Nguyên nhân sinh vien học yếu môn tiếng anh

Hiện nay, việc học tiếng Anh không còn khó khăn như trước nhưng tại sao người Việt  vẫn gặp nhiều vấn đề khi giao tiếp với người nước ngoài như vậy? Hãy cùng QTS tìm hiểu những nguyên nhân không học tốt tiếng anh của người Việt nhé!

Mục lục

  • 1. Quá chú trọng phần “ngữ pháp”
  • 2. Dễ chán nản
  • 3. Sợ sai khi giao tiếp
  • 4. Học nhiều từ vựng đơn lẻ
  • 5. Học tùy hứng, lúc nào thích thì học

1. Quá chú trọng phần “ngữ pháp”

Phương pháp dạy tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay đều lấy “ngữ pháp” và “từ vựng” làm gốc, trong khi nền tảng cho việc học tiếng Anh hiệu quả lại nằm ở phần “nghe” và “phát âm”.

Nguyên nhân sinh vien học yếu môn tiếng anh

Đơn giản như một đứa bé, để hiểu được tiếng mẹ đẻ thì đứa bé phải thường xuyên tiếp xúc với ngôn ngữ này bằng việc nghe mọi người nói thường ngày và bắt đầu học nói theo. Điều này không cho rằng việc học “ngữ pháp”  và “từ vựng” là sai, nhưng bạn cũng đừng quá chú trọng tới điều đó, trừ phi bạn muốn trở thành một nhà văn chuyên viết bằng tiếng Anh.

Nguyên nhân sinh vien học yếu môn tiếng anh

Nếu bạn học ngữ pháp trước khi học phát âm, thì khi nói chuyện, bạn sẽ liên tiếp mắc lỗi và tạo thành một thói quen  rất “xấu” và cực kì khó sửa. Ngược lại, với một người không học phát âm và luôn nghĩ rằng mình biết hết từ vựng thì sẽ mắc nhiều lỗi trong phát âm mà thông thường sẽ là lỗi không sử dụng các “âm gió” và quên cách phát âm đúng khi nói chuyện. Vì vậy mà học phát âm và từ vựng cần phải kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.

2. Dễ chán nản

Một trong những lý do thường thấy khi học một ngôn ngữ khác ngôn ngữ mẹ đẻ là tâm lý dễ chán nản và bỏ cuộc. Trong một lớp dạy tiếng Anh của một giáo viên nước ngoài, với phương pháp dạy cách phát âm chuẩn trước khi bắt đầu học những cái khác. Thời gian đầu mọi người có vẻ hăng hái, nhưng 2-3 tuần sau thì cảm thấy chán nản và dần bỏ cuộc.

Như đã nói ở phần 1, nếu bạn không học phát âm được thì ước mơ nói chuyện với người nước ngoài chỉ là viễn vông mà thôi. Vì vậy, hãy cố gắng theo đuổi đến cùng các bạn nhé!

3. Sợ sai khi giao tiếp

Môi trường giao tiếp tại trường học ở Việt Nam thường chưa được chú trọng. Thời gian thực hành trên lớp là rất ít, việc học phần nghe, nói chỉ mang tính “đối phó”, dẫn đến việc nhiều bạn hình thành tâm lý sợ nói, sợ sai, sợ giao tiếp bằng tiếng Anh. Mỗi lần nói tiếng Anh thì hay xấu hổ, sợ mình mắc lỗi trong lúc nói và bị người đối diện chê cười. Việc đánh giá kết quả học tập của thầy cô cũng dựa vào điểm số là chủ yếu, học sinh nếu mắc lỗi phát âm sẽ bị điểm thấp mà không được sửa chi tiết, từ đó hình thành tâm lý “im lặng là vàng”.

Chính vì vậy, để giao tiếp được với người nước ngoài thì bạn hãy khắc phục nỗi “sợ tiếng Anh” này ngay nhé.

Khi mới bắt đầu học bạn có thể phát âm chưa chuẩn, còn mắc nhiều lỗi. Và sự thật là đây không chỉ là vấn đề của riêng bạn mà còn của đại đa số người học tiếng Anh tại Việt Nam. Nhưng nếu bạn tự tin vượt qua sự sợ hãi, vứt bỏ tâm lý ngại ngùng và quyết tâm sửa sai thì chắc chắn bạn sẽ thành công.

Mọi suy nghĩ về ngôn ngữ đều diễn ra trong đầu một cách thầm lặng. Tai không mấy khi nghe tiếng Anh, miệng cũng chẳng nói tiếng Anh nhiều cho lắm, tay thì mải mê điền đáp án cho những câu hỏi trong các cuốn sách tiếng Anh… với một niềm tin rằng điểm cao tiếng Anh thông qua các bài kiểm tra trên giấy cũng có nghĩa là mình giỏi tiếng Anh.

Nguyên nhân sinh vien học yếu môn tiếng anh

“Tiếng anh âm thầm” là một trong những lý do tệ hại khiến bạn mãi không thể giỏi tiếng anh

Những cao thủ thuộc trường phái “tiếng Anh âm thầm” này thường khá tự tin rằng tiếng Anh của mình thật tốt, nhưng sự thật là khả năng nghe và nói tiếng Anh của họ khá tệ. Một sự thực hiển nhiên đó là các yêu cầu của bài thi trên giấy gồm các bài tập điền từ, chia động từ, hay đọc hiểu, hoàn toàn khác với việc giao tiếp bằng tiếng Anh trong cuộc sống. Học tiếng anh là để áp dụng chứ không phải để thi nên bạn nên có nhìn nhận đúng đắn để không rơi vào nhóm học “tiếng Anh âm thầm” này.

Một dấu hiệu tích cực rằng, giáo dục hiện nay cũng đang dần thay đổi cách nhìn nhận và giáo dục tiếng Anh theo chiều hướng tương tác phản xạ tiếng Anh nhiều hơn chứ không còn quá chú trọng vào việc học ngữ pháp như ngày trước.

4. Học nhiều từ vựng đơn lẻ

Không ít lần bạn cảm thấy từ vựng tiếng Anh thật khó nhớ, học trước quên sau, học nhiều quên nhiều, học ít quên ít

Nếu bạn học từ bằng cách chép từ ra giấy theo từng từ riêng lẻ mà không viết ra  những cụm từ có chứa từ mới trong bối cảnh cụ thể nào đó, bạn sẽ không hiểu được hết ý nghĩa của từ trong những trường hợp khác nhau vì đơn giản là trong tiếng Anh có quá nhiều từ và một từ có rất  nhiều nghĩa. Sẽ rất khó để bạn nhớ được ý nghĩa của từ trong các trường hợp giao tiếp thông thường.

Việc ghi nhớ tất cả các từ vựng tiếng Anh riêng lẻ có vẻ là điều không thể. Việc học tập theo từng cụm từ sẽ giúp bạn có sự phản xạ nhanh nhạy hơn trong những hoàn cảnh tương tự. Khoa học đã chứng minh phương pháp học tập thông qua hình dung hình ảnh sống động thông qua các cụm từ sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh và dài hạn hơn nữa không chỉ trong tiếng Anh mà trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Mỗi khi làm bài thi, những cao thủ này vẫn bất lực với vấn nạn mà họ luôn gặp phải là luôn có quá nhiều từ mới, cũng như khi đọc hay nghe tiếng Anh họ vẫn luôn thấy từ mới là vấn đề lớn. Và ngay cả khi bài đọc hay bài nghe không có từ mới, việc hiểu rõ những gì mà tài liệu viết hay bài nói luôn là thách thức lớn mà phải mất nhiều thời gian để hiểu, thậm chí suy luận ra nghĩa của câu, nhưng họ cũng không dám tin chắc chắn vào suy luận ngữ nghĩa đó của mình.

5. Học tùy hứng, lúc nào thích thì học

Những cao thủ học tiếng Anh tùy hứng sẽ luôn đặt ra câu hỏi: làm thế nào để tìm thấy hứng thú học tiếng Anh? Và họ mải mê đi tìm hứng thú mà quên đi một sự thật là cảm hứng học tiếng Anh chân chính chỉ sinh ra trong chính quá trình học tập, còn nếu chỉ đi tìm hứng thú bên ngoài thì đó chỉ là những cảm hứng nhất thời và sẽ trôi qua nhanh. Kết quả là người học theo cảm hứng sẽ rất nhanh mất hứng.

Việc học tiếng Anh vì thế mà hay bị gián đoạn giống như dòng cảm hứng lúc có lúc không vậy. Kết quả là những cao thủ theo trường phái “tùy hứng” này sau nhiều năm vẫn mải mê đi tìm cảm hứng. Khẳng định chắc chắn rằng không ai có thể giỏi tiếng Anh chỉ sau dăm bữa, nửa tháng. Bạn cần phải trải qua quá trình học và sử dụng thường xuyên. Một số bạn thất bại khi họ học tiếng Anh không phải vì bạn không có khả năng mà do bạn bỏ cuộc quá sớm.

Nguyên nhân sinh vien học yếu môn tiếng anh

Một số bạn thất bại khi họ học tiếng Anh không phải vì bạn không có khả năng mà do bạn bỏ cuộc quá sớm.

Hãy luôn học tiếng anh bất cứ lúc nào rảnh rỗi.  Để rèn luyện kĩ năng nghe một cách dễ dàng và hứng thú nhất, có thể nghe những bài hát tiếng Anh mà mình thích, nghe tin tức hằng ngày. Còn không thì bạn có thể chuẩn bị một quyển sách tiếng Anh bỏ túi để có thể trau dồi kiến thức mọi lúc mọi nơi. Luôn cố gắng duy trì thói quen học tiếng Anh một cách thường xuyên nhất, dù bận đến đâu cũng đừng bỏ thói quen học tiếng Anh, đừng biện những lí do này kí do kia để lười biếng vì bạn có thể học tiếng Anh bất kì lúc nào.


Nhằm giúp bạn không còn e dè trong giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài thì QTS xin giới thiệu đến bạn khóa học Tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho người mới học.

Khi đến với chương trình QTS English, bạn không những được học tất cả các từ vựng chuyên ngành của mình cũng như các chủ đề xã hội khác, mà còn được trực tiếp trao đổi thắc mắc thông qua các lớp học nói tiếng Anh Online với người nước ngoài 24/7 và các bạn học viên trên toàn thế giới, để cùng học tập và trau đổi kinh nghiệp với nhau.

Hơn hết đó chính là giáo trình của QTS English không chỉ có các chủ đề chuyên ngành mà còn có các chủ đề đời sống, xã hội vô cùng phong phú và vui nhộn cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời, lưu ý rằng mỗi khi học xong chủ đề mà bạn được chọn thì bạn cần làm bài test để được đổi chủ đề mới.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận thêm nhiều ưu đãi từ QTS ngay hôm nay.