt động.

Nguyên nhân mắt sụp mí

Nguyên nhân gây sụp mí mắt

Do bẩm sinh

Sụp mí do bẩm sinh chiếm từ 55-75%  nguyên nhân gây sụp mí. Cụ thể do:

– Mắt có biểu hiện bất thường trong quá trình phát triển cơ nâng mi. Vấn đề này có thể tự điều chỉnh sau một thời gian được chăm sóc kĩ lưỡng.

– Tổn thương một phần dây thần kinh chi phối cơ nâng mi trong quá trình mang thai của mẹ.

– Liệt dây thần kinh chi phối các vấn đề về mắt và thị lực. Nguyên nhân này không những gây sụp mí mắt mà còn gây ra các tật khúc xạ về mắt.

Nguyên nhân mắt sụp mí

Các nguyên nhân khác

Sụp mí do các nguyên nhân ngoài bẩm sinh chiếm 25% các ca sụp mí. Có thể kể đến như:

– Tổn thương thần kinh, có thể là hệ quả của tai nạn trong lúc vận động mạnh như chơi thể thao, tạo nên những chấn thương liên quan đến vùng cơ.

– Do nhược cơ: Là nguyên nhân phổ biến thường gặp ở người trẻ, xuất phát từ những thói quen như thức khuya liên tục, chỉ ngủ từ 4-5 tiếng một ngày, tiếp xúc liên tục với màn hình vi tính, dụi mắt khi đau rát hoặc buồn ngủ, vô tình kéo mi mắt trễ xuống và tạo thành nếp, lâu ngày gây sụp mí.

Nguyên nhân mắt sụp mí

Cách khắc phục mắt sụp mí

Đối với sụp mí do nguyên nhân bẩm sinh

Sụp mí do bẩm sinh có thể được khắc phục bằng việc phẫu thuật mí mắt. Việc phẫu thuật phụ thuộc vào sức khỏe người mắc và mức độ ảnh hưởng của sụp mí với thị lực. Một số phương pháp phẫu thuật có thể kể đến như: Cắt một phần da mi phía trước, cắt ngắn cơ nâng mi trên, sử dụng sự hỗ trợ của các cơ lân cận,… Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm địa chỉ uy tín để thực hiện phẫu thuật khắc phục mắt sụp mí một cách an toàn bạn nhé!

Nguyên nhân mắt sụp mí

Đối với sụp mí do các tác động bên ngoài

Tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của việc sụp mí mắt, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khắc phục mắt sụp mí như sụp mí do nguyên nhân bẩm sinh. Thêm vào đó, để khắc phục chứng xệ mi mắt cần chăm sóc da mặt, cụ thể là khóe mắt để giữ cơ nâng mi mắt khỏe mạnh. Cần chú ý khi ra nắng nên thoa kem chống nắng, tránh dụi mắt,… Đặc biệt, nên ngủ đủ giấc để tránh mắt bị thâm quầng cũng như tránh tâm trạng căng thẳng, stress, mệt mỏi.

Sụp mí mắt gây ảnh hưởng không nhỏ cho đôi mắt, đặc biệt là tổng quan toàn khuôn mặt. Đôi mắt được ví như linh hồn để thể hiện sự tự tin của con người. Do đó, người bị sụp mí mắt sẽ bị hạn chế nhiều vấn đề và khiến họ không được hoàn hảo.

1. Phân loại sụp mí mắt theo nguyên nhân chính

Có 3 nguyên nhân chính được cho là cốt lõi dẫn đến tình trạng sụp mí mắt. Dựa vào nguyên nhân, tình trạng có thể giúp cho bác sĩ đưa ra kết luận và giải pháp phù hợp nhất để cải thiện khắc phục tình trạng này.

1.1. Sụp mí mắt do yếu tố di truyền trong gia đình

Tình trạng sụp mí mắt bẩm sinh không phải là hiếm gặp. Có một số đối tượng khi sinh ra mắt đã sụp xuống và phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, một số khác lại dần sụp mí khi trưởng thành.

Nguyên nhân mắt sụp mí

Sụt mí mắt xuất hiện mất đi tính thẩm mĩ

Với người mắc chứng sụp mí mắt bẩm sinh, mí trên sẽ sa xuống và thấp hơn mức cho phép. Mí mắt sẽ khiến con ngươi bị che khuất một phần hoặc có thể là hoàn toàn. Điều này làm tầm nhìn bị giảm và ảnh hưởng lớn đến thị lực. Do vậy, sụp mí bẩm sinh được coi như một khiếm khuyết có tác động lớn đến thị lực lâu dài.

1.2. Người cao tuổi có nguy cơ bị sụp mí mắt

Khi chúng ta bắt đầu lão hóa, da chảy xệ và sụp mí mắt cũng có thể xảy đến. Đây được gọi là tình trạng da thừa trên mí mắt. Nếu người cao tuổi mắc phải hội chứng thừa cân béo phì hay da khô thì sẽ tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng sụp mí mắt.

Thêm vào đó, sự hao hụt dinh dưỡng cũng như tính đàn hồi của da không được như khi trẻ. Vì thế, khi lớn tuổi nếu không bổ sung collagen thì da sẽ nhanh chóng suy yếu, dẫn đến tình trạng giảm trương lực cơ mí.

1.3. Sụp mí mắt do phẫu thuật xâm lấn thất bại

Đôi mắt là điểm nhấn trên khuôn mặt. Do vậy, nó khá được quan tâm và chăm chút để đảm bảo gương mặt sẽ hài hòa cũng như sắc nét hơn. Tuy nhiên, điều này lại vô tình gây hại cho chính phái đẹp.

Mong muốn đôi mắt đẹp long lanh mà lạm dụng thẩm mỹ là điều không nên. Các phương pháp thẩm mỹ cũ, kỹ thuật còn yếu kém dẫn đến việc thất bại hay gây ra tình trạng giảm trương lực cơ mí xảy ra.

Bản chất của phương pháp thẩm mỹ cũ chính là lấy đi phần mỡ thừa và da thừa vùng mắt. Tuy nhiên, khi thẩm mỹ không được chăm sóc và thực hiện cẩn thận, vùng mắt tổn thương sẽ xảy ra nhanh chóng.

Từ đó, tình trạng sụp mí mắt không chỉ gây mất cảm quan cho khuôn mặt mà còn gây nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài.

2. Cách khắc phục sụp mí mắt hiệu quả ít nguy hại

Nâng mí cho người bị sụp mí mắt được khuyến khích thực hiện sớm nhất sau khi phát hiện. Hiện nay, với sự phát triển của y học cùng máy móc hiện đại, phẫu thuật nâng mí mắt là cách khắc phục sụp mí mắt hiệu quả nhất, diễn ra rất dễ dàng, không phức tạp.

Nguyên nhân mắt sụp mí

Thực hiện các phẫu thuật thẩm mĩ giúp giảm tình trạng sụt mí mắt

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe có phù hợp để phẫu thuật không. Sau đó là đánh giá cấp độ, phân loại sụp mí mắt để có phác đồ và phương án phù hợp nhất. Đa số các trường hợp nâng mí sẽ được cắt bỏ một vòng mí. Do các chỉ định phẫu thuật khác nhau nên cách chăm sóc cùng thời gian phục hồi cũng khác biệt.

Trong trường hợp bệnh nhân sụp mí mắt do yếu tố di truyền nhiều đời, phẫu thuật cần được kết hợp cắt mí và nâng lại cung mắt. Nếu không thực hiện nâng cung mí sẽ khiến kết quả sau phẫu thuật không cân xứng. Sau khi phẫu thuật nâng mí hoàn tất, các bác sĩ sẽ làm thẩm mỹ cho đường mí để không lộ vết phẫu thuật. Khi hồi phục hoàn toàn, mắt bạn vẫn giữ được vẻ tự nhiên, không gượng ép.

Nếu bệnh nhân sụp mí mắt do da lão hóa, bác sĩ cần đánh giá chính xác vị trí cung mí để xác định trước đó có xuất hiện sụp mí mắt di truyền không. Sau khi các kiểm tra hoàn tất, quá trình nâng mí lại diễn ra. Ở mỗi mức độ của bệnh nhân, phần da và mỡ thừa sẽ được tính toán phù hợp. Sau khi hoàn thiện, mí mắt sẽ bám theo đường mí cũ nhưng được đưa lên cao và căng hơn.

Có một số trường hợp tình trạng bệnh nhân phức tạp hơn, do đó mà bác sĩ cần đánh giá nhận định chi tiết hơn mới có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Nếu mí có độ cao lớn hoặc quá nhỏ sẽ gây ra sự mất cân đối. Do đó, việc xác định chính xác sẽ không gây ảnh hưởng đến nếp mí mới sau phẫu thuật. Đồng thời, khi phẫu thuật bác sĩ cần đảm bảo đôi mắt được tự nhiên và tươi tắn để không khiến người bệnh tự ti, mặc cảm do tiến hành thẩm mỹ chỉnh sửa.

Phương pháp điều trị sụp mí mắt luôn được vận dụng linh hoạt. Do đó, bạn cần đến cơ sở ý tế uy tín để thực hiện nâng mí. Đồng thời, theo sát chỉ định của bác sĩ để tránh các vấn đề sau khi phẫu thuật.

XEM THÊM:

  • Các lựa chọn tốt nhất cho mí mắt sụp, chảy xệ
  • Xuất hiện sẹo ở góc mắt sau khi cắt mí được 2 tháng có điều trị được không?
  • ​​15 lý do khiến mí mắt chảy xệ

Sụp mí mắt là biểu hiện của bệnh gì?

Sụp mi mắt hay còn gọi xệ mí mắt, sự sa xuống của mi mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường do cơ mất khả năng co giãn, đàn hồi hay da mí bị nhão tạo thành những túi mỡ ở trên, hoặc do da nhăn nheo ở khóe mắt và do tổn thương của dây thần kinh số 3 và hội chứng Horner hay các nguyên nhân tại chỗ gồm tổn ...

Mí mắt trên bị sụp phải làm sao?

Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện một đường mổ nhỏ tại vị trí trên của mắt. Sau đó tiến hành điều chỉnh lại vùng cơ bằng cách kéo một phần cơ mi mắt lên cơ trán bằng các nhiên liệu như silicon, farcialata, dây treo sinh học,... Nhờ đó, mí mắt của 2 bên sẽ trở nên đồng đều và cân xứng.

Sụp mí nghĩa là gì?

Sụp mi (blepharoptosis, ptosis, drooping eye) sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường ở tư thế nhìn thẳng. Mi có thể bị sụp với các mức độ khác nhau, 1 bên hoặc cả 2 bên với độ sụp cân xứng hoặc không cân xứng. Tùy theo thời điểm xuất hiện có sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải.

Mí mắt dậy phải làm sao?

Một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách hỗ trợ tối ưu cho việc khắc phục tình trạng sụp mí mắt. Các bạn cần ngủ đủ giấc để giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, da mắt chùng, mỡ thừa nhiều gây sụp nặng hơn. Nên tăng cường bổ sung ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi để giúp mắt khỏe mạnh hơn.